Phân tích các điểm yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đồng nai đến năm 2020 (Trang 55 - 59)

3.1. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN

3.1.2. Phân tích các điểm yếu

3.1.2.1. Liên kết giữa các công ty kinh doanh hạ tầng KCN cịn yếu

Mặc dù các Cơng ty kinh doanh hạ tầng KCN đã ngồi lại nhiều lần với nhau và ai cũng nhận thức được nhu cầu phải liên kết để cùng phát triển, giảm hiện tượng mạnh ai nấy làm, nhưng tìm một cơ chế thống nhất cũng như tiếng nói chung là rất khó. Do đặc điểm mỗi công ty kinh doanh hạ tầng quản lý và đầu tư một hoặc một số KCN nên trong thời gian qua, công tác xúc tiến đầu tư được tổ chức mang tính chất cá nhân, chủ

yếu do các công ty kinh doanh hạ tầng tự thực hiện, ít có sự phối hợp giữa các Cơng ty hạ tầng với nhau. Có giai đoạn các cơng ty kinh doanh hạ tầng lấy tiêu chí thu hút bằng được nhiều dự án vào KCN mình quản lý, dẫn đến hiện tượng những KCN có vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt được các nhà đầu tư tự tìm đến trong khi một số KCN lại không thu hút được những dự án “đáng đồng tiền bát gạo”, hiệu quả đầu tư không cao, gây lãng phí lớn về tài nguyên.

3.1.2.2. Chi phí thuê đất, phí sử dụng hạ tầng cao

Đối với nhiều doanh nghiệp, giá thuê đất, phí sử dụng hạ tầng được coi là tiêu chí quan trọng hàng đầu khi lựa chọn địa điểm đầu tư, nhất là những doanh nghiệp có hàm lượng lao động cao, nhu cầu về

mặt bằng lớn. Trên thực tế, giá thuê đất của từng KCN trên địa bàn Đồng Nai cũng như cả nước là rất khác nhau. Trong từng KCN cũng có những mức giá cho thuê khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện thanh tốn, vị trí th đất trong KCN, diện tích thuê đất trong

KCN...(xin xem phụ lục 3.4). Do có khá nhiều mức giá khác nhau với mỗi KCN, nên nếu tính giá thuê đất lấy mức trung bình của Đồng Nai là 1,1 USD/m2. Mức giá này chỉ

đứng sau TP.Hồ Chí Minh (1,85 USD/m2), Hà Nội (1,5 USD/m2) và cao hơn tất cả các

tỉnh, thành phố còn lại trong cả nước.

1.85 1.5 1.1 1 1 0.4 0 0.5 1 1.5 2

TP.HCM H.Nội Đ.Nai B.Dương Vtàu Đ.Nẵng

Biểu đồ 3.1: Giá thuê đất tại một số tỉnh thành

3.1.2.3. Khả năng xử lý nước thải, rác thải công nghiệp chưa đồng bộ

Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai, hiện nay lưu lượng xả thải trung bình tại các KCN Đồng Nai ước tính trên 60.000 m3/ngày. Trong số 25 KCN đi vào hoạt động, hiện chỉ có 9 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong số đó, có 7 hệ thống xử lý nước thải tập trung đang hoạt động xử lý nước thải cho 8 KCN và 2 hệ thống đang trong q trình lắp đặt máy móc, vận hành thử. Các

KCN cịn lại đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các doanh nghiệp trong những KCN này phải tự xử lý nước thải phát sinh đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Tại các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung: Amata, Loteco, Nhơn Trạch I, Tam Phước, Long Thành chất lượng nước thải sau xử lý tuy có nhiều cải thiện nhưng chưa ổn định. Tại các KCN chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung như KCN Hố Nai, Sông Mây, Nhơn Trạch II, Nhơn Trạch III phần lớn các doanh nghiệp đều xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn quy định. Nhìn chung vấn đề ơ nhiễm nước thải công nghiệp từ các KCN đang diễn ra rất phức tạp, đa số các KCN mặc dù đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải chảy ra nguồn tiếp nhận hầu hết không đạt tiêu chuẩn cho phép làm ảnh hưởng đến mơi trường khu vực (ví dụ như Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam).

Bên cạnh nguồn nước xả thải, tại các KCN khối lượng chất thải rắn phát sinh cũng khá nhiều, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại khoảng 140.000 tấn/năm, chất thải rắn công nghiệp nguy hại khoảng 20.000 tấn/năm. Với việc xử lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, phần lớn được Công ty dịch vụ môi trường đơ thị Biên Hịa thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi rác Trảng Dài. Chất thải rắn cơng nghiệp khơng nguy hại có khả năng tái sinh giao cho các đơn vị tư nhân, có khoảng 56 doanh nghiệp kinh doanh phế liệu trong và ngoài tỉnh. Đối với việc xử lý chất thải rắn nguy hại rất đa dạng và phức tạp. Việc thu gom xử lý loại chất thải này tại các KCN của tỉnh mới chỉ có 2 cơ sở có chức năng là Công ty dịch vụ môi trường Sonadezi trực thuộc Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) và Doanh nghiệp tư nhân Tân Phát Tài.

3.1.2.4. Khơng có KCN chun ngành, khu cơng nghệ kỹ thuật cao

Trong số 25 KCN đang hoạt động tại Đồng Nai chủ yếu là KCN đa ngành có duy nhất KCN Dệt May - Nhơn Trạch là KCN chuyên ngành dệt may do Tổng Công ty dệt may, Công ty Cổ phần KCN Tân tạo, Cơng ty Cổ phần Xây dựng Sài gịn đầu tư với mục tiêu là thu hút các dự án chuyên về dệt may vào KCN. Tuy nhiên, KCN này mới thu hút được 6 dự án với tổng vốn đăng ký là 9,5 triệu USD. Trong đó chỉ có 1 dự

án sản xuất các sản phẩm may mặc có vốn đăng ký là 1,35 triệu USD cịn lại là các dự án đầu tư váo các lĩnh vực khác (tham khảo phụ lục 3.3).

3.1.2.5. Hạn chế về quy hoạch mạng lưới các KCN

Về việc quy hoạch phát triển các KCN chưa thực sự hợp lý, chưa tính tới khả năng thu hút đầu tư và dự báo xu hướng đầu tư trên các địa bàn thuộc tỉnh. Khi quy hoạch KCN chưa xem xét hết các yếu tố: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn lực vật chất, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… của từng vùng nên đã không tận dụng được lợi thế so sánh dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của các KCN. Nhiều KCN quy hoạch nằm cạnh sông (KCN Biên Hịa 1, Gị Dầu) dẫn đến tình trạng một số Công ty trong KCN xả nước thải chưa qua xử lý ra sông gây ô nhiễm môi trường. Nhiều KCN được xây dựng trong thành phố (KCN Biên Hịa 2, Amata, Hố Nai) gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường, gây ách tắc giao thông, phát sinh tệ nạn xã hội; một số KCN được xây dựng ở quá xa khu dân cư và các nguồn cung cấp dịch vụ (KCN Xuân Lộc) nên khó khăn trong việc thu hút đầu tư.

3.1.2.6. Chưa chú trọng chọn lựa dự án đầu tư, giá nhân cơng có chiều hướng gia tăng

Khơng tính các dự án trong nước, trong số 685 dự án đầu tư có vốn FDI đầu tư vào các KCN Đồng Nai, có tới 140 dự án có vốn đầu tư từ 1 triệu USD trở xuống và tổng vốn đầu tư của các dự án này chỉ có 95,97 triệu USD (chiếm 20,4% số dự án và 1,18% tổng vốn đầu tư). Phần lớn các dự án có quy mơ nhỏ, tập trung vào các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả của các dự án còn thấp, giá trị gia tăng chưa cao như: 18 dự án đầu tư vào ngành dệt may với vốn đầu tư là 12,4 triệu USD; 23 dự án đầu tư vào ngành nhựa, sơn, hóa chất với vốn đầu tư là 16,6 triệu USD; 5 dự án đầu tư vào ngành chế biến nông sản thực phẩm với vốn đầu tư là 2,7 triệu USD… Hiện nay, tại các KCN Đồng Nai có khoảng 198.467 lao động, số lao đồng ngồi tỉnh chiếm khoảng 70,0%; lao động nước ngoài là 2.980 người; lao động đang làm việc trong ngành dệt may, giày da là 98.939 người (sản xuất sản phẩm dệt là 18.002 người; may trang phục là 34.258 người; sản xuất giày da là 46.679 người). Dự

kiến tới năm 2010, số lao động tại các KCN của tỉnh sẽ lên tới 260.000 người. Với nhu cầu lao động như vậy đã làm cho các doanh nghiệp tại Đồng Nai rất khó tuyển dụng

lao động phổ thơng. Để giữ chân người lao động, các doanh nghiệp khơng cịn cách

nào khác là phải tăng lương, tăng các khoản phụ cấp, trợ cấp... điều này làm cho giá nhân công của tỉnh có xu hướng gia tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đồng nai đến năm 2020 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)