THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đồng nai đến năm 2020 (Trang 45 - 49)

ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN ĐỒNG NAI

2.2.1. Thành tựu

Trong quá trình thu hút vốn đầu tư vào các KCN, Đồng Nai đã gặt hái được những thành tưu sau:

• Đồng Nai là tỉnh có số KCN cũng như diện tích KCN cao nhất nước, chiếm gần 14,0% số KCN và 16,3% diện tích đất các KCN của cả nước. Đây là lợi thế so

với các địa phương khác để Đồng Nai thu hút các dự án lớn. Các công ty kinh doanh hạ tầng đã đầu tư khoảng 254,69 triệu USD để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật KCN như hệ thống điện, nước, thông tin, giao thông... tạo thuận lợi trong việc thu hút đầu tư.

• Tốc độ thu hút vốn đầu tư vào các KCN Đồng Nai đang có xu hướng gia tăng và là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư vào các KCN với 9.754 triệu USD trong khi một số tỉnh lân cận như Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu là 2 địa phương có mơi trường đầu tư tương đối

tương đồng với Đồng Nai lại thu hút được lượng vốn khá thấp mặc dù 2 địa phương này vẫn xếp thứ 2 và thứ 3 so với cả nước.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu thu hút vốn đầu tư vào các KCN tại một số địa phương

6475

5030

9754 13491

Đồng Nai Bình Dương Bà rịa - Vũng tàu Cịn lại

• Quy mơ dự án đầu tư vào các KCN Đồng Nai khá lớn và đang có xu hướng gia tăng thể hiện khà năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư (trung bình 1 dự án đầu tư vào các KCN Đồng Nai là 10,15 triệu USD, Bình Dương là 6,72 triệu USD). Đã có những dự án lớn có tác dụng kích thích các dự án khác cùng phát triển như: Formosa 691,2 triệu USD, Hualon Việt Nam 477,1 triệu USD, Fujitsu 198,8 triệu USD...

• Đã có 32 Quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN Đồng Nai cho thấy thị trường thu hút đầu tư của Đồng Nai là khá rộng.

• Trong quá trình thu hút vốn đầu tư vào KCN đã góp phần quan trọng trong việc quy hoạch, hình thành và phát triển khu đơ thị, khu dân cư trên địa bàn vì quy hoạch khu dân cư là bộ phận gắn liền với quy hoạch KCN. Hệ thống lưới điện

bộ, mạng lưới bưu chính – viễn thông từ chỗ lạc hậu về kỹ thuật, nghèo nàn về dịch vụ đến nay đã thay đổi cơ bản. Hệ thống giao thông phát triển nhanh, liên hồn, thơng suốt.

2.2.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình thu hút đầu tư, Đồng Nai cũng cịn những hạn chế sau:

• Các KCN Đồng Nai chủ yếu tập trung ở những địa bàn thuận lợi đầu tư như thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom trong khi các huyện phía Bắc của tỉnh như huyện Gia Kiệm, Xuân Lộc, Định Quán đang cần thu hút đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế lại ít KCN.

• Trong số 25 KCN đã thành lập và đi vào hoạt động chỉ có 8 KCN đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các KCN còn lại đang xây dựng hoặc chưa xây dựng nên doanh nghiệp phải tự xử lý dẫn đến nhiều doanh nghiệp vi phạm Luật bảo vệ môi trường.

• Mặc dù là tỉnh đứng đầu cả nước trong thu hút vốn FDI vào các KCN, tuy nhiên lượng vốn thu hút vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh như: tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh duy trì ở mức cao, tiềm năng du lịch, vui chơi giải trí, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, mạng lưới KCN... Nếu khơng có những chính sách mang tính đột phá thì trong vài năm tới lượng vốn FDI đầu tư vào các tỉnh thành khác sẽ vượt Đồng Nai.

• Trong số 32 Quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN Đồng Nai phần lớn các dự án đến từ các nước Châu Á. Các nước đến từ Châu Âu, Châu Mỹ là những nước có tiềm năng lớn về vốn và cơng nghệ, có năng lực cạnh tranh và trình độ quản lý tốt, có thị phần lớn và ổn định trên thế giới lại chiếm tỷ lệ thấp.

• Các dự án đầu tư vào KCN chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực có khả năng thu lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh như ngành giày da, may mặc là ngành cần nhiều lao động, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

• Thời gian qua tỉnh chưa đặt ra việc lựa chọn dự án đầu tư, ngoại trừ một vài loại dự án cần hạn chế đầu tư do ảnh hưởng đến an ninh, quốc phịng, văn hóa...

• Các dịch vụ phục vụ KCN chưa phát triển đồng bộ, đào tạo chưa gắn kết với nhu cầu, đình cơng có xu hướng gia tăng.

• Mặc dù có nhiều tiến bộ trong phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng nhìn tổng thể, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên tồn tỉnh vẫn cịn nhiều bất cập cần khắc phục như: chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật; vốn đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật thường rất lớn nên việc bố trí đủ vốn để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật là khó khăn; tỷ lệ đất dành cho giao thơng thấp; tình trạng ngập úng trong mùa mưa, nguồn nước thải ô nhiễm xả thẳng vào các nguồn nước vẫn là hiện tượng phổ biến nhất là nước thải từ các KCN, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm

Chú trọng vào các dịch vụ sau đầu tư như: khả năng cung cấp điện, nước, bưu chính - viễn thông, khả năng cung cấp nguồn nhân lực, xử lý chất thải, nước thải công nghiệp… đến các dịch vụ phục vụ khác như: xe buýt đưa rước công nhân, nhà trọ cho công nhân, hải quan, công an KCN… là yếu tố quan trọng để vừa tăng sức hấp dẫn môi trường đầu tư, vừa là giải pháp kinh tế xã hội cần phải thực hiện để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.

Cải cách thủ tục hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp: tơn vinh doanh nghiệp, thực hiện chính sách chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, tích cực hỗ trợ tháo

gỡ những khó khăn của doanh nghiệp cũng chính là khó khăn của mình. Thường xun cải thiện thủ tục hành chính và các dịch vụ theo hướng công khai, tận tâm, minh bạch. Thực hiện tốt cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” (đây là cơ chế giải quyết các công việc

liên quan đến thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong KCN, mọi việc từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khi giải quyết xong và trả hồ sơ chỉ diễn ra tại Ban Quản lý các KCN, việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong bộ máy hành chính nhằm giải quyết công việc là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước).

Về xúc tiến đầu tư: lập kế hoạch xúc tiến đầu tư qua 3 giai đoạn: giai đoạn từ tại chỗ ra nước ngoài; giai đoạn tổ chức các buổi Seminar ở nước ngoài đến tập trung vào nhóm dự án, đối tượng nhà đầu tư cụ thể ở nước ngoài và giai đoạn tổ chức xúc tiến đầu tư tại địa phương. Đối tượng xúc tiến đầu tư là các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp Nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc các nước và các vùng lãnh thổ tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, Australia, các nước NICs. Kinh phí xúc tiến đầu tư được huy động từ ngân sách địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp mà chủ yếu là từ các Công ty phát triển hạ tầng KCN.

Về phát huy lợi thế so sánh: Đồng Nai đã tận dụng tốt các lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tiềm năng du lịch... của mình so với các địa phương khác để xây dựng chiến lược thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực: thu hút đầu tư cần có những con người có đủ phẩm chất và năng lực đảm đương công việc. Phát triển nguồn nhân lực cần đồng bộ các mặt: giáo dục, đào tạo, sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đồng nai đến năm 2020 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)