Để cĩ được những đợt phát hành cổ phiếu lần đầu nổi đình nổi đám trong thời gian
qua, trong gần một thập niên tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước, Trung Quốc đã phải bỏ ra một số tiền khổng lồ khoảng 500 tỷ đơ-la (tính luơn số tiền dự kiến chi ra để cơ cấu lại Ngân hàng nơng nghiệp trong năm 2007 này), trong đĩ khoảng 200 tỷ đơ-la dùng để tăng vốn và phần cịn lại được chi cho các cơng ty xử lý nợ để nhận các khoản nợ xấu được chuyển giao từ các ngân hàng thương mại mà theo Ernst&Young (2006), khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc dao động từ 5%-45%.
Đối với Việt Nam, khoản tiền phải bỏ ra so với Trung Quốc là tương đối nhỏ,
nhưng nợ xấu vẫn là điều bí ẩn ở các ngân hàng, cĩ thể khi áp dụng đúng chuẩn mực quốc tế, phần nợ mà các ngân hàng thương mại nhà nước phải xĩa khỏi bảng cân đối của mình (dùng nguồn vốn từ dự phịng rủi ro hay nhà nước hỗ trợ) cĩ thể bằng 5-10% GDP của năm 2006. Đây là một con số khơng hề nhỏ chút nào.
143 Xem: Garrcía-Herrero (2006), trang 317.
Ngồi ra, một vấn đề mà cĩ thể Việt Nam sẽ đi khác con đường Trung Quốc trước khi cổ phần hĩa các NHTMNN, Nhà nước sẽ cho cơ chế để chính các ngân hàng tự xử lý các khoản nợ tồn đọng, những vấn đề tài chính đang tồn tại chứ khơng chuyển hẳn các
khoản nợ xấu sang các AMC độc lập. Điều này cĩ nghĩa là các khoản nợ xấu chỉ được
chuyển từ nội bảng ra ngoại bảng bằng các bút tốn kỹ thuật và về bản chất, các ngân hàng vẫn khơng thể gỡ được gánh nặng nợ xấu.
Nhìn chung, gánh nặng về nợ xấu và các vấn đề cần phải xử lý trong việc tái cấu trúc các ngân hàng, nhất là các NHTMNN ở Việt Nam nhẹ nhàng hơn Trung Quốc. Đây cĩ thể xem là điều may mắn đối với Việt Nam vì hệ thống ngân hàng cịn tương đối nhỏ với quy mơ nền kinh tế. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, cho dù cĩ nhẹ hơn Trung Quốc, nhưng cái gánh của Việt Nam cũng rất nặng.