.Cải cách luật lệ và giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hệ thống ngân hàng việt nam , nghiên cứu so sánh với trung quốc (Trang 71 - 73)

Các bước tái cấu trúc và tự do hĩa được tiến hành cùng với việc cải tiến các quy

định luật lệ, Trung Quốc và Việt Nam đã cĩ những bước cải cách các nền tảng pháp lý.

4.3.1.Trung Quốc

Nỗ lực cải cách cơ sở hạ tầng mềm của hệ thống ngân hàng đầu tiên ở Trung Quốc

được thực hiện vào năm 1984, khi mà hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành. Vào

năm 1995, cùng với việc nâng cao vị trí của Ngân hàng Trung ương, quy định về đủ vốn

được áp dụng cho tất cả các ngân hàng thương mại cũng như các tỷ lệ an tồn như tỷ lệ cho

vay so với huy động vốn, cơ cấu tài sản nợ các khoản nợ thanh khoản. Năm 2002, Ngân hàng Nhân dân Trung hoa và đến năm 2003, các nhà lập pháp Trung Quốc đã triển khai việc phân loại nợ thành năm nhĩm theo chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, quy định này dường như khơng được thực thi một cách nghiêm ngặt. Nguyên nhân của sự yếu kém này là do PBOC khơng cĩ khả năng và các biện pháp chế tài nhằm thực hiện tốt chức năng giám sát của mình.

Với việc thành lập Ủy ban Giám sát Hoạt động Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) vào năm 2003, đã cĩ nhiều cải thiện về quy chế và luật lệ. Những cải thiện này cĩ thể chia thành chất lượng tài sản, đủ vốn và quy định giám sát chung.

Về gĩc độ chất lượng tài sản, hệ thống phân loại nợ theo năm cấp đã được củng cố và chế tài thực hiện nghiêm ngặt hơn cho tất cả các ngân hàng vào cuối năm 2005. Theo lộ trình này, vào cuối năm 2008, việc trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ sẽ được áp dụng. Trong năm 2005, CBRC đã ban hành ba cơng cụ nhằm tăng cường việc theo dõi nợ xấu gồm so

sánh nhĩm ngang nhau, đánh giá việc phân loại nợ chính xác và theo dõi những khoản nợ

được chuyển sang những nhĩm khác. Cuối cùng, vào năm 2006, việc cho vay tập trung vào

ngành hay một doanh nghiệp được giới hạn, điều mà các ngân hàng hiện đang cĩ những

khoản nợ tập trung rất lớn vào các doanh nghiệp nhà nước.

Về gĩc độ đủ vốn, quy định về đủ vốn theo chuẩn mực Basel đã được áp dụng với yêu cầu vốn cấp 1 tối thiểu là 4%, vốn cấp hai tối thiểu là 8% và chậm nhất đến cuối năm 2007, các ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu này. Hơn thế, quy định ngân hàng đã ban hành khung dựa vào rủi ro với những hướng dẫn cho rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Thêm vào đĩ, CAMEL, mơ hình đánh giá rủi ro được áp dụng với các tiêu chí

định lượng và định tính về vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản lý, tính thanh khoản và

khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, hệ thống này mới chỉ được áp dụng đối với các ngân hàng cổ phần.

Cuối cùng, chế tài đã bắt đầu được xem xét và một vài sự trừng phạt đã được đưa ra. Điều này đã được hỗ trợ bởi việc ban hành bảo vệ pháp lý cho những người giám sát. Thêm vào đĩ, CBRC đang triển khai những chương trình hết sức quy mơ để nâng cao năng lực nhằm đủ khả năng giám sát trực tiếp và giám sát từ xa hoạt động của các ngân hàng.

Những nỗ lực cũng đã cải thiện việc quản trị ngân hàng thơng qua việc thành lập hội đồng cổ đơng với các thành viên hội đồng quản trị bên ngồi nhưng đây chỉ là một

bước đi rất nhỏ. Cuối cùng quy định về việc cơng bố thơng tin, nhất là các ngân hàng niêm yết phải qua kiểm tốn cũng như việc cơng bố báo cáo tài chính chi tiết và đầy đủ. CBRC

đã đang đẩy mạnh việc minh bạch bằng cách cơng bố dữ liệu của từng ngân hàng.145

4.3.2.Việt Nam

Việc ban hành và thực thi các quy định theo các chuẩn mực quốc tế là một trong những vấn đề tương đối khĩ khăn ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho dù cịn nhiều việc phải làm nhưng việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng ở Việt Nam đã cĩ những

bước tiến đáng kể. Khung khổ pháp lý đầu tiên cho hoạt động ngân hàng chính là Hai Pháp lệnh về hoạt động của ngân hàng Nhà nước và hoạt động của các tổ chức tín dụng được

ban hành vào năm 1990 sau sự sụp đổ của hệ thống hợp tác xã tín dụng. Bây giờ nhìn lại cĩ thể thấy nhiều vấn đề bất cập, nhưng ở thời điểm đĩ, cĩ thể coi như một bước đi dài của tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng. Trong các pháp lệnh này, các quy định về đảm bảo

an tồn trong hoạt động của các ngân hàng cịn rất thơ sơ như tổ chức tín dụng khơng được huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự cĩ và quỹ dự trữ. 146

Một sự cải cách về khung pháp lý sâu rộng được đánh dấu bằng việc ra đời của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng vào năm 1997. Với khung pháp lý này, mơ hình ngân hàng trung ương tuy chỉ là cơ quan trực thuộc ngang bộ, nhưng cĩ vẻ rõ ràng hơn. Đặc biệt là các yêu cầu đảm bản trong hoạt động ngân hàng dần được tiếp cận theo các chuẩn mực quốc tế mà cụ thể là BASEL. Tuy cĩ chút trục trặc trong các quy định về đảm bảo an tồn trong hoạt động ngân hàng vào năm 1999 khi mà yêu cầu các ngân

hàng phải cĩ tỷ lệ vốn cấp 1 trên tổng tài sản cĩ điều chỉnh rủi ro lên đến 8%147 cộng với giai đoạn được cho là khĩ khăn nhất trong hoạt động ngân hàng làm cho khơng ngân hàng nào đảm bảo. Việc quy định các tiêu chuẩn đảm bảo an tồn trong hoạt động của các ngân hàng vào năm 2005 đã cĩ sự tiếp cận rất gần với BASEL I.148 Tuy nhiên, cĩ một điều cần quan tâm là khoảng cách giữa các quy định trên giấy tờ và thực tiễn là tương đối xa và địi hỏi một nỗ lực rất lớn để rút ngắn khoảng cách này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hệ thống ngân hàng việt nam , nghiên cứu so sánh với trung quốc (Trang 71 - 73)