KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đồng nai đến năm 2020 (Trang 27 - 30)

Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, xác định các mục tiêu dài hạn, cơ bản của một doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt động và các chính sách điều hành việc thu thập, xử dụng và bố trí các nguồn lực để tạo hợp lực đạt các mục

tiêu cụ thể, làm tăng sức mạnh một cách hiệu quả nhất và giành được lợi thế bền vững tạo giá trị gia tăng cao.

Để xây dựng chiến lược cần qua 3 giai đoạn: Xác định nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu của cơng ty; phân tích mơi trường bên trong và bên ngồi của cơng ty và lựa chọn chiến lược thích nghi. Trên cơ sở lý thuyết, chương 1 đã xây dựng mơ hình hoạch định chiến lược thu hút vốn đầu tư vào KCN theo trình tự: xác định nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu thu hút vốn đầu tư; phân tích mơi trường bên trong, bên ngồi KCN; và xây dựng, lựa chọn chiến lược thích nghi.

Các cơng cụ mà chương 1 đề xuất để xây dựng chiến lược là: ma trận đánh giá các yếu tố bên trong; ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài và ma trận SWOT. Tuy nhiên, luận văn sử dụng ma trận SWOT để xây dựng chiến lược thu hút vốn đầu tư.

Bên cạnh đó chương 1 cũng đưa ra các bước cơ bản để triển khai thực hiện chiến lược. Dựa vào kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào KCN của Thái Lan, Bình Dương rút ra bài học kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư mà các Quốc gia, các tỉnh của Việt Nam đang thực hiện như: Mục tiêu thu hút đầu tư vào KCN phải được xác định rõ ràng; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vào KCN; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật bên trong cũng như bên ngoài KCN; tham gia xúc tiến đầu tư, khuếch trương khi xây dựng KCN; cung cấp lực lượng lao động đủ về số lượng cũng như chất lượng cho nhà đầu tư…

Chương 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN ĐỒNG NAI 2.1.1. Tổng quan về các KCN Việt Nam

Tính đến năm 2007, cả nước có 179 KCN (khơng tính các Khu kinh tế) đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích 42.986 ha, trong đó đất có thể cho thuê là 28.813 ha (chiếm 67,0%). Trong số này có 110 KCN đã hoàn thành cơ sở hạ tầng với tổng diện tích là 25.981 ha, trong

đó đất có thể cho thuê là 17.715 ha, đất đã cho thuê là 13.108 ha chiếm 74,0%. Cả nước có 69 KCN đang xây dựng cơ sở hạ tầng trên diện tích 17.005 ha, trong đó đã cho th là 1.264 ha chiếm 11,4% (xin tham khảo phụ lục 2.1). Các KCN phân bố ở 55 tỉnh, thành phố, tập trung ở

3 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc, miền Trung là 133 KCN với tổng diện tích đất 35.067 ha, chiếm 81,6% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước.

Đến hết năm 2007, cả nước đã có 11 Khu kinh tế được thành lập, bao gồm: Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Chân Mây – Lăng Cô, Vũng Áng, Nghi Sơn, Vân Phong, Đảo Phú Quốc, Đông Nam Nghệ An, Vân Đồn và mới nhất là KKT Đình Vũ thuộc huyện Cát Hải, Hải Phịng, với tổng diện tích đất và mặt biển đạt 570.500ha.

Tính đến hết năm 2007, các KCN cả nước đã thu hút được trên 2.700 dự án FDI với tổng vốn trên 26.000 triệu USD và gần 3.000 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn trên 140.000 tỷ đồng (chưa kể các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng vốn 1.200 triệu USD và 45.000 tỷ đồng). Hiện nay có khoảng 3.600 dự án trong các KCN cả nước đã đi vào sản xuất kinh doanh với tổng vốn thực hiện đạt gần 12.000 triệu USD và 80 nghìn tỷ đồng.

Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN trong năm 2007 đạt gần 20.000 triệu USD, tăng 20,0% so với năm 2006 và chiếm 30,0% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước; giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN đạt khoảng 10.000

triệu USD, tăng 28,0% so với năm 2006; giá trị nhập khẩu đạt 16.800 triệu USD; thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước 1.400 triệu USD. Giá trị sản xuất cơng nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN bình quân đạt 1,4 triệu USD – 1,6 triệu USD/ha/năm. Các doanh nghiệp trong KCN hiện đang giải quyết việc làm cho 1.062.251 lao động.

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của các KCN Việt Nam đến 31/12/2007 Diện tích (ha) Diện tích (ha) Stt Vùng kinh tế Tổng số KCN Đất tự nhiên Đất có thể cho thuê Đất đã cho thuê Tỷ lệ (%) Lao động (người) I Đã xây dựng xong CSHT 110 25.981 17.716 13.108 74,0 1.042.810 1 Vùng KTTĐ phía Nam 58 15.504 10.641 8.024 75,4 708.441 2 Vùng KTTĐ phía Bắc 17 4.338 2.918 2.052 70,3 119.855 3 Vùng KTTĐ miền Trung 12 2.697 1.811 1.276 70,5 102.127 4 Vùng kinh tế khác 23 3.442 2.346 1.756 74,9 112.387 II Đang xây dựng CSHT 69 17.005 11.097 1.264 11,4 19.441 1 Vùng KTTĐ phía Nam 31 8.917 5.827 616 10,6 4.389 2 Vùng KTTĐ phía Bắc 14 3.511 2.342 449 19,1 2.304 3 Vùng KTTĐ miền Trung 1 100 4 Vùng kinh tế khác 23 4477 2.928 199 6,8 12.748 III Tổng cộng 179 42.986 28.813 14.372 49,9 1.062.251

Nguồn: Khu công nghiệp Việt Nam [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đồng nai đến năm 2020 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)