ĐỘNG CỦA CÁC CTCK ĐANG NIÊM YẾT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán đang niêm yết (Trang 74 - 77)

- Tạp chí Finance Asia Nhà môi giới tốt nhất Vi ệt Nam năm

ĐỘNG CỦA CÁC CTCK ĐANG NIÊM YẾT

3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCK

ĐếN NĂM 2020

3.1.1 Định hướng phát triển của Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến

năm 2020, trong đó nêu rõ mục tiêu tổng quát: “Phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khốn đóng vai trị chủ đạo; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, duy trì trật tự, an tồn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực.”

Theo đó, mục tiêu cụ thể là: Phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy

động vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010 giá

trị vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP. Hiện nay, UBCKNN đang dự kiến triển khai “Đề án chiến lược phát triển TTCK giai

đoạn 2010 – 2020” trong năm 2009-2010 và trình Chính phủ vào cuối năm 2010. Quy

mơ vốn hóa thị trường vào năm 2015 dự kiến đạt 65-70% GDP, đến năm 2020 đạt 90- 100% GDP. Cấu trúc thị trường được hoàn thiện theo hướng, HOSE sẽ là nơi niêm yết cổ phiếu doanh nghiệp lớn, HNX là nơi niêm yết cổ phiếu doanh nghiệp nhỏ, thị

trường UPCoM và UPCoM mở rộng. Ngoài ra, thị trường trái phiếu chuyên biệt và thị trường công cụ phái sinh cũng được tập trung triển khai. Đề án Chiến lược đề ra

những mục tiêu, giải pháp phát triển TTCK đến năm 2020, trong đó bao gồm: Các

giải pháp trước mắt là phát triển cung hàng hóa (quy mơ, chất lượng, chủng loại), tái cấu trúc thị trường, phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước, hoàn thiện

khung pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước, mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực…; Và các giải pháp dài hạn như đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tái cấu trúc thị trường, phát triển trung gian thị trường, liên kết quốc tế, phát triển sản phẩm mới và dịch vụ mới…

Việc hoàn thiện khung pháp lý và xây dựng chính sách cho TTCK sẽ góp phần vào việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về TTCK và hoạt động chứng khốn; đảm bảo tính răn đe, giáo dục của pháp luật đối với các chủ thể tham gia thị trường; bảo đảm

thị trường ngày càng phát triển và hoạt động công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.

3.1.2 Cam kết mở cửa theo WTO

Theo cam kết trong đàm phán với các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sau 05 năm gia nhập (có hiệu lực từ 11/01/2007) Việt Nam sẽ chính thức rộng cửa đón các CTCK nước ngồi hoạt động. Cũng từ thời điểm sau 05 năm kể từ

khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khốn nước ngồi sẽ

được thành lập chi nhánh ở những loại hình như cung cấp dịch vụ quản lý tài sản như

quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác; dịch vụ tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán, bao gồm tư vấn và nghiên cứu đầu tư, danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại công ty, lập chiến lược và cơ cấu lại cơng ty.

Cịn trước mắt, ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khốn nước ngồi chỉ được phép được thành lập văn phòng đại diện và công ty liên

doanh với đối tác Việt Nam. Và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngồi trong liên doanh

đó khơng vượt q 49%.

Sau năm 2012 các CTCK nước ngoài sẽ là đối thủ cạnh tranh “đáng gờm” đối với

CTCK trong nước với ưu thế về tiềm lực tài chính mạnh, cơng nghệ, nhân sự trình độ chất lượng cao, kinh nghiệm hoạt động. Như vậy, môi trường cạnh tranh của các

CTCK ngày càng khốc liệt hơn.

3.1.3 Kinh tế vĩ mô và TTCK Việt Nam

3.1.3.1 Kinh tế vĩ mô Việt Nam

Bức tranh kinh tế Việt Nam 2010 được xây dựng dựa trên những dự báo về sự phục hồi chung của nền kinh tế thế giới và sự linh hoạt trong điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam. Theo nhận định của nhiều tổ chức tài chính lớn,

kinh tế Việt Nam 2010 tương đối khả quan với tốc độ tăng trưởng GDP dao động

quanh mức 6,5%, lạm phát được kiểm soát từ 7-8%, FDI tăng 10%, kim ngạch xuất nhập khẩu hồi phục và dự kiến thâm hụt cán cân thương mại khoảng 10% GDP.

Bảng 3.1 Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 2010-2011

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Tăng trưởng GDP (%) 6.0 6.9

Chỉ số giá bình quân (%) 8.7 9.0

Ngân sách quốc gia (% GDP) -8.0 -7.7 Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) 63.7 70.9 Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) 76.2 83.5 Cán cân thương mại (%GDP) -10.0 -9.9 Tỷ giá USD/VND (bình quân) 18970.0 19305.0

Nguồn: The Economist Intelligence Unit

3.1.3.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam

Về cơ bản, với sự hồi phục của TTCK Việt Nam trong năm 2009 và bức tranh kinh tế vĩ mô năm 2010 được dự báo khả quan hơn, TTCK được kỳ vọng sẽ có bước tăng

trưởng tốt hơn. Trong năm tới các cơ quan chức năng và UBCKNN cũng dự định sẽ

thực hiện những cải cách, biện pháp nhằm hỗ trợ thị trường, hỗ trợ giao dịch nhằm tạo tính thanh khoản cho thị trường như thực hiện giao dịch ký quỹ, thanh toán T+2, thêm giờ giao dịch buổi chiều…

Diễn biến thị trường sẽ phụ thuộc vào tổng hịa nhiều yếu tố vĩ mơ và vi mơ như chính sách tiền tệ và các biện pháp nhằm kích thích tăng trưởng nhưng vẫn phải kiềm chế lạm phát của Chính phủ, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm

yết… Năm 2010, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết nhìn chung sẽ

khó có đột biến như trong năm 2009 do các chính sách hỗ trợ bị thu hẹp dần, giá các yếu tố đầu vào có xu hướng tăng. Nhiều khả năng trong giai đoạn đầu nửa năm TTCK khó có diễn biến đột biến, sự tăng trưởng mạnh nhiều khả năng sẽ xảy ra trong giai đoạn cuối năm cùng với xu hướng độ rộng thị trường sẽ mở ra và có sự phân hóa giữa

các nhóm ngành và nhóm cổ phiếu.

3.1.4 Triển vọng phát triển của ngành

3.1.4.1 TTCK sẽ trở thành kênh huy động vốn và kênh đầu tư hiệu quả của nền kinh tế của nền kinh tế

Tổng số lượng doanh nghiệp đăng ký trong nền kinh tế đến năm 2010 dự kiến đạt 539 ngàn, tốc độ tăng bình quân đạt 18%/năm13 , cộng với khoảng 1.000 công ty cổ phần

đại chúng đã đăng ký với UBCKNN. Ngoài ra, theo kế hoạch cổ phần hóa doanh

nghiệp Nhà nước của Chính phủ đến 2010, cả nước cịn 7114 tập đồn, tổng cơng ty phải cổ phần hóa, đáng chú ý là các doanh nghiệp lớn thuộc các ngành kinh tế trọng

điểm như tài chính, năng lượng, bưu chính viễn thơng... Nhà nước cịn cần huy động

nguồn vốn khá lớn từ trái phiếu phục vụ cho mục đích đầu tư phát triển. Triển vọng

này sẽ làm phát sinh nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính doanh nghiệp; lượng cung

13http://www.vbis.vn/vbis/index.php?option=com_content&view=article&id=17%3Avn-vuot-chi-tieu-doanh-nghiep-thanh-lap&catid=1%3Atin-tc&Itemid=6&lang=vi nghiep-thanh-lap&catid=1%3Atin-tc&Itemid=6&lang=vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán đang niêm yết (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)