:Tăng trưởng kinh tế, tăng cung tiền và lạm phát ở Việt Nam & Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hệ thống ngân hàng việt nam , nghiên cứu so sánh với trung quốc (Trang 42 - 47)

66 Xem: Goodfriend (2006), trang 30.

67 Đây là nhận định của ơng Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng vụ Chiến lược và Phát triển ngân hàng- NHNN

(10) 0 10 20 30 40 50 60 70 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 TB TQ-Tăng trưởng TQ-CPI TQ-Tăng cung tiền (M2) VN-Tăng trưởng VN-CPI VN-Tăng cung tiền (M2) %

Nguồn: WDI, NHNNVN

3.3.1.2.Giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng

Việc giám sát hoạt động của các ngân hàng được chia thành hai loại gồm: giám sát từ xa và giám sát tại chỗ. Với nỗ lực và tham vọng rất lớn khi thành lập Ủy ban Giám sát hoạt động Ngân hàng, nhưng CBRC chỉ mới làm tương đối tốt cơng tác giám sát từ xa, trong khi việc giám sát tại chỗ vẫn cịn nhiều khĩ khăn. Theo Ts. Lê Xuân Nghĩa thì cả Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khơng thể biết được những sự thay đổi lớn trong tài sản của các ngân hàng thương mại một cách cập nhật. Nhìn chung, khả năng giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính vẫn đang là câu hỏi lớn đối với cả hai nước.69

Với cách thức và các cơng cụ giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay, việc đảm bảo các ngân hàng thương mại tuân thủ một cách chặt chẽ các quy định đang gặp nhiều khĩ khăn.

3.3.2.Hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian

3.3.2.1.Trung Quốc

Điểm đầu tiên cần nĩi đến là quy mơ của hệ thống ngân hàng Trung Quốc rất lớn

so với nền kinh tế. Vào năm 2005 tổng tín dụng nội địa lên tới 3.000 tỷ đơ la (24.837 tỷ

RMB),70 lớn hơn 150% GDP. Khơng chỉ lớn so với bản thân nền kinh tế của Trung Quốc mà quy mơ hệ thống ngân hàng Trung Quốc cũng rất lớn so với tồn thế giới (xếp hạng thứ năm sau Mỹ, Nhật, Đức và Anh). Tuy nhiên, hoạt động và mức độ an tồn của hệ thống

ngân hàng Trung Quốc là điều làm nhiều người quan ngại.

Do các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước vẫn chi phối hệ thống ngân hàng dẫn đến sự cạnh tranh trong các ngân hàng cịn tương đối thấp thể hiện ở lãi suất biên lên đến

1,79% so với 1,38% của các nước đơng Âu.71 Các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Các khoản cho vay chiếm đến 60,8% tổng tài sản của các ngân hàng. Các khoản vay tập trung vào các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn (85% các khoản cho vay). Các loại hình cho vay hiện đại như cho vay thế chấp bất động sản, cho vay tiêu dùng cá nhân cịn chiếm một tỷ trọng hết sức khiêm tốn. Các loại hình đầu tư khác trong tài sản ngân hàng chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ. Về phía tài sản nợ, tiền gửi và các khoản huy động ngắn hạn chiếm

đến 89,1% tổng tài sản, trong khi con số này của các nước đơng Âu là 78,12%. Điều này

phần nào thể hiện sự nghèo nàn của các dịch vụ ngân hàng.72

Các chuẩn tắc thị trường chưa được áp dụng rộng rãi nên kết quả dẫn đến là các

khoản vay cĩ chất lượng rất kém, tỷ lệ nợ xấu rất cao. Con số cĩ vẻ được phía Trung Quốc thừa nhận là vào năm 2004, tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng lên đến 480 tỷ USD, chiếm 36% GDP. 73 Tuy phải rút lại báo cáo cơng bố vào giữa năm 2006, nhưng Ernst&Young tính tốn tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc lên đến trên 900 tỷ USD, chiếm đến 40% tổng dư nợ, bằng 55% GDP.74 Theo con số chính thức của Ủy ban Giám sát hoạt động Ngân hàng Trung Quốc, đến cuối quý III/2006, tổng nợ xấu của các

ngân hàng Trung Quốc (chưa tính phần chuyển giao cho các AMC) vào khoảng 170 tỷ đơ- la, trong đĩ, riêng tại các NHTMNN là 132 tỷ.75 Dù con số nào chăng nữa đều cho thấy rằng, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc là một vấn đề hết sức nghiêm trọng.

Hoạt động và lợi nhuận vẫn chủ yếu dựa vào tín dụng với 80,82% lợi nhuận hoạt

động. Thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng chiếm một tỷ trọng hết sức khiêm tốn. Trong

70 Xem: http://www.pbc.gov.cn/english/diaochatongji/tongjishuju/gofile.asp?file=2005S4.htm, 22/08/2006

71 Theo nghiên cứu của Ligang Songbieen lãi suất đã gia răng đáng kể trong những năm cuối thập niên 1990. Với khoản cho vay 1 năm, biên lãi suất vào tháng 06/1999 lên đến 3,6% (Huang, 2006, trang 122).

72 Xem: Garrcía-Herrero (2006), trang 309-311

73 Xem: Du (2005), trang 2

74 Xem: The Financial Time, 04/05/2006; http://www.chinadaily.com.cn/china/2006-

05/15/content_590282.htm, 09/02/2007; và Ernst& Young (2006).

khi tỷ trọng thu nhập rịng từ lãi và thu nhập rịng ngồi lãi ở các ngân hàng đơng Âu là 57- 43. Hiệu quả hoạt động kinh doanh rất thấp. Tỷ lệ thu nhập rịng trên tổng tài sản (ROA) và thu nhập rịng trên vốn chủ sở hữu (ROE) vào năm 2003 chỉ là 0,14% và 3,05%, trong khi con số này của các ngân hàng đơng Âu là 1,43% và 13,57% (xem hình 3.3 và 3.4).

Cho dù đã được sự trợ giúp rất lớn của nhà nước, nhưng do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu cao, nên tỷ lệ an tồn vốn (CAR) cịn rất thấp. Cuối năm 2003 con số này chỉ là 6,73% so với 8% của tiêu chuẩn quốc tế và bình quân 12,35% của các nước đơng Âu (xem hình 3.4).76 Tuy nhiên, đối với các ngân hàng đã được cổ phần hĩa, tỷ lệ an tồn vốn đã được cải thiện đáng kể.

3.3.2.2.Việt Nam

So với Trung Quốc, quy mơ hệ thống ngân hàng Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều về cả quy mơ nền kinh tế và so con số tuyệt đối. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của các ngân hàng Việt Nam đến cuối năm 2005 chỉ vào khoảng 550 nghìn tỷ đồng, 77 bằng 65,6% GDP. Khơng chỉ so với Trung Quốc mà cịn đối với các nước trong khu vực, tỷ lệ tín dụng so với GDP của Việt Nam, một chỉ tiêu so sánh độ sâu tài chính, cịn rất khiêm tốn. 78 Tuy nhiên, với mức độ tăng trưởng tín dụng trên 25% trong những năm qua, thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa, dư nợ cho vay sẽ vượt quá GDP. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao như vậy

đã được IMF, WB khuyến cáo là nĩng, khơng cĩ lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mơ và phát

triển dài hạn.79

Tương tự như Trung Quốc, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn do các NHTMNN thống lĩnh, thêm vào đĩ các sản phẩm dịch vụ cịn lạc hậu, nghèo nàn nên hoạt động của các ngân hàng trong nước vẫn tập trung vào việc huy động vốn rồi đem cho vay theo kiểu truyền thống. Thu nhập chính vẫn từ hoạt động cho vay. Biên lãi suất cịn cao hơn so với cả Trung Quốc và các nước đơng Âu. Rất tiếc tác giả khơng cĩ số tổng hợp, nhưng ước

tính, chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra của các ngân hàng Việt Nam là trên 2%. Riêng năm 2005, biên lãi suất của các ngân hàng thương mại được xem là hiệu quả nhất ở Việt Nam

76 Xem: Garrcía-Herrero (2006), trang 309-311

77 Xem: NHNNVN (2005), trang 36

78 Cuối năm 2006, lần đầu tiên, tổng tài sản của tồn hệ thống ngân hàng vượt qua 1 lần GDP, nhưng tổng dư nợ cũng chưa bằng 70% GDP.

gồm Sacombank, ACB và Vietcombank lần lượt là 3,9%, 2,8% và 2,9%.80 Các hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng cịn rất hạn chế (xem hình 3.3 và phụ lục 3, 4&5).

Hình 3.3: Thu dịch vụ so với thu nhập từ hoạt động của ngân hàng các nước (%)

0 10 20 30 40 5 Trung Quốc Việt Nam Malaysia Hồng Kơng Thái Lan Singapore Đài Loan Hàn Quốc Úc 0

Nguồn: Goldman Sachs và ước tính của tác giả

Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhất là các NHTMNN rất thấp, tiềm lực tài chính yếu kém. Theo đánh giá khu vực ngân hàng của Fitch, ROA của các NHTMNN vào cuối năm 2004 chỉ là 0,3%, tỷ số vốn trên tổng tài sản chỉ là 4,07%.81 Theo những con số mà tác giả tổng hợp được thì vào cuối năm 2005, ROA của tất cả hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ vào khoảng 0,6%, tỷ số vốn tự cĩ trên tổng tài sản cĩ điều chỉnh rủi ro khoảng 5%. Các NHTMNN là những ngân hàng cĩ kết quả thấp nhất (xem hình 3.4).

80 Xem: “Đi tìm bí ẩn lợi nhuận ngân hàng” trên TBKTSG, số 2/2007, ngày 25/01/2007, trang 12

Hình 3.4: ROA và CAR vào năm 2004 của một số hệ thống ngân hàng 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hệ thống ngân hàng việt nam , nghiên cứu so sánh với trung quốc (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)