Chỉ tiêu Năm 2010 2015 2020
Số KCN (khu) 30 33 40
Diện tích đất tự nhiên (ha) 9.000 10.050 12.000 Diện tích đất có thể cho thuê (ha) 6.150 6.800 8.250 Diện tích đất cho thuê (ha) 4.600 5.500 7.500 % đất cho thuê/đất có thể cho thuê 75,0% 82,0% 90,0%
3.3. CHIẾN LƯỢC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2020
3.3.1. Ma trận SWOT
ĐIỂM MẠNH (S)
1. Vị trí địa lý thuận lợi, kết cấu cơ sở hạ tầng hiện đại.
2. Cơ sở hạ tầng trong KCN khá hoàn chỉnh.
3. Tỷ lệ lấp đầy KCN cao. 4. Chủ trương nhất quán của lãnh
đạo tỉnh trong việc thực hiện
mơ hình một cửa, tại chỗ. 5. Thu hút được nhiều dự án đầu
tư nước ngoài, vốn lớn. 6. Quỹ đất dung để thu hút đầu
tư còn nhiều.
7. Mạng lưới các cơ sở giáo dục
đào nguồn nhân lực đa dạng.
ĐIỂM YẾU (W)
1. Liên kết giữa các cơng ty kinh doanh hạ tầng KCN cịn yếu. 2. Chi phí thuê đất, phí sử dụng
hạ tầng cao.
3. Khả năng xử lý nước thải, rác thải chưa đồng bộ. 4. Khơng có KCN chun ngành, KCN kỹ thuật cao. 5. Hạn chế về quy hoạch mạng lưới các KCN. 6. Chưa chú trọng chọn lựa dự án
đầu tư, giá nhân cơng có chiều
hướng gia tăng.
CƠ HỘI (O)
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam duy trì ở mức cao trong nhiều năm liền.
2. Tình hình chính trị nước ta tiếp tục ổn định.
3. Môi trường đầu tư trong nước hấp dẫn.
4. Tiềm năng du lịch, vui chơi giải trí.
5. Thừa hưởng các dịch vụ chất lượng cao.
6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh duy trì ở mức cao.
7. Tiếp thị qua mạng lưới khách hàng cũ và các thành tựu đã có
CÁC CHIẾN LƯỢC SO Sử dụng các điểm mạnh để tận
dụng các cơ hội
1. Chiến lược thâm nhập thị trường (S4; S5; S6/O1; O2;O3)
2. Chiến lược phát triển thị trường (S1; S2; S3/O4; O5; O6)
3. Chiến lược phát triển sản phẩm mới (S7/O5;O6)
CÁC CHIẾN LƯỢC WO Tận dụng các cơ hội để khắc
phục các điểm yếu
1. Chiến lược liên doanh, liên kết các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN (W1; W3/O3; O5; O6) 2. Chiến lược đa dạng hóa (W4;
W5/O4; O5)
ĐE DỌA (T)
1. Lạm phát có chiều hướng gia tăng.
2. Cạnh tranh trong thu hút đầu tư giữa các địa phương rất lớn.
3. Khả năng đáp ứng của các
ngành Công nghiệp phụ trợ cịn yếu.
4. Ơ nhiễm mơi trường gia tăng. 5. Vấn đề đình cơng có xu
CÁC CHIẾN LƯỢC ST Sử dụng các điểm mạnh để tránh
các đe dọa
1. Chiến lược đa dạng hóa (S1/T1; T6)
2. Chiến lược thâm nhập thị trường (S4; S5; S6/T1)
CÁC CHIẾN LƯỢC WT Khắc phục điểm yếu để tránh
các đe dọa
1. Chiến lược thu hẹp hoạt động
(W2; W3/T4; T5)
2. Chiến lược phát triển sản phẩm mới (W6/T3; T6)
6. Hệ thống dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
3.3.2. Triển khai thực hiện chiến lược
3.3.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường
Nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư tại 32 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào KCN Đồng Nai tỉnh cần thực hiện một giải pháp sau:
Tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục các dự án kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, vùng. Triển khai thành lập văn phòng xúc tiến đầu tư, đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư chuyển sang hình thức vận động đầu tư theo dự án và đối tác trọng điểm, tiếp cận và vận động các cơng ty, tập đồn lớn có thực lực về tài chính – cơng nghệ cao đầu tư vào các KCN.
Tổ chức hiệu quả các hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử về đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài bằng một số ngôn ngữ như tiếng Đài Loan, Anh, Nhật, Hàn…
Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ chẽ giữa văn phòng xúc tiến đầu tư với các sở, ban, ngành nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này. Trước mắt, thực hiện tốt chương trình xúc tiến đầu tư Quốc gia giai đoạn 2008 – 2010 để đảm bảo kinh phí cho vận động thu hút đầu tư nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Đồng Nai, kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo tỉnh với lãnh đạo cao cấp trung ương với các hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch. Tăng cường các đoàn vận động xúc tiến đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn kinh tế, các Quốc gia trọng điểm như Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, EU và Hoa Kỳ… để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào KCN.
Tiếp tục triển khai chiến lược phát triển thị trường nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư vào KCN đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ mới. Để thực hiện thành công chiến lược này, cần thực hiện một giải pháp:
Tiếp tục triển khai giải pháp xúc tiến đầu tư như trên (3.3.2.1), đặc biệt chú trọng các quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có nhà đầu tư tại Đồng Nai như: Đan Mạch, New Zealand, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Áo, Tây Ban Nha… Khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN Đồng Nai xuất khẩu sản phẩm của họ đến các thị trường này nhằm tạo hình ảnh của tỉnh đến các nhà đầu tư.
Xây dựng trang thơng tin điện tử (website) nhằm quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư của Đồng Nai, giới thiệu các dự án, ngành nghề khuyến khích đầu tư, giới thiệu các KCN hiện có tại Đồng Nai để nhà đầu tư có thể lựa chọn.
3.3.2.3. Chiến lược phát triển sản phẩm mới
Thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm mới nhằm gia tăng nguồn vốn đầu tư bằng việc cung cấp sản phẩm mới, cải tiến hoặc sửa đổi các sản phẩm, dịch vụ hiện nay. Cụ thể:
Sản phẩm mới: Thành lập Trung tâm thương mại cấp liên khu vực tại Thành
phố Biên Hòa và Trung tâm thương mại cấp khu vực tại huyện Trảng Bom, Nhơn Trạch. Ba Trung tâm thương mại này gắn với sự phát triển các KCN phân bố trên địa bàn tỉnh phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tổ chức lưu thơng hàng hóa giữa Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các tỉnh lân cận.
Cải tiến, sửa đổi các sản phẩm dịch vụ hiện nay: Thành lập Trung tâm dự báo
nhu cầu lao động trực thuộc Ban quản lý các KCN Đồng Nai trên cơ sở nâng cấp Trung tâm giới thiệu việc làm hiện nay. Trung tâm dự báo nhu cầu lao động có nhiệm
vụ điều tra, nghiên cứu và đưa ra nhu cầu lao động vào các KCN Đồng Nai cho từng
ngành nghề hiện tại và tương lai, đặt hàng cho các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh cũng như Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu tránh
tình trạng “nghề cần thì khơng có, nghề có thì khơng cần”. Cung cấp nguồn lao động đã qua đào tạo cho các doanh nghiệp KCN.
Xây dựng văn phòng, hội trường, nhà xưởng, kho…trong KCN cho các doanh nghiệp thuê. Thành lập mới cơ sở giáo dục, mở rộng ngành nghề đào tạo trong các cơ sở giáo dục hiện nay, chú trọng đào tạo nguồn lao động kỹ thuật cho các ngành cơ khí, điện - điện tử, may mặc, giày da…
3.3.2.4. Chiến lược liên doanh, liên kết các công ty kinh doanh hạ tầng KCN
Tiếp tục triển khai chiến lược liên doanh, liên kết các công ty kinh doanh hạ tầng nhằm hình thành một cơng ty mới để thu hút đầu tư vì mục đích hợp tác. Cụ thể:
Khuyến khích các cơng ty kinh doanh hạ tầng KCN hiện nay liên doanh, liên kết để hình thành một cơng ty kinh doanh hạ tầng mới có tiềm lực về vốn, nhân sự, kinh nghiệm quản lý để nghiên cứu đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới. Giao cho các công ty này đầu tư và xây dựng những KCN chuyên ngành, khu công nghệ kỹ thuật cao.
Rà sốt năng lực tài chính, cam kết đối với xã hội đặc biệt là vấn đề xử lý nước thải KCN của các công ty kinh doanh hạ tầng hiện nay để quyết định có giao cho các công ty này tiếp tục đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN nữa hay không?
Các công ty kinh doanh hạ tầng KCN cần thường xuyên trao đổi thông tin về hoạt động của các KCN mình quản lý và các chính sách ưu đãi đầu tư, giới thiệu các
nhà đầu tư cho nhau. Thay vì hoạt động riêng lẻ, các cơng ty cần có sự thống nhất
trong mời gọi đầu tư.
Hình thành sự liên kết và phân công triệt để theo đặc thù và lợi thế của các KCN. Chẳng hạn, các KCN Long Thành, Nhơn Trạch gần cảng chỉ nên thu hút những ngành công nghiệp dựa vào lợi thế này. Các KCN Amata, Loteco, Hố Nai nên ưu tiên cho các ngành địi hỏi cơng nghệ cao và ít nhân lực. Các KCN Xuân Lộc, Định Quán, Bàu Xéo thu hút những dự án địi hỏi diện tích lớn, cơng nghệ kỹ thuật trung bình…
Trong tương lai cần có những giải pháp để đưa những dự án sử dụng nhiều lao động tại Thành phố Biên Hòa ra các huyện lân cận, đặc biệt là các huyện phía Bắc của tỉnh. Chấp nhận việc chia sẻ và phân công lao động triệt để (mặc dù KCN nào cũng muốn thu hút những dự án đầu tư có suất đầu tư lớn để tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn). Ban quản lý các KCN là cơ quan điều hành chung để tư vấn cho nhà đầu tư tránh tình trạng nhà đầu tư chạy lòng vòng vài KCN mới tìm được “bến đậu”.
3.3.2.5. Chiến lược đa dạng hóa
Ngồi việc cho thuê đất KCN, cung cấp các dịch vụ liên quan trực tiếp đến thu
hút đầu tư như: điện, nước, điện thoại, bưu chính viễn thơng, nguồn nhân lực… tỉnh
cần chú trọng các dịch vụ khác như:
Xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ: nâng cao tiêu chuẩn đối với cơ sở hiện có, xây mới các cơ sở. Đảm bảo các điều kiện phục vụ như nhà hàng, cửa hàng, ngân hàng, y tế, bưu điện, kết hợp hội nghị, hội thảo, chào hàng… Phát triển các loại hình du lịch (du lịch văn hóa vui chơi giải trí, du lịch thể thao, du lịch sơng nước…), xây dựng các tuyến du lịch (tuyến ven sông Đồng Nai, sơng Sài Gịn, tuyến du lịch liên tỉnh từ Đồng Nai đi các tỉnh khác…)
Xây dựng mạng lưới ngân hàng và tổ chức tiền tệ của tỉnh, bao gồm các chi nhánh ngân hàng và tổ chức tiền tệ của ngân hàng nhà nước; xây dựng mạng lưới thu
đổi, mua bán ngoại tệ ở những nơi có nhu cầu và có điều kiện như tại các khu công
nghiệp, các siêu thị, các khách sạn, các trung tâm giao dịch...
Phát triển các loại vận tải đường bộ, đường sắt, đường sơng, trong đó, giao thơng đường bộ là hình thức chủ yếu. Tiếp tục phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt ở thành phố, thị xã và các khu công nghiệp.
3.3.2.6. Chiến lược thu hẹp hoạt động
Cắt giảm chi phí xúc tiến đầu tư thông qua việc hạn chế đi xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, chỉ đi xúc tiến tại các quốc gia, lãnh thổ có tiềm lực về vốn, công nghệ đã đầu tư tại các KCN Đồng Nai nhằm thú hút nguồn vốn tăng thêm. Tập trung vào xây dựng trang thông tin điện tử để các nhà đầu tư có thể truy cập lấy thơng tin và tìm hiểu về Đồng Nai. Tăng cường thực hiện tin học hóa trong quản lý, nghiên cứu đầu tư xây dựng phần mềm thông tin doanh nghiệp, cung cấp thông tin kịp thời, chuẩn xác đồng bộ và đối thoại qua mạng tin học với các nhà đầu tư.
Cắt giảm một số ưu đãi cho các doanh nghiệp KCN, tạo sự bình đẳng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh như: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế
xuất nhập khẩu. Tăng tiền thuê đất, phí sử dụng hạ tầng đối với các nhà đầu tư mới vì lúc này các nhà đầu tư được sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng, các dịch vụ kèm theo khá hoàn chỉnh.
Đề nghị các doanh nghiệp hỗ trợ chi phí đào tạo khi tiếp nhận nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc tài trợ học bổng cho sinh viên, hỗ trợ các hoạt động đào tạo, tài trợ máy móc, nguyên vật liệu để sinh viên thực tập… Đề nghị doanh nghiệp đóng phí bảo vệ mơi trường và nguồn kinh phí này sẽ được sử dụng để hỗ trợ công tác quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường.
3.3.3. Một số giải pháp chung nhằm tổ chức thực hiện chiến lược
3.3.3.1. Về việc chọn lọc dự án đầu tư
Có lộ trình hợp lý tổ chức thực hiện dự án đầu tư khu công nghệ cao và các KCN chuyên ngành với các chính sách ưu đãi thích hợp. Tùy theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh xác lập danh mục các dự án ưu tiên gọi vốn đầu tư, trong đó chú trọng các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các dự án công nghệ kỹ thuật cao, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học, công nghiệp sạch… các dự án có ý nghĩa kinh tế - xã hội đối với tỉnh để qua đó tổ chức vận động xúc tiến đầu tư và từng bước chủ động trong gọi vốn đầu tư các cơng trình trọng điểm.
Việc xây dựng danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư, theo hướng giảm dần các loại dự án có cơng nghệ gây ơ nhiễm, các dự án gia công sử dụng nhiều lao động tại các trung tâm đô thị.
3.3.3.2. Tăng cường xây dựng đồng bộ hạ tầng KCN, khu dân cư
Việc quy hoạch đầu tư phát triển hạ tầng các KCN chủ yếu do các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN thực hiện. Tùy vào từng KCN sẽ được xem xét chặt chẽ hơn về loại ngành nghề và tiêu chí bố trí dự án đầu tư vào KCN để nâng cao chất lượng dự án đầu tư. Đồng thời, tỉnh cũng xem xét các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN, nhất là cơ chế tạo vốn (miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ vốn vay ưu
đãi, nới lỏng điều kiện vay như được thế chấp diện tích đất đã hồn thiện hạ tầng để
vay vốn tiếp tục đầu tư, khuyến khích các Công ty chủ động trong huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau…). Khi điều kiện tài chính cho phép, tỉnh thông qua Công ty kinh doanh hạ tầng KCN, đầu tư hạ tầng KCN bằng nguồn vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, nhằm chủ động trong việc thu hút vốn đầu tư và thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN trên, trước mắt ưu tiên đầu tư các KCN tại các vùng kinh tế - xã hội khó khăn, khu cơng nghệ cao và các KCN chuyên ngành cần khuyến khích đầu tư.
Đối với khu dân cư phục vụ KCN: khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất là các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN đầu tư phát triển khu dân cư theo quy hoạch, chú trọng các dự án phục vụ cho các đối tượng thu nhập thấp, nhà cho công nhân thuê. Khai thác quỹ đất và thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất tại một số khu vực nhất định để tạo nguồn vốn xây dựng phát triển hạ tầng.
Thường xuyên rà soát, phân loại các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư trong các KCN để có những biện pháp thích hợp
Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, chú trọng việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn
vướng mắc của doanh nghiệp, xem đây là biện pháp tiếp thị đầu tư trực tiếp, tiết kiệm