Tình hình hoạt động của các KCN Việt Nam đến 31/12/2007

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đồng nai đến năm 2020 (Trang 30 - 34)

Diện tích (ha) Stt Vùng kinh tế Tổng số KCN Đất tự nhiên Đất có thể cho thuê Đất đã cho thuê Tỷ lệ (%) Lao động (người) I Đã xây dựng xong CSHT 110 25.981 17.716 13.108 74,0 1.042.810 1 Vùng KTTĐ phía Nam 58 15.504 10.641 8.024 75,4 708.441 2 Vùng KTTĐ phía Bắc 17 4.338 2.918 2.052 70,3 119.855 3 Vùng KTTĐ miền Trung 12 2.697 1.811 1.276 70,5 102.127 4 Vùng kinh tế khác 23 3.442 2.346 1.756 74,9 112.387 II Đang xây dựng CSHT 69 17.005 11.097 1.264 11,4 19.441 1 Vùng KTTĐ phía Nam 31 8.917 5.827 616 10,6 4.389 2 Vùng KTTĐ phía Bắc 14 3.511 2.342 449 19,1 2.304 3 Vùng KTTĐ miền Trung 1 100 4 Vùng kinh tế khác 23 4477 2.928 199 6,8 12.748 III Tổng cộng 179 42.986 28.813 14.372 49,9 1.062.251

Nguồn: Khu cơng nghiệp Việt Nam [10].

2.1.2. Tình hình hoạt động của các KCN Đồng Nai

2.1.2.1. Về số lượng, quy mơ và hạ tầng cơ sở

Tính đến hết năm 2007, Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập 25 KCN với tổng diện tích là 7.009 ha. Như vậy, Đồng Nai là tỉnh có có số KCN cũng như diện tích KCN cao nhất nước, chiếm 28,1% tổng số KCN của Vùng

Kinh tế trọng điểm phía Nam 13,97% tổng số KCN của cả nước và 16,3% diện tích tự nhiên các KCN của cả nước. Trong đó có 17 KCN đã cơ bản xây dựng xong cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động với diện tích là 5.707 ha chiếm 81,4% và 8 KCN đang xây dựng cơ sở hạ tầng với diện tích 1.302 ha chiếm 18,6%. Diện tích có thể cho th trong 25 KCN tại Đồng Nai là 4.753 ha chiếm 67,8% tổng diện tích đất KCN. Đất đã cho thuê đạt 3.095 ha chiếm 65,1% tổng diện tích đất có thể cho th trong KCN.

Các Công ty phát triển hạ tầng KCN đã đầu tư khoảng 254,69 triệu USD xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật KCN như: hệ thống điện, nước, thông tin; giao thông; xử lý nước thải… tạo thuận lợi trong việc thu hút đầu tư.

Trong 8 KCN đã lấp đầy và đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng thì KCN Loteco có mức đầu tư trung bình trên 1 ha cao nhất (0,28 triệu USD/ha), tiếp đến là KCN Nhơn trạch III giai đoạn 1 (0,16 triệu USD/ha), KCN Định Quán mức đầu tư trên 1 ha thấp nhất (0,05 triệu USD/ha). Mức đầu tư trung bình trên 1 ha của 8 KCN này vào khoảng 0,08 triệu

USD/ha. Đây là mức đầu tư tương đối thấp so với các KCN trên cả nước nói chung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng (xin xem phụ lục 2.2).

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 ĐN BD BR-VT T P HCM

Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động của các KCN tại một số tỉnh, thành

Đất tự nhiên Đất có thể cho th Đất đã cho th

Tính đến hết năm 2007, Đồng Nai chỉ có 08 KCN đã đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các KCN khác đang xây dựng hoặc chưa xây dựng, nên doanh nghiệp phải tự xử lý. Do những hạn chế khác nhau, nhiều doanh nghiệp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, đẩy chất thải ra môi trường không qua xử lý, làm ô nhiễm nghiêm trọng trên các lưu vực sông Đồng Nai và sông Thị Vải mà điển hình là Cơng ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam đã thải nguồn nước chưa qua xử lý ra sông Thị Vải trong suốt 14 năm qua khiến cho dư luận xã hội rất bức xúc.

Ngày 15/9/2008, đoàn kiểm tra liên ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra và bắt quả tang Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam về hành vi xả thải nguồn nước chưa qua xử lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước sông Thị Vải. Công ty Vedan đã vi phạm trong thời gian 14 năm với 10 nội dung như: “xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên; không nộp đầy đủ số liệu về điều tra, khảo sát quan trắc; xả nước thải vào nguồn không đúng quy định; …”. Đây là hồi chuông cảnh báo đến các Cơ quan chức năng về việc Quản lý Môi trường cũng như các Công ty không thể đem công nghệ lạc hậu và chất thải vào Việt Nam, gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân - người đã và đang mang đến sự thịnh vượng cho doanh nghiệp…

Riêng chất thải nguy hại, tỉnh đã có quy hoạch và xây dựng khu vực xử lý chung nhưng vẫn còn rất lúng túng trong việc lựa chọn công nghệ xử lý và vận hành vì đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể của các ngành chức năng.

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động của các KCN tại một số tỉnh thành đến năm 2007

Đất tự nhiên Đất có thể cho thuê Đất đã cho thuê

Tỉnh Diện tích (ha) % so với vùng KTTĐPN % so với cả nước Diện tích (ha) % so với vùng KTTĐPN % so với cả nước Diện tích (ha) % so với vùng KTTĐPN % so với cả nước Đồng Nai 7.009 28,7 16,3 4.573 27,8 15,9 3.095 35,8 21,5 Bình Dương 6.312 25,8 14,7 4.390 26,7 15,2 2.082 24,1 14,5 BR – VT 4.644 19,0 10,8 3.109 18,9 10,8 1.290 14,9 9,0 TP HCM 1.918 7,9 4,5 1.734 10,5 6,0 1.116 12,9 7,8 Tổng 19.883 81,4 46,3 13.806 83,8 47,9 7.583 87,8 52,8

Nguồn: Khu công nghiệp Việt Nam [10].

KCN của cả nước chủ yếu tập trung tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà tiêu biểu là 4 tỉnh thành Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 46,3% diện tích đất tự nhiên của các KCN trong cả nước.

Trong danh sách các KCN được thành lập mới và KCN mở rộng ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì Đồng Nai còn 8 KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới với tổng diện tích đất tự nhiên là 2.910

ha và 1 KCN mở rộng (KCN Định Quán) với diện tích là 150 ha, như vậy đến năm 2015 tỉnh Đồng Nai sẽ có tổng cộng 33 KCN (khơng tính các KCN mở rộng) với diện tích khoảng 10.069 ha trong đó đất có thể cho thuê khoảng 6.800 ha được quy hoạch phát triển theo hai hướng chủ yếu:

• Hướng thứ nhất: Biên Hịa – Long Thành – Nhơn Trạch dọc theo trục Quốc lộ 51 đang hình thành các KCN, các trung tâm đơ thị mới.

• Hướng thứ hai: Dọc theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 nơi Biên Hòa với các huyện phía Bắc của tỉnh. Khu vực này sẽ định hình các vùng chun canh cây cơng nghiệp ngắn ngày, dài ngày, vật ni và nơng sản hàng hóa, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp chế biến phục vụ cho tiêu dùng, xuất khẩu và chăn nuôi.

Như vậy, đến nay Đồng Nai cơ bản quy hoạch xong mạng lưới các KCN phân bổ rải đều từ Thành phố Biên Hòa đến các huyện của tỉnh.

2.1.2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN Đồng Nai

Về thu hút vốn đầu tư mới

Ngày 22 tháng 2 năm 1991, Công ty Ajinomoto Việt Nam có vốn kinh doanh là 65,3 triệu USD (100,0% vốn Nhật Bản) được cấp giấy phép đầu tư tại KCN Biên Hịa 1. Đây là dự án có vốn FDI đầu tiên

đầu tư vào KCN Đồng Nai, kể từ đó, các dự án có vốn FDI cũng như dự án trong nước đầu tư vào KCN Đồng Nai tăng dần qua các năm.

400.4 366.1 260.7 457.2 484.1 619.4 1017.5 0 200 400 600 800 1000 1200 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Biểu đồ 2.2: Thu hút vốn đầu tư mới vào các KCN Đồng Nai đến 2007

Cấp mới Tính đến hết năm 2007, các

KCN Đồng Nai có 961 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký kinh doanh 6.599,2 triệu USD (chỉ

tính các dự án cịn hiệu lực). Trong đó: 685 dự án FDI với tổng vốn là 5.112,6 triệu USD; 54 dự án liên doanh với tổng vốn là 811,9 triệu USD; 222 dự án trong nước với tổng vốn là 674,7 triệu USD.

Giai đoạn 1991 – 2000 các KCN Đồng Nai thu hút được 308 dự án với tổng vốn là 2.993,8 triệu USD. Trong đó: có 153 dự án FDI với tổng vốn là 1.977,5 triệu USD, chiếm 49,7% tổng số dự án và 66,1% tổng vốn đầu tư; 35 dự án liên doanh với tổng vốn là 704,3 triệu USD chiếm 11,4% tổng số dự án và 23,5% tổng vốn đầu tư; 120 dự án trong nước với tổng vốn là 312 triệu USD, chiếm 38,9% tổng số dự án và 10,4% tổng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đồng nai đến năm 2020 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)