3.1. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN
3.1.1. Phân tích các điểm mạnh
3.1.1.1. Vị trí địa lý thuận lợi, kết cấu cơ sở hạ tầng hiện đại
Về vị trí địa lý: Đồng Nai nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhiều cửa ngõ ra vào thuận lợi với các nước khu vực và thế giới, đã có hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại tầm cỡ khu vực, tiếp tục được đầu tư nâng cấp, mở rộng và phát triển.
Địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt, tiện lợi
trong san lấp, xử lý nền móng cơng trình. Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương; phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Về hệ thống giao thơng: Là một tỉnh có hệ thống giao thơng thuận tiện với nhiều
tuyến đường huyết mạch Quốc gia đi qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả
nước, đồng thời có vai trị gắn kết vùng Đơng Nam Bộ với Tây Nguyên. Hệ thống cảng tại Đồng Nai gồm: cảng Long Bình Tân trên sơng Đồng Nai, cảng Gị Dầu A, cảng Gị Dầu B trên sơng Thị Vải.
Theo đề án phát triển kết cấu hạ tầng cho giai đoạn 2006 – 2010, Đồng Nai sẽ có các cơng trình như: cầu đường nối Nhơn Trạch với Quận 9, đường và cầu Thủ Biên nối qua tỉnh Bình Dương, cầu Mã Đà nối Đồng Nai với Bình Phước, cầu Đắc Lua nối Đồng Nai với Lâm Đồng. Riêng các cơng trình của Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn này sẽ là: sân bay Quốc tế Long Thành, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường sắt cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang, cầu Đồng Nai, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Về hệ thống cấp điện: Sử dụng nguồn điện chung của lưới điện quốc gia, hệ thống 15 KV đã phủ kín 171 phường, xã, thị trấn trong tồn tỉnh, đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà đầu tư. Trạm điện Long Bình là điểm kết nối của mạng lưới điện Quốc gia từ các Nhà máy thủy điện Trị An, Đa Nhim, nhiệt điện Phú Mỹ. Đặc biệt, một số KCN đã tự xây dựng hệ thống phát điện nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư tại KCN như: KCN Amata, KCN Nhơn Trạch 3, KCN Bàu xéo…
Về hệ thống cấp nước: Đồng Nai có hệ thống sơng ngịi chằng chịt với trên 60
sông suối lớn nhỏ và hơn 23 hồ chứa nước, trong đó lớn nhất là hồ Trị An có diện tích 323 km2 có trữ lượng khoảng 2,8 tỷ m3 nước. Nguồn nước mặt vừa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của tỉnh vừa có thể cung cấp cho các tỉnh lân cận. Ngoài ra Đồng Nai cịn có hệ thống nước ngầm có trữ lượng khá lớn đạt 1,94 triệu m3/ngày dạng tĩnh, khoảng 3 triệu m3/ngày dạng động. Đây là nguồn nước dự phịng có thể phục vụ sản xuất và xây dựng với quy mô vừa và nhỏ.
Về hệ thống thông tin: Thông tin liên lạc của Đồng Nai đã được đầu tư mở rộng
và hiện đại hóa đáp ứng tốt yêu cầu với chất lượng cao. Tồn tỉnh có 79 bưu cục, 47 tổng đài điện thoại điện tử, tập trung ở các trung tâm công nghiệp. Dịch vụ thông tin di
động đã có: thơng tin di động hệ GSM với 17 trạm phủ sóng tại Thành phố Biên Hòa,
và tất cả các trung tâm huyện. Dịch vụ nhắn tin đã có: nhắn tin Việt Nam (107, MCC, Phonelink, ABC, EPRO), Internet, VN.Mail, VNN, truyền số liệu tốc độ cao ISDN... với hệ thống truyền dẫn cáp sợi quang đảm bảo chất lượng, nhanh chóng, chính xác.
Dịch vụ bưu chính đã có chuyển phát nhanh EMS, chuyển phát nhanh tận nơi: DHL Fedex, Airborne, PCN, UPS, Vinacargo....
3.1.1.2. Cơ sở hạ tầng trong KCN khá hoàn chỉnh.
Cơ sở hạ tầng trong KCN là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, ngày 11/9/2007, UBND tỉnh Đồng Nai đã có chỉ thị số 34/CT-UBND về việc nâng cao trách nhiệm của các công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN trong đó đề nghị các cơng ty tích cực xây dựng các hạng mục hạ tầng KCN nhằm
đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thu hút đầu tư mới, trên cơ sở
thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch chi tiết KCN đã được phê duyệt. Có thể nhận thấy các KCN Đồng Nai có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hiện đại, một phần do chủ trương nhất quán của lãnh đạo tỉnh trong việc quản lý, một phần do cấu tạo nền đất cứng giúp cho việc xử lý nền móng các cơng trình hạ tầng ít tốn kém. Các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN đã đầu tư khoảng 254,69 triệu USD xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật KCN như: hệ thống điện, nước, thông tin; hệ thống giao thông; hệ thống xử lý nước thải… tạo thuận lợi trong việc thu hút đầu tư như: KCN Amata đầu tư 32,9 triệu USD, KCN Biên Hòa 2 đầu tư 18,04 triệu USD, KCN Loteco đầu tư 26,14 triệu USD, KCN Nhơn Trạch 3 đầu tư 54,48 triệu USD... Bên cạnh đó, UBND cũng đề nghị các Công ty cấp nước, Công ty điện lực, Bưu chính viễn thơng, Quỹ Hỗ trợ phát triển phối hợp chặt chẽ với các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN hoàn thiện mạng lưới cấp điện, nước, thông tin liên lạc trước khi thu hút đầu tư.
3.1.1.3. Tỷ lệ lấp đầy KCN cao
Tính đến hết năm 2007, Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập 25 KCN với diện tích là 7.009 ha, trong đó: có 17 KCN đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động; 08 KCN đang xây dựng cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ lấp đầy KCN trung bình đạt 65,1%, đây là tỷ lệ khá cao so với cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (cả nước đạt 49,9%; vùng KTTĐ phía Nam đạt 52,5%). Đặc biệt có 08 KCN đã lấp đầy diện tích, chiếm 32,0% tổng số KCN.
3.1.1.4. Chủ trương nhất quán của lãnh đạo tỉnh trong việc thực hiện mơ hình một cửa, tại chỗ
Đồng Nai là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện quản lý nhà nước
trong các KCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Với cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, UBND tỉnh Đồng Nai đã ủy quyền cho Ban quản lý các KCN Đồng Nai được xin ý kiến trực tiếp các Bộ, các cơ quan Quản lý Nhà nước về những vấn đề chuyên môn mà nhà đầu tư đặt ra vượt ngồi quyền hạn của mình, để giải quyết kịp thời yêu cầu của nhà đầu tư.
Với quan điểm, “coi khó khăn của nhà đầu tư như khó khăn của chính mình”, tỉnh đã tích cực cải tiến phương thức, lề lối làm việc, tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ, tăng cường hiệu lực chỉ đạo, điều hành, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp; quan trọng hơn là đã rút ngắn thời gian so với quy định, cụ thể như: thời gian cấp giấy phép xuất nhập khẩu từ 15 ngày theo quy định của Bộ Thương mại được rút ngắn cịn trung bình 3 ngày, trong đó 70,0% số giấy phép được cấp trong 1 ngày, 27,0% trong 2 ngày; cấp giấy phép đầu tư từ 15 ngày theo quy
định, 2/3 hồ sơ được rút ngắn còn 7 ngày, 50,0% được giải quyết từ 3 - 5 ngày; cấp
chứng chỉ C/O Form D trong 2 giờ... góp phần vào thành công bước đầu của việc thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” trong các KCN trên địa bàn tỉnh.
3.1.1.5. Thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngồi, vốn lớn
Tính đến hết năm 2007, các KCN Đồng Nai đã thu hút được 961 dự án với tổng vốn đầu tư là 9.754 triệu USD, trong đó có 685 dự án FDI đến từ 32 Quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư là 8.120,5 triệu USD, trong đó có nhiều dự án có quy mơ lớn, trình độ cơng nghệ sản xuất cao, đặc biệt có một số dự án đầu tư vào lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích đầu tư (xin tham khảo phụ lục 3.2). Đây chính là các Cơng ty, Tập đồn “neo đậu” nơi kéo các nhà đầu tư mới vào các KCN Đồng Nai. Thơng thường các nhà đầu tư mới có tâm lý sẽ tìm đến các KCN nơi đã có sẵn các nhà đầu tư lớn, có uy tín, lấy đó làm cơ sở cho lòng tin của sự lựa chọn.
3.1.1.6. Quỹ đất dùng để thu hút đầu tư còn nhiều
Tính đến hết năm 2007, tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập 25 KCN với diện tích đất tự nhiên là 7.009 ha, trong đó đất có thể cho thuê là 4.753 ha, đất đã cho thuê là 3.095 ha chiếm 65,1%. Bên cạnh đó tỉnh cũng đang hồn thiện thủ tục xin Chính phủ cho phép thành lập các KCN mới theo đề án quy hoạch mạng lưới các KCN tại tỉnh với tổng diện tích khoảng 4.224 ha trong đó đất có thể cho thuê là 2.847 ha. Như vậy, đến nay tỉnh Đồng Nai còn 4.505 ha đất KCN dùng cho thuê thu hút đầu tư, trong đó có 1.658 ha đất đã được Thủ tướng phê duyệt. Đây là tiềm năng rất lớn để Đồng Nai lựa chọn quy mô dự án đầu tư, điều chỉnh ngành nghề thu hút đầu tư vào các KCN của mình.
3.1.1.7. Mạng lưới các cơ sở giáo dục đào nguồn nhân lực đa dạng
Tính đến hết năm 2007, tồn tỉnh đã có 01 trường Đại học, 10 trường Cao đẳng, 08 trường trung cấp chuyên nghiệp, 08 trung tâm dạy nghề và 45 cơ sở dạy nghề tư thục. Bên cạnh đó, tỉnh cịn liên kết với các cơ sở giáo dục đào tạo trong và ngoài nước
đào tạo nguồn nhân lực tại Đồng Nai như Đại học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,
Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, học viện AITCV của Thái Lan đào tạo thạc sỹ tại trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi… Hàng năm, các cơ sở giáo dục tại Đồng Nai đã đào tạo khoảng 80 thạc sỹ; 9.000 cử nhân, kỹ sư trình độ Đại học, Cao đẳng; 4.000 lao động có trình độ trung cấp; 7.000 lao động kỹ thuật viên, công nhân bậc 3/7 cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường lao động.