3.1 .Các giải pháp về tài chính
3.1.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động
3.2.2.1 Sử dụng chính sách lãi suất huy động, lãi suất cho vay hợp lý để nâng
cao năng lực tài chính của MHB
Trong điều kiện cạnh tranh của thị trường, lãi suất huy động, lãi suất cho vay có
vai trị quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Việc tăng hay
giảm lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của các NHTM tùy thuộc vào chiến lược
kinh doanh của mỗi ngân hàng. Bên cạnh việc phải bù đắp mọi chi phí hoạt động, lãi
suất huy động của ngân hàng đưa ra cần phải phản ánh đúng quan hệ cung cầu về tiền tệ trên thị trường, theo sát chỉ số biến động của lạm phát và phải có tính cạnh tranh thị trường. Các NHTM sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như mộ công cụ quan trọng trong
việc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn. Sự lên xuống bất thường của lãi suất
trong việc kinh doanh theo cơ chế thị trường là tất nhiên và là rủi ro có nguy cơ cao, khó lường trước. Do vậy, lãi suất huy động vốn của ngân hàng cần phải đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng, thông thường được xác định tối thiểu như sau:
Lãi suất huy động = Lãi suất thực + % Lạm phát
MHB cũng cần có chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp trong từng thời kỳ,
từng địa bàn nơi ngân hàng đặt điểm giao dịch theo hướng nơi nào có tiềm năng huy
động được nhiều vốn hơn thì áp dụng lãi suất cao hơn; nghiên cứu đưa phương pháp xác định chi phí vốn biên tế và chi phí vốn hỗn hợp để tính tốn lãi suất huy động từng loại vốn cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng và hấp dẫn khách hàng.
Về mức lãi suất cho vay, với quy định của Chính phủ kiểm sốt và khống chế mức lãi suất đầu cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Nhà nước công bố từng thời kỳ (hiện nay là 7%) Ngân hàng cần có những giải pháp thích hợp như cơ cấu các khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn phù hợp, tìm các nguồn vốn rẻ trên thị trường (như nguồn vốn thanh toán của Doanh nghiệp bằng cách gắn việc cho vay với việc thanh toán qua Ngân hàng)...
3.2.2.2 Tối ưu hoá lãi suất tiết kiệm, phát triển các dịch vụ thanh toán và các
sản phẩm thanh toán nhằm giảm chi phí vốn đầu vào
MHB nên áp dụng hệ thống lãi suất tiết kiệm theo nhiều bậc để thu hút các
khách hàng với lượng tiền gửi lớn, đồng thời có thể giảm chi phí vốn đối với các tài
khoản tiền gửi có số dư thấp; khuyến khích khách hàng gửi tiền tham gia vào các đợt tiến kiệm dự thưởng và đưa ra cơ chế lãi suất cao hơn cho các khoản tiền gửi có kỳ
hạn dài; phát triển các sản phẩm thanh toán và quản lý vốn, dịch vụ thẻ để thu hút
khách hàng mở tài khoản tại MHB và sử dụng số dư trên các tài khoản này nhằm giảm chi phí vốn, tăng độ ổn định của nguồn vốn. Tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách tăng tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ, tăng tỷ lệ bán chéo dịch vụ và sản phẩm, tăng khả năng sinh lời thơng qua việc tối ưu hố cơ cấu tài sản và công nợ, áp dụng hệ thống
xác định lãi suất và phí dịch vụ phù hợp đảm bảo bù đắp rủi ro và chi phí hoạt động
và có tích luỹ. Công tác huy động vốn ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển và lợi
nhuận của MHB, với mức chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra ngày càng thu hẹp như
hiện nay thì ngân hàng khó có thể thu hút thêm khách hàng tiền gửi mới bằng việc đưa ra mức lãi suất huy động cao hơn. Để tránh tình trạng cạnh tranh về lãi suất huy động dẫn đến việc đẩy lãi suất lên cao, MHB cần cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ của các chi nhánh cũng như toàn hệ thống để thu hút khách hàng gửi tiền vào MHB.
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro
Đối với Ngân hàng MHB, lợi nhuận chủ yếu mang lại vẫn là từ hoạt động cho vay, nên ROA, ROE của MHB phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tín dụng vì vậy cần tập trung nguồn lực nhằm hạn chế rủi ro và từng bước nâng cao được chất lượng tín dụng. Các giải pháp chủ yếu:
- Ban hành quy chế xếp hạng tín dụng áp dụng cho toàn hệ thống, việc xếp hạng tín dụng là cơ sở để các chi nhánh trong toàn hệ thống xem xét cung cấp tín dụng cho khách hàng vay vốn.
- Tổ chức thường xuyên các lớp về thẩm định dự án đầu tư, phân tích tình hình tài chính cho Cán bộ tín dụng trong hệ thống thông qua việc hợp tác với các Trường Đại học mời các giảng viên có kinh nghiệm, có uy tín để giảng dạy
- Triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thẩm định cho vay,
đặc biệt phải truy cứu và cung cấp đầy đủ thơng tin chương trình CIC của Ngân hàng Nhà nước trước, trong và sau khi cho vay
- Tổ chức cơ cầu lại phòng kinh doanh tại các chi nhánh, tách biệt làm 3 bộ phận tín dụng: bộ phận thẩm định, bộ phận chăm sóc khách hàng và bộ phận hỗ trợ tín dụng để chun mơn hóa cơng tác tín dụng.
- Có chế độ đãi ngộ và chế tài xử phạt đối với cán bộ tín dụng để khuyến khích, động viên Cán bộ tín dụng lám tốt và xử lý Cán bộ nhũng nhiễu hoặc có tỷ lệ nợ quá hạn cao.
3.1.3. Giải pháp về phát triển dịch vụ ngân hàng: Phát triển các sản phẩm,
dịch vụ sẽ mở ra cơ hội cho MHB có được thu nhập cao hơn từ khoản thu nhập về
dịch vụ, hiện đang chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của MHB, từ đó nâng cao được năng lực tài chính của MHB đồng thời giảm được rủi ro từ hoạt động tín dụng, các giải pháp cụ thể như sau:
3.1.3.1. Nhóm sản phẩm truyền thống:
Về huy động vốn: Xây dựng và cơ cấu lại danh mục sản phẩm, dịch vụ theo
nhóm khách hàng, khu vực, độ tuổi… để đảm bảo thu hút khách hàng mới và luôn
thoả mãn khách hàng cũ. Xây dựng những nhóm sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm tín dụng tạo thành những gói sản phẩm cho khách hàng SME.
Về đầu tư tài chính – tín dụng: Tăng cường huy động vốn từ phát hành giấy tờ
có giá, các hợp đồng nhận vốn với các TCTD, định chế tài chính khác, mở rộng giao dịch thị trường mở, nghiệp vụ Repo, cầm cố… Tiếp tục đàm phán với các đối tác tác để tăng hạn mức giao dịch và mở rộng thêm giao dịch với các đối tác mới.
Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các dịch vụ truyền thống hiện có. Trên cơ sở phân tích đánh giá những tồn tại, hạn chế của các dịch vụ trong giai đoạn I để
từ đó các ngân hàng tuỳ tình hình thực tế xây dựng các giải pháp nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng tốt nhất, tiện ích nhất để nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh.
3.1.3.2. Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới:
Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, thực hiện các dịch vụ ngân hàng điện tử home banking, internet banking, ebanking,…thẻ ATM,…nhằm phục vụ cho khách hàng 24/24, từ đó giảm được việc phát triển các chi nhánh tốn kém trong việc xây dựng trụ sở và lãng phí trong sử dụng lao động. Nâng cao chất lượng huy động vốn bằng cách cải tiến cung cách phục vụ khách hàng như: niềm nở đón tiếp khách hàng, nhã nhặn trong tiếp xúc với khách hàng và phải chuyên nghiệp để đáp ứng những yêu cầu cũng như trả lời thắc mắc của khách hàng. Bố trí thực hiện thêm giờ hành chính để thuận tiện cho khách hàng giao dịch với MHB. Thực hiện phương pháp giao dịch một cửa, khách hàng có thể giao dịch với MHB ở bất kỳ địa điểm nào, bất kỳ nhân viên giao dịch nào.
Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ theo hướng phát
triển thương hiệu và xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng văn minh – hiện đại,
bằng cách đẩy mạnh các hoạt động marketing, tuyên truyền, quảng cáo dịch vụ ngân hàng trên thị trường đến khách hàng .
Thơng qua các hình thức dịch vụ này nhằm tập trung khai thác để các nguồn
nội lực trong nước và thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở phát triển dịch vụ ngân hàng, MHB sẽ phát triển một số dịch vụ tài chính liên quan như: dịch vụ môi giới và tư vấn tài chính, dịch vụ giữ hộ và quản lý hộ tài chính; dịch vụ bảo hiểm ...
Xây dựng và phát triển mạng lưới kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả. Tiếp cận và đảm bảo mọi nhu cầu tốt nhất cho khách hàng.
3.2. Các giải pháp phụ trợ:
3.2.1. Giải pháp về phát triển công nghệ:
Hiện nay, MHB chưa triển khai ứng dụng cơng nghệ mới là do vốn ít, khả năng xây dựng quy trình nghiệp vụ còn yếu, nhân lực công nghệ thông tin rất hạn chế,
cách lập dự án một cách bài bản và chi tiết, từ đó xác định những cơng việc nào có thể
chuẩn bị hay thực hiện trước, khơng nên chờ đến khi có đủ kinh phí mới thực hiện
đồng loạt từ đầu. Nếu chuẩn bị tốt trên cơ sở kế hoạch chi tiết thì sẽ rút ngắn thời gian thực hiện rất nhiều, mặt khác cũng giảm nhiều chi phí.
Phát triển cơng nghệ ngân hàng theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, xây
dựng và tổ chức hệ thống mạng máy tính hiện đại trong toàn hệ thống phục vụ cho
hoạt động dịch vụ thanh toán cũng như phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng đảm bảo nhanh chóng, chính xác, kịp thời, an toàn và hiệu quả. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đưa hệ thống thanh toán bù trừ điện tử vào vận hành chính thức, thay thế hình thức trao đổi trực tiếp chứng từ giấy.
3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực:
Cùng với các nguồn lực khác, trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với họat động kinh doanh ngân hàng, có tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Theo đó một đội ngũ các nhà quản trị giỏi sẽ đề ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn, cùng với đội ngũ nhân viên lành nghề,
giỏi chun mơn nghiệp vụ, có năng lực thích nghi sẽ là nguồn lực to lớn đảm bảo
cho các NHTM phát triển bền vững nhờ tránh được tránh được những sai sót trong
kinh doanh, hạn chế rủi ro, thu hút khách hàng và do đó sẽ đạt được hiệu quả trong
kinh doanh. Với ý nghĩa đó, trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng nguyên nhân lực của MHB, đề tài đưa ra một số giải pháp về nguồn nhân lực như sau:
- Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục chủ động tổ chức các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao trình độ, bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên theo từng u cầu, mục đích cụ thể thơng qua các chương trình đào tạo, tập huấn ngắn ngày. Đặc biệt phát huy phương pháp đào tạo mà một số tổ chức tín dụng cổ phần đã và đang tổ chức thực hiện như: tổ chức hội thảo khoa học có mời các chun gia nước ngồi tham dự để trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm trên các lĩnh vực như thanh toán quốc tế, về dịch vụ thẻ, về kinh doanh ngoại hối, về kinh doanh địa ốc; ...
- Mỗi tổ chức tín dụng cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn. Đưa cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài, liên kết trường đại học đào tạo, đặt
hàng đào tạo. Quan tâm đúng mức đến đạo đức nghề nghiệp, xem đây là tiêu chuẩn
hàng đầu trong tuyển chọn, quy họach, bổ nhiệm.
- Nâng cao trình độ quản trị, điều hành, trình độ tổ chức và xây dựng bộ máy
hoạt động khoa học hiệu quả. Đảm bảo bố trí sắp xếp cán bộ đúng người đúng việc,
phát huy khả năng và phẩm chất đạo đức của mỗi người, nâng cao năng suất và hiệu
quả làm việc, tạo động lực thúc đẩy phát triển trong toàn đơn vị. Giải pháp này, thể
hiện đầy đủ nghệ thuật sử dụng con người. Bên cạnh đó sử dụng lợi ích kinh tế làm
địn bẩy khuyến khích cán bộ cơng nhân viên tự học, tự nâng cao trình độ, phát huy hết năng lực để làm việc hiệu quả, trách nhiệm đối với công việc được giao.
- Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết nhằm phát huy các nguồn ngoại lực. Giải pháp này đặc biệt phù hợp với các NHTM thông qua các cổ đơng nước ngồi có thể học tập được kinh nghiệm về quản lý, về đào tạo, về hoạt động nghiệp vụ
và là điều kiện tốt để người lao động phấn đấu khơng ngừng đảm bảo cho mình một
chỗ làm việc ổn định bằng chính khả năng, năng lực bản thân.
- Để thực hiện chủ động những giải pháp trên, từng đơn vị cần tăng cường hơn
nữa nguồn lực tài chính để chủ động trong việc triển khai chiến lược và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực.
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC:
3.3.1 Về cơ chế chính sách
- Đổi mới điều hành chính sách lãi suất: Hiện nay về cơ bản, lãi suất đã được
tự do hoá, tuy nhiên, khả năng can thiệp để điều chỉnh lãi suất bằng các công cụ gián tiếp, thông qua nghiệp vụ thị trường mở của NHNN là rất hạn chế. Do đó, khi lãi suất huy động bị đẩy lên quá cao như thời gian gần đây sẽ gây khó khăn trong cơng tác huy động vốn, nhất là vốn trung và dài hạn của hệ thống NHTM. Vì vậy, NHNN cần có các giải pháp hồn thiện các cơng cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, điều chỉnh lãi suất tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn của các NHTM. Nên tiến tới xóa bỏ việc quy định trần lãi suất đối với tiền gửi bằng USD của pháp nhân. Việc duy trì lãi suất cơ bản như hiện nay là không cần thiết, NHNN cần
nghiên cứu để ban hành chính thức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng (VNIBOR), coi đây là lãi suất chủ đạo tạo cơ sở điều hành lãi suất trên thị trường.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa các giao dịch
vãng lai và kiểm sốt có chọn lọc các giao dịch về vốn. Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa có kiểm sốt, từng bước giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước tiến tới hình thành tỷ giá hối đoái theo quy luật cung cầu.
- Chỉnh sửa những quy định về huy động vốn tiết kiệm, phát hành giấy tờ có
giá theo hướng tăng tính thanh khoản cho các khoản tiền gửi, trên cơ sở đó tạo điều
kiện cho thị trường vốn phát triển. Hoàn thiện các văn bản pháp quy tạo khuôn khổ
pháp lý để phát triển thị trường tiền tệ, phát triển thị trường thứ cấp, nâng cao khả năng thanh tốn của các cơng cụ trên thị trường tiền tệ.
- Hoàn thiện các qui định về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong
nước theo lộ trình tự do hố thương mại dịch vụ tài chính và mở cửa thị trường tài
chính của các cam kết song phương và đa phương, đặc biệt là cam kết khi gia nhập
WTO. Tiếp tục định hướng cho các TCTD phát triển các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo cho các TCTD đầu tư