Đánh giá thực trạng quy mô vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp về tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng MHB trong thời kỳ hội nhập , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 34 - 41)

1. LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MHB

2.2.1.1. Đánh giá thực trạng quy mô vốn

Tổng nguồn vốn của MHB có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003 –

2008 là 50,66%/năm, trong đó vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn quan trọng của MHB, nhất là trong thời gian đầu mới thành lập. Năm 2002 MHB được cấp bổ sung vốn điều lệ thêm 200 tỷ đồng dưới hình thức trái phiếu Chính phủ đặc biệt, nâng vốn điều lệ của ngân hàng từ 500 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng. Năm 2003, MHB tiếp nhận 12 Cơng ty

Mơ hình hệ thống tổ chức:

HỘI SỞ CHÍNH

VP ĐẠI DIỆN SỞ GIAO DỊCH

CHI NHÁNH Phịng giao dịch GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC P. Kế tốn- ngân quỹ P. Hành chính nhân sự Kiểm tra nội bộ

P. Kinh doanh đối ngoại

P. Nghiệp vụ kinh doanh

P. Nguồn vốn

cạnh đó, MHB đã thực hiện tốt việc trích lập các quỹ và sử dụng các nguồn bổ sung để tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu cho ngân hàng. Một nguồn vốn cũng khá quan trọng đối với MHB là tiếp nhận vốn ủy thác, từ năm 2003 MHB đã ký hợp đồng vay từ Dự án tài chính nơng thơn II của Ngân hàng Thế giới thông qua Sở giao dịch III Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, đây là nguồn vốn có tính ổn định khá cao cho ngân hàng.

S T T

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Vốn chủ sở hữu 848.084 903.825 939.164 1.114.872 1.166.128 Tỷ trọng (%) 10,32 7,13 5,01 4,09 3,16 Tốc độ tăng trưởng (%) 2,97 6,57 4,39 18,71 4,59 2 Vốn huy động 6.630.954 10.612.949 13.793.005 16.495.677 17.608.311 Tỷ trọng 80,67 83,71 72,02 60,58 49,91 Tốc độ tăng trưởng 72,19 60,05 29,96 19,58 6,75 3 Vốn đi vay 152.537 337.767 2.922.237 7.969.996 14.759.875 Tỷ trọng 1,86 2,66 15,97 29,26 41.83 Tốc độ tăng trưởng 181,02 121,43 765,16 172,73 85,19 4 Vốn nhận ủy thác đầu 398.763 529.126 725.342 962.419 927.268 Tỷ trọng 4,85 4,17 2,97 3,54 2.63 Tốc độ tăng trưởng 165,84 32,69 37,08 32,69 -16,86 5 Vốn khác 189.370 293.973 354.549 684.568 815.808 Tỷ trọng 2,30 2,32 1,89 2,53 2.47 Tốc độ tăng trưởng 73,65 55,24 20,61 93,08 29,22 Tổng nguồn vốn 8.219.707 12.677.640 18.734.297 27.227.532 35.277.390 Tốc độ tăng trưởng 64,79 54,23 47,77 45,33 29,57

Đặc biệt, nguồn vốn chủ yếu của MHB là vốn huy động ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Năm 2003 vốn huy động chỉ đạt 3.851 tỷ đồng

và chiếm 77,21% tổng nguồn vốn thì đến năm 2008 đã tăng lên mức 17.608 tỷ đồng,

chiếm 49,91% tổng nguồn vốn . Những con số này đã thể hiện những thành quả rất

đáng thuyết phục trong công tác huy động vốn của MHB, nhất là trong điều kiện MHB là ngân hàng mới thành lập, thương hiệu chưa được quảng bá rộng rãi, chưa được nhiều khách hàng biết đến, lại gặp sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của MHB trong thời gian qua cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng vốn huy động chung của toàn ngành và so với các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.1.2. Đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 2: Số liệu ROA, ROE giai đoạn 2004 – 2008

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

ROA 0,33% 0,43% 0,41% 0,66% 0,14%

ROE 3,03% 5,81% 7,89% 13,01% 4,20%

(Nguồn: Phòng Quản lý Nguồn vốn MHB)

Qua bảng trên cho thấy, khả năng sinh lời của MHB thấp cả về mặt tổng thể và về tỷ suất sinh lời trên vốn. Dù trong những năm qua mức tăng trưởng tài sản của MHB khá cao với mức bình quân đạt trên 50 %/năm, nhưng MHB vẫn chưa tăng được

thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, thu nhập phi lãi suất (chỉ chiếm khoảng 10% thu

nhập), thu nhập của MHB chủ yếu vẫn là từ thu lãi cho vay và hoạt động đầu tư, các hoạt động này lại luôn chứa đựng rủi ro rất lớn, trong đó hoạt động đầu tư từ kinh doanh chứng khoán đã làm cho MHB thua lỗ khi thị trường đi xuống. Đối với các

NHTM hiện đại, nguồn thu từ dịch vụ ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn và ổn định

(Một số đối thủ của MHB cỏ tỷ lện chiếm khoảng 40% tổng thu nhập như Sacombank, ACB…)thì MHB lại ln có tỷ trọng nhỏ. Chính tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ thấp đã hạn chế khả năng sinh lời của MHB, nhất là khi các NHTM chạy đua tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất đầu ra bị NHTW khống chế, nên mức thu nhập lãi ròng ngày càng thấp.

Bảng 3: Số liệu bình quân ROE, ROA của MHB giai đoạn 2004-2008 Chỉ tiêu MHB Trung bình ngành Trung bình khối QD Trung bình khối TMCP ROA (%) 0,39 0,85 0,67 1,12 ROE (%) 6,79 12,60 7,25 16,50

(Nguồn: Phịng QLNV - MHB và trích số liệu phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng từ www.eps.com.vn)

Qua bảng trên, cho thấy bình quân ROA và ROE giai đoạn 2004 – 2008 của

MHB thấp hơn nhiều so với trung bình ngành, phân tích cho thấy nguyên nhân là do MHB đang trong giai đoạn đầu tư cho công tác đào tạo và hiện đại hóa ngân hàng chuẩn bị cho việc cổ phần hóa vì vậy chi phí cho cơng tác trong thời gian này là rất lớn, bên cạnh đó việc trang bị cơ sở vật chất ban đầu cho các chi nhánh mới thành lập cũng chiếm một phần chi phí khá cao trong khi nguồn vốn của MHB thì có hạn.

Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ này có xu hướng tăng dần qua các năm, tăng đáng

kể ở năm 2007 nhưng đến năm 2008, do tác động khủng hoảng tài chính thế giới và

các khó khăn gặp phải của ngành ngân hàng Việt Nam, đã làm cho tỷ lệ này giảm rất thấp và MHB cần đưa các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động từ đó mới nâng cao được khả năng cạnh tranh được với các NHTM khác

2.2.1.3. Đánh giá mức độ an toàn vốn của ngân hàng

Trong điều kiện hiện nay, hầu hết các NHTM Nhà nước đều có tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu thấp (bình qn từ 5 – 6%), chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế thì hệ số CAR của MHB đã đạt khá cao, thể hiện mức độ an toàn về vốn của MHB cao. Nguyên nhân cơ bản là do MHB mới thành lập và đi vào hoạt động hơn 8 năm, tài sản Có rủi ro của MHB chưa nhiều.

Có thể nói đứng trên phương diện an toàn vốn, MHB là một ngân hàng bền vững và cơ sở vốn hiện tại đủ để đảm bảo ngân hàng tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian

tới. Hệ số an toàn vốn đã điều chỉnh theo mức độ rủi ro (hệ số CAR) cao hơn so với

quy định 8% theo Hiệp ước Basel và tương đương với các ngân hàng trong khu vực (Singapore 18,2; Hong Kong 15,6; Malaysia 15,3; Thái Lan 12,2).

Tuy nhiên, năm 2008 do bị tác động bởi cuộc khủng hoảng n ên hệ số Car giảm xuống còn 9,33 nhưng vẫn cao hơn mức 8%.

Bảng 4: Xác định hệ số CAR của MHB

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Vốn chủ sở hữu 823.655 848.084 903.825 939.164 1.114.872 1.166.128 Tài sản Có iều chỉnh theo mức ộ rủi ro 4.980.601 5.920.605 6.995.548 8.370.445 10.940.844 12.498.692 Hệ số CAR 16,54 14,32 12,92 11,22 10,19 9,33 Tổng vốn huy động 3.850.988 6.630.954 10.612.949 13.793.005 16.495.677 17.608.311 Nguồn: Phòng Nguồn vốn - MHB

Tuy nhiên hệ số này đang có xu hướng giảm dần qua các năm, có nghĩa là tài sản Có rủi ro của MHB có tốc độ tăng nhanh hơn so với vốn chủ sở hữu và theo tính tốn của ngân hàng, nếu vẫn giữ nguyên các tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì đến

năm 2010 MHB sẽ bắt đầu thiếu vốn (hệ số CAR < 8%). Sắp tới, khi MHB được cổ

phần hóa cần phải phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, cải thiện tỷ lệ an toàn vốn cho ngân hàng.Mức giới hạn huy động vốn của MHB vẫn còn trong phạm vi quy định của Nhà nước (<20 lần vốn tự có). Điều này khiến cho người gửi tiền an tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên, MHB cũng cần cấp thêm vốn điều lệ hoặc nhanh chóng cổ phần hóa để tăng quy mơ vốn huy động của MHB trong tương lai.

2.2.1.4. Đánh giá chất lượng tín dụng của MHB

Việc phân loại nợ của MHB được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành "Quy định về

việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt

động ngân hàng của tổ chức tín dụng", thực trạng về chất lượng tín dụng được đáng giá dựa trên cơ sở phân loại nợ của MHB như sau:

Bảng 5: Chất lượng hoạt động tín dụng của MHB

(Đơn vị: triệu VNĐ)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng dư nợ 5.968.281 8.436.973 10.113.433 13.604.999 16.112.072

Các khoản NQH 108.943 207.751 291.325 261.085 288.321

Tỷ lệ dư nợ gốc quá hạn trên

Các khoản Nợ xấu 234.432 316.627 279.300 411.713 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

(theo Quyết định 493)

Chưa áp

dụng 2,78% 3,13% 2,05% 2,56%

(Nguồn: Phịng Tín dụng MHB)

Như vậy, nếu theo tiêu chí phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN,

nợ xấu của MHB đến 31/12/2008 (bao gồm nợ được phân loại từ nhóm 3 trở lên) là

412 tỷ đồng, chiếm 2,05% tổng dư nợ; nợ quá hạn đến thời điểm 31/12/2007 là 261 tỷ đồng, chiếm 1,79%/tổng dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2008 có xu hướng giảm (0.13%) so với năm 2007 và nằm trong giới hạn cho phép của ngân hàng

nhà nước Việt Nam (<5%). Điều này cho thấy MHB rất chú trọng đến chất lượng tín

dụng, chú trọng lựa chọn khách hàng và dự án để cho vay có hiệu quả, đảm bảo chất lượng tín dụng gắn liền với tăng trưởng, nhằm hạn chế nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

2.2.1.5 Đánh giá chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào

Đối với Ngân hàng MHB, thu nhập chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 95% là từ

hoạt động cho vay và đầu tư thì chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào sẽ quyết định đến hiệu quả hoạt động của MHB. Để phân tích, hiện nay MHB vẫn sử dụng chủ yếu phương pháp chi phí bình qn.

Bảng 6: Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra của MHB

Đơn vị tính: VND %/tháng; USD %/năm

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chỉ tiêu

VND USD VND USD VND USD VND USD VND USD VND USD

(1) Lãi suất đầu vào bình quân 0,692 2,186 0,721 2,584 0,723 3,216 0,752 4,218 0,793 4,534 0,896 4,722 (2) Lãi suất đầu ra bình quân 0,956 3,693 0,959 3,679 0,972 4,243 0,993 5,133 1,051 5,525 1,122 5,723 Chênh lệch (2) - (1) 0,264 1,507 0,238 1,095 0,249 1,027 0,241 0,915 0,258 0,991 0,226 1,001 Nguồn: Phịng Nguồn vốn - MHB

Trong đó: Lãi suất bình quân đầu vào được xác định theo cơng thức tính tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí đã trình bày ở chương I.

Lãi suất bình quân đầu ra là tỷ lệ giữa tổng lãi phải thu theo cam kết chia cho tổng tài sản có sinh lời bình qn.

Quan sát bảng số liệu, ta thấy chi phí bình qn cho nguồn vốn huy động mặc dù có tăng lên qua các năm nhưng ngân hàng vẫn duy trì được mức chênh lệch lãi suất dương. Năm 2008 độ chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra giảm hơn so với các năm trước là do tình hình kinh tế - xã hội trong nước có nhiều khó khăn, có những diễn biến phức tạp khơng có lợi cho hoạt động ngân hàng: dịch cúm gia cầm phát sinh và tái phát gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao và kéo dài (trên 20% so với năm trước). Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước quyết tâm giảm nhiệt cho nền kinh tế, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua việc giảm đầu tư, giảm phương tiện thanh toán, tăng dự trữ bắt buộc... làm cho lượng tiền trong xã hội

giảm xuống, lãi suất huy động luôn đứng ở mức cao, các NHTM điều chỉnh tăng lãi

suất và áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng, trong khi đó tốc độ giải ngân tín dụng chậm lại, lãi suất cho vay có tăng nhưng khơng đáng kể do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khá gay gắt. Sang năm 2008, tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực hơn khi Việt Nam đang chịu tác động từ cuộc khung hoảng kinh tế thế giới mà xuất phát điểm là từ các Ngân hàng Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng trong nước vẫn liên tục tăng, tỷ giá ngoại tệ biến động không ngừng và NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt làm ảnh hưởng

rất lớn đến tình hình huy động vốn của các ngân hàng nói chung và MHB nói riêng,

trong khi nhu cầu vay vốn của thị trường vẫn khá cao tạo nên sức ép tăng lãi suất

ngày càng lớn và do vậy, độ chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra tuy có diễn tiến tốt

hơn nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu đặt ra (+0,3% đối với VND).

Hiện nay MHB có tỷ trọng nguồn vốn huy động từ thị trường 2 khá cao, nguồn

vốn này thường có lãi suất cao hơn so với các nguồn khác, đây cũng là nguyên nhân

làm cho chi phí đầu vào bình qn của vốn huy động tăng lên. Trong khi đó, nguồn tiền gửi của các TCKT và dân cư thường có lãi suất thấp hơn lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ, MHB đang tích cực tăng cường các tiện ích cho khách hàng nhằm tăng tỷ trọng nguồn vốn này lên, ổn định số dư để giảm lãi suất bình quân đầu vào, gia tăng độ chênh lệch lãi suất, đem lại lợi nhuận ngày càng tăng cho ngân hàng.

đảm bảo độ linh hoạt của lãi suất cũng như khả năng thu hút khách hàng và cạnh tranh

với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, MHB cũng thường xuyên điều chỉnh các mức

phí gửi tiền thanh tốn, phí thấu chi, phí nhận, gửi vốn điều hoà phù hợp, coi đây là cơng cụ để điều hành nguồn vốn trong tồn hệ thống và đã phát huy hiệu quả tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp về tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng MHB trong thời kỳ hội nhập , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)