Thực trạng và kết quả phát triển các sản phẩm dịch vụ của MHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp về tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng MHB trong thời kỳ hội nhập , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44 - 45)

1. LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MHB

2.2.3.1. Thực trạng và kết quả phát triển các sản phẩm dịch vụ của MHB

2.2.3.1.1. Đối với dịch vụ huy động tiền gửi:

Đây là một trong dịch vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại, trong thời gian qua dịch vụ này tiếp tục tăng trưởng và phát triển, với hoạt động chủ yếu là huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. MHB đã áp dụng nhiều hình thức huy động đa dạng như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích góp, tiết kiệm dự thưởng … với các mức lãi suất linh hoạt phù hợp, với các hình thức và thời gian gửi tiền đa dạng để khách hàng có nhiều sự lựa chọn.

Tuy nhiên, trong phát triển dịch vụ huy động vốn của MHB vẫn còn những tồn tại đáng kể cần được khắc phục, cụ thể:

- So với các ngân hàng khác thì chi phí huy động tiền gửi của MHB cịn thấp, do đó sẽ dẫn đến cạnh tranh về huy động vốn gay gắt; tuy nhiên từ hạn chế này địi hỏi MHB phải có chính sách khách hàng hợp lý, linh hoạt trong kinh doanh để thu hút khách hàng đồng thời sử dụng nguồn vốn có hiệu quả ...

- Trong dịch vụ tạo vốn, MHB chưa phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khốn để bổ sung vốn tự có. .

- Thị trường tiền tệ phát triển chưa cao: Việc mua bán các giấy tờ có giá là nghiệp vụ thông thường và phổ biến đối với các NHTM trên thị trường thế giới, đây là nghiệp vụ cho phép các NHTM nâng cao tỷ suất của vốn sinh lời và hõ trợ nhau trên thị trường vốn. Trong khi đó sự phát triển hoạt động nghiệp vụ này của các

NHTM cịn hạn chế, chính vì lẽ đó làm hạn chế khả năng khai thác và sử dụng vốn

của MHB, hạn chế hiệu quả sử dụng vốn.

2.2.3.1.2. Đối với dịch vụ đầu tư, tín dụng:

Ngồi các dịch vụ truyền thống như: cho vay thông thường, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay đầu tư trung dài hạn để đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, xã hội, y tế, giáo dục, cho vay kinh doanh chứng khoán,

cho vay thanh toán mua bán địa ốc … thì một tỷ lệ vốn nhất định đã được MHB sử

dụng để đầu tư vào tín, trái phiếu chính phủ; trái phiếu đô thị; quỹ đầu tư; đầu tư vào các công ty cổ phần, (chiếm khoảng 30 - 40% trên tổng dư nợ tín dụng).

Bên cạnh đó, MHB vẫn còn những mặt hạn chế, tồn tại trong họat động đầu tư, tín dụng, cụ thể là dịch vụ chiết khấu giấy tờ có giá; chiết khấu thương phiếu chưa phát triển. Có thể thấy đây là một dịch vụ rất đặc trưng của ngân hàng đối với khách

hàng - là hình thức tín dụng rất phổ biến mà các ngân hàng trên thế giới đang thực

hiện. Tuy nhiên đối với các ngân hàng trong nước nói chung và MHB nói riêng, việc thực hiện, phát triển hình thức tín dụng này cịn hạn chế. Sở dĩ như vậy vì hiện nay chưa có những văn bản pháp lý đầy đủ để thương phiếu lưu thông, nên các ngân hàng không thể chiết khấu thương phiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp về tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng MHB trong thời kỳ hội nhập , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)