Quy mô dự án đầu tư vào các KCN Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đồng nai đến năm 2020 (Trang 38 - 43)

Năm Tăng vốn (triệu USD) Cấp mới (triệu USD) Tổng cộng (triệu USD Tổng số dự án (dự án) Quy mô dự án (triệu USD/dự án) 1991-2000 138,2 2.993,8 3.132,0 308 10,17 2001 92,7 400,4 493,1 49 10,06 2002 149,7 366,1 515,8 97 5,32 2003 422,0 260,7 682,7 83 8,23 2004 329,1 457,2 786,3 86 9,14 2005 353,0 484,1 837,1 117 7,15 2006 617,7 619,4 1.237,1 99 12,50 2007 1.052,4 1.017,5 2.069,9 122 16,97 Đến 2007 3.154,8 6.599,2 9.754,0 961 10,15

Nguồn: Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai [2 và 20].

2.1.2.3. Thu hút đầu tư phân theo địa bàn KCN

Trong số 25 KCN đã thành lập, có 21 KCN đã hoạt động và thu hút được 961 dự án với tổng vốn đầu tư là 9.754 triệu USD, trong đó: có 719 dự án đang hoạt động chiếm 74,9% tổng số dự án với số vốn đầu tư là 8.715,1 triệu USD chiếm 89,3% tổng số vốn đầu tư; 34 dự án đang xây dựng chiếm 3,5% tổng số dự án với 154,8 triệu USD chiếm 1,6% tổng số vốn đầu tư và 208 dự án chưa triển khai chiếm 21,6% tổng số dự án với số vốn đầu tư 884,2 triệu USD chiếm 9,1% tổng số vốn đầu tư.

Tổng số dự án trong 08 KCN đã lấp đầy 100,0% diện tích là 502 dự án với tổng vốn đầu tư là 5.212,13 triệu USD (chiếm 52,2% tổng số dự án và 53,4% tổng vốn đầu tư và các KCN Đồng Nai), trung bình 1 dự án đầu tư vào các KCN này là 10,38 triệu USD. Vốn đầu tư bình quân của các dự án tại các

KCN chưa lấp đầy là 9,9 triệu USD và vốn đầu tư bình quân của tất cả các dự án tại các KCN Đồng Nai là 10,15 triệu USD. Có thể thấy quy mơ vốn đầu tư của dự án tại các KCN Đồng Nai thấp, ít có dự án quy mơ lớn mang tầm chiến lược mà sự phát triển của nó có ảnh hưởng lan tỏa, mang tính trụ cột, kích thích lơi kéo các dự án khác vào KCN.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dự án trong các

KCN Đồng Nai đến năm 2007

74.9%

3.5% 21.6%

Đang hoạt động Đang xây dựng Chưa triển khai

KCN Gị Dầu có vốn bình qn 1 dự án cao nhất là 22,46 triệu USD/dự án, KCN Nhơn Trạch III giai đoạn 1 là 21,99 triệu USD/dự án, tiếp theo là KCN Biên Hòa II là 15,21 triệu USD/dự án. KCN Định Qn có vốn bình qn 1 dự án thấp nhất là 1,82 triệu USD/dự án (xin xem phụ lục số 2.4).

Các KCN của Đồng Nai tập trung tại các địa bàn thuận lợi đầu tư như: Thành phố Biên Hòa, Huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Trảng Bom với 21 KCN, 945 dự án và 9.634,49 triệu USD, trong khi đó các huyện phía Bắc đang cần thu hút đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế lại ít KCN và thu hút được ít các dự án đầu tư. Cụ thể:

• Thành phố Biên Hịa có 5 KCN (KCN Biên Hịa 1, Biên Hịa 2, Amata, Loteco, Agtex Long Bình) thu hút được 404 dự án với tổng vốn đầu tư là 3.803,01 triệu USD, trung bình 1 dự án có vốn đầu tư khoảng 9,41 triệu USD/dự án;

• Huyện Long Thành có 5 KCN (KCN Gị Dầu, Long Thành, An Phước, Tam Phước, Long Đức) thu hút được 145 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.170,62 triệu USD, trung bình 1 dự án có vốn đầu tư khoảng 8,07 triệu USD/dự án;

• Huyện Nhơn Trạch có 8 KCN (KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, 5, 6, Nhơn Trạch 2 – Lộc Khang, Nhơn Trạch 2 – Nhơn Phú, Dệt may Nhơn Trạch) thu hút được 229 dự án với tổng vốn đầu tư là 3.577,72 triệu USD, trung bình 1 dự án có vốn đầu tư khoảng 15,62 triệu USD/dự án;

• Huyện Trảng Bom có 3 (KCN Hố Nai, Sơng Mây, Bàu Xéo) thu hút được 167 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.083,14 triệu USD, trung bình 1 dự án có vốn đầu tư khoảng 6,49 triệu USD/dự án. (xin xem phụ lục 2.5 ).

2.1.2.4. Dự án đầu tư vào các KCN phân theo nguồn đầu tư

Đồng Nai là một tỉnh có sức hấp dẫn đầu tư nước ngồi ngay từ những ngày đầu có Luật đầu tư nước ngoài. Dự án nước ngoài đầu tiên (Cty Vatadona của Hồng Kông

với số vốn đầu tư 4,5 triệu USD chuyên vận tải và sửa chữa đầu xe các loại) được cấp

giấy phép vào ngày 30 tháng 9 năm 1989. Đến nay, Đồng Nai vẫn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI với 897 dự án đến từ 32 Quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký đầu tư lên đến 11.611 triệu USD, trong đó các KCN Đồng Nai thu hút được 739 dự án với số vốn đăng ký đầu tư là 9.042,8 triệu USD.

Trong số 739 dự án FDI đầu tư vào các KCN Đồng Nai, có 626 dự án đến từ Châu Á chiếm 84,7% tổng số dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 7.883,15 triệu USD chiếm khoảng 87,2% tổng vốn đăng ký kinh doanh; Có 62 dự án đến từ các nước Châu Âu (Tây Âu và Bắc Âu) chiếm 8,4% tổng số dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 725,26 triệu USD chiếm 8,0%. Các nước Châu Âu (đặc biệt là Tây Âu và Bắc Âu), Châu Mỹ là những nước có tiềm năng rất lớn về vốn và cơng nghệ cao, có năng lực cạnh tranh và trình độ quản lý kinh tế tốt, có thị phần trên thế giới lớn và ổn định lại chiếm tỷ lệ thấp (xin xem phụ lục 2.6).

• Đài Loan là Quốc gia có số dự án cũng như vốn đầu tư vào Đồng Nai cao nhất với 278 dự án chiếm 37,6% tổng số dự án với số vốn đầu tư lên đến 2.935,15 triệu USD chiếm 32,5% tổng vốn đầu tư.

• Tiếp theo là Hàn Quốc với 173 dự án chiếm 23,4% tổng số dự án với số vốn đầu tư là 1.833,45 triệu USD chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư.

• Nhật Bản đứng thứ 3 với 73 dự án chiếm 9,9% tổng số dự án với số vốn đầu tư là 1.270,77 triệu USD chiếm 14,0% tổng vốn đầu tư.

• Tiếp đến là Anh với 31 dự án chiếm 4,2% tổng số dự án với số vốn đầu tư là 359,72 triệu USD chiếm 4,0% tổng vốn đầu tư.

• Tỷ lệ tương ứng cho Pháp là 14 dự án – 69,28 triệu USD; Đức 4 dự án – 125,3; Mỹ là 26 – 223,09...

2.1.2.5. Thu hút đầu tư theo ngành nghề, lĩnh vực

Các dự án đầu tư vào KCN Đồng Nai chủ yếu vào ngành công nghiệp với ngành nghề đa dạng, quy mô và trình độ khác nhau. Về tỷ trọng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực có khả năng thu lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh như ngành gia công giày da, may mặc là ngành cần nhiều lao động, sau đó là các ngành lắp ráp hàng điện gia dụng, điện tử... ít dự án cơng nghệ cao điều này làm cho giá trị gia tăng thu được trên địa bàn tỉnh thấp.

Số lao động đang làm việc tại các ngành này chiếm 73,0% tổng số lao động trong KCN, người lao động địa phương có xu hướng kén chọn việc làm, trong khi các ngành này có mức lương tương đối thấp, cường độ lao động cao, nên doanh nghiệp phải sử dụng nhiều lao động ngoài tỉnh. Điều này làm cho tỷ lệ tăng dân số cơ học rất cao, dẫn đến tăng cao nhu cầu về nhà ở và các nhu cầu khác mà tỉnh chưa đáp ứng kịp. Mặt khác, chất lượng lao động nhập cư từ nơi khác đến cũng là vấn đề cần xem xét, do phần lớn lao động phổ thông xuất phát từ nông thôn, chưa quen tác phong, nếp sống cơng nghiệp. Cụ thể:

• Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng: có 10 dự án chiếm 1,04 % tổng số dự án đầu tư vào KCN với số vốn là 208,91 triệu USD chiếm 2,14%. Trong đó, có 3 dự án FDI với số vốn là 197,07 triệu USD và 7 dự án trong nước với số vốn là 11,84

triệu USD, chủ yếu là các dự án đầu tư vào xây dựng nhà máy điện và trạm biến áp cung cấp điện cho các KCN.

• Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: có 21 dự án chiếm 2,19% tổng số dự án đầu tư vào KCN với số vốn là 59,65 triệu USD chiếm 0,61%. Trong đó, có 18 dự án FDI với số vốn là 53,09 triệu USD và 3 dự án trong nước với số vốn là 6,56 triệu USD, chủ yếu đầu tư vào các ngành: dịch vụ thiết kế, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa trang thiết bị công nghiệp; nghiên cứu phát triển dự án, dịch vụ tư vấn đầu tư; thiết kế phần mềm tin học; thiết kế các hệ thống, thiết bị chiếu sáng; dịch vụ khai thuê hải quan và giao nhận…

• Ngành dệt da, may mặc: có 153 dự án chiếm 15,92% tổng số dự án đầu tư vào KCN với số vốn là 3.299,73 triệu USD chiếm 33,83%. Trong đó, có 120 dự án FDI với số vốn là 3.250,51 triệu USD và 33 dự án trong nước với số vốn là 49,22 triệu USD.

• Ngành cơ khi chế tạo, lắp ráp, sửa chữa: có 270 dự án chiếm 28,1% tổng số dự án đầu tư vào KCN với số vốn là 2.393 triệu USD chiếm 24,53%. Trong đó, có 243 dự án FDI với số vốn là 2.328 triệu USD và 27 dự án trong nước với số vốn là 64,31 triệu USD.

• Ngành sản xuất nhựa, sơn, phân bón, hóa chất: có 178 dự án chiếm 18,52% tổng số dự án đầu tư vào KCN với số vốn là 1.309,83 triệu USD chiếm 13,43%. Trong đó, có 152 dự án FDI với số vốn là 1.254,31 triệu USD và 26 dự án trong nước với số vốn là 55,52 triệu USD.

Có thể nói, thời gian qua cơ cấu vốn đầu tư vào KCN chưa theo ý muốn của tỉnh do: nhà đầu tư chưa chia sẻ mong muốn của địa phương, mặt khác khủng hoảng kinh tế khu vực các nước châu Á xảy ra, tình hình đầu tư giảm sút nghiêm trọng, vài năm gần đây có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm. Do vậy, thời gian qua Đồng Nai chưa đặt ra việc lựa chọn dự án đầu tư, ngoại trừ một vài loại dự án cần hạn chế đầu tư do ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đồng nai đến năm 2020 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)