Phân tích các cơ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đồng nai đến năm 2020 (Trang 59 - 61)

3.1. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN

3.1.3. Phân tích các cơ hội

3.1.3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam duy trì ở mức cao trong nhiều năm liền

Sau khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực, kinh tế nước ta đã từng bước trở lại, phục hồi nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 4,77% năm 1999 tăng lên 6,8% năm 2000 và duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5% trong 5 năm từ 2001 – 2005, năm 2006 là 8,17%, đặc biệt năm 2007 là 8,44%, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Với tốc độ này, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (9%) và cao nhất trong các nước Asean (6,1%).

3.1.3.2. Tình hình chính trị nước ta tiếp tục ổn định

Việt Nam được đánh giá là nước có mơi trường chính trị xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) tại Hồng Kơng xếp Việt Nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị xã hội sau sự kiện 11/9/2001. So với các nước ASEAN khác như Indonesia, Malaysia, Philippin và Trung Quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tơn giáo, nạn khủng bố, bắt cóc, tống tiền và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã điều hành đất nước trong nhiều thập kỷ qua và không ai mong muốn có những thay đổi trong mơi trường chính trị. Các giới chức đã ủng hộ chính sách cải cách và quá trình chuyển sang một nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Trong khung cảnh của những sự kiện diễn ra trong vài năm qua liên quan đến Chủ nghĩa khủng bố, Việt Nam được biết đến như là một trong những nước an toàn nhất xét về các tội ác chống con người và quyền sở hữu.

3.1.3.3. Môi trường đầu tư trong nước hấp dẫn

Theo kết quả điều tra thường niên của tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố trong quý 1 năm 2007 thì Việt Nam đã trở thành điểm hấp dẫn đầu tư nhất tại Châu Á chỉ đứng sau Trung Quốc và Nhật Bản. Cũng theo kết quả đánh giá 20 thị trường đang nổi lên, dựa trên những yếu tố như chi phí sản xuất, tầm cỡ thị trường, thuế, chi phí giao thơng, thuế quan và yếu tố "rủi ro", chủ yếu được xác định bằng tiền lãi của thị trường chứng khoán do hãng Price Waterhouse Coopers thực hiện, được công bố trên tờ Thời báo Chủ Nhật (Anh) ngày 08/7/2007, cho thấy Việt Nam là nơi hấp dẫn đầu tư nhất trong lĩnh vực chế tạo và là thị trường có tính cạnh tranh lớn về giá cả.

3.1.3.4. Tiềm năng du lịch, vui chơi giải trí

Đồng Nai là vùng đất có nền văn minh cổ xưa với nhiều di tích văn hóa lịch sử giá trị gồm các loại hình vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng dã ngoại cuối tuần, du lịch sinh thái, du lịch vườn, du lịch lễ hội văn hóa... đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, học tập của cộng đồng dân cư và các nhà đầu tư. Một số điểm du lịch đang đầu tư khai thác tại Đồng Nai như: sông Đồng Nai; văn miếu Trấn Biên; thác Mai - hồ nước nóng; vườn Quốc gia Nam Cát Tiên.

3.1.3.5. Thừa hưởng các dịch vụ chất lượng cao

Đồng Nai là tỉnh ráp gianh với Thành phố Hồ Chí Minh – một trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước vì thế được thừa hưởng các dịch vụ cao cấp của Thành phố như: hệ thống tài chính, ngân hàng, sở giao dịch chứng khoán; trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn cao cấp; hệ thống sân bay, cảng biển, tuyến đường sắt, đường thủy; hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng lớn nhất của cả nước; hệ thống bệnh viện, trung tâm ý tế hiện đại; văn hóa, du lịch đa dạng…

3.1.3.6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh duy trì ở mức cao

Về tăng trưởng kinh tế: giai đoạn 1991 - 2000, Đồng Nai liên tục giữ được tốc

trưởng kinh tế luôn đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra: năm 2001 tăng 11,2%, năm 2002 tăng 12,2%, năm 2003 tăng 12,9%, năm 2004 tăng 13,6% và năm 2005 tăng 14,0%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 đạt 14,3% và 2007 đạt 15,0% ước 2008 15,2%.

3.1.3.7. Tiếp thị qua mạng lưới khách hàng cũ và các thành tựu đã có

Với những khách hàng đã được thu hút vào KCN kết hợp với uy tín phục vụ và những thành công đã qua, với triển vọng phát triển tiếp theo sẽ tạo nhiều cơ hội tiếp thị, lôi kéo thêm nhiều nhà đầu tư vào KCN. Đặc biệt thông qua mạng lưới khách hàng đã đầu tư vào các KCN Đồng Nai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đồng nai đến năm 2020 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)