Kiểm tra, phân tích tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất tại việt nam (Trang 72 - 77)

3.3. Một số kiến nghị cho sự phát triển của hoạt động kiểm toán tiền hợp nhất

3.3.2.1. Kiểm tra, phân tích tài chính

Một trong những khó khăn mà bên mua thường gặp phải khi tiến hành mua bán, sáp nhập đó là tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam không cao, chẳng hạn như thông tin công bố không đáng tin cậy, hệ thống sổ sách, báo cáo

kế tốn yếu kém, khơng đ ược áp dụng phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, kiểm tốn tiền hợp nhất được tiến hành nhằm mục đích cung cấp nguồn thơng tin đầy đủ và đáng tin cậy hơn cho bên mua trong vi ệc ra quyết định. Trong điều kiện mơi trường kinh doanh chưa có những quy định rõ ràng, hồn chỉnh về vấn đề cơng bố thông tin của doanh nghiệp, đồng thời ch ưa có những chế tài nghiêm ngặt đối với việc trình bày sai lệch thông tin trong giao dịch giữa các cá nhân và tổ chức thì tiến hành kiểm tốn tiền hợp nhất, đặc biệt đối với nội dung liên quan đến tài chính vơ cùng phức tạp, địi hỏi người thực hiện phải thận trọng để vừa đảm bảo cung cấp thông tin phù hợp với yêu cầu của khách hàng vừa tránh được rủi ro gặp phải những thông tin không trung thực.

Do phương pháp tiến hành kiểm tốn tiền hợp nhất khơng giống nh ư phương pháp thực hiện các cuộc kiểm tốn thơng th ường cho nên kết quả của dịch vụ này không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào về sự trung thực, hợp lý của thông tin. Tuy nhiên, trong giới hạn nội dung và phạm vi của những thủ tục đã nêu ở chương trước, kiểm toán tiền hợp nhất cố gắng cung cấp cho ng ười sử dụng nguồn thông tin đầy đủ, nhất quán và đáng tin cậy hơn trong số những thơng tin sẵn có do bên bán cung cấp. Dưới đây là một số đề xuất góp phần tăng c ường độ mạnh của thơng tin tài chính từ dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

a. Đối với vấn đề thu thập thông tin

Để thu thập được thơng tin phù hợp, có chất lượng thì các chun gia thực hiện kiểm tốn tiền hợp nhất cần l ưuý những nội dung sau:

 Xem xét nguồn gốc của thông tin v à đối chiếu thông tin thu thập từ các nguồn khác nhau để đánh giá độ tin cậy của những thông tin này.

Cách tốt nhất để tăng cường độ tin cậy của thông tin phục vụ cho việc phân tích là thu thập và đánh giá nguồn cung cấp thơng tin . Thơng tin có được từ nhiều nguồn khác nhau cùng cho kết quả xác minh như nhau thì độ tin cậy của thơng tin đó sẽ cao hơn. Do đó, với cùng một vấn đề người thực hiện kiểm toán tiền hợp nhất nên thu thập và kiểm tra chéo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, để nâng cao chất lượng của thông tin.

 Kiểm tra hệ thống xử lý và cung cấp thơng tin tại doanh nghiệp

Nếu một doanh nghiệp có thiết lập hệ thống xử lý thông tin hữu hiệu, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho ban quản lý trong việc điều h ành đơn vị thì thơng tin thu thập từ đơn vị đó có độ tin cậy cao h ơn. Do đó, những nội dung cần quan tâm đó là đánh giá chất lượng thơng tin quản lý thông qua việc xem xét hệ thống cung cấp thông tin. Các chun gia có thể tìm hiểu những rủi ro kiểm soát li ên quan đến hệ thống kiểm soát của đ ơn vị, đánh giá môi trường quản trị doanh nghiệp, xem xét hệ thống thơng tin kế tốn chẳng hạn nh ư mức độ đầy đủ của quy trình khố sổ, đánh giá sự phù hợp khi đơn vị lập các ước tính kế toán, xem xét sự hữu hiệu của hệ thống báo cáo quản trị tại đ ơn vị.

 Đánh giá độ tin cậy của thông tin thông qua việc đánh giá kết quả dự báo tại doanh nghiệp

Đối với những doanh nghiệp có lập dự tốn, ngân sách, việc so sánh giữa dự báo và kết quả thực tế đã thực hiện trong quá khứ giúp cho các chuy ên gia đánh giá được độ tin cậy của các thông tin đã sử dụng và phương pháp lập dự báo của doanh nghiệp. Nếu kết quả thực tế không khác biệt nhiều so với dự tốn th ìđó là một dấu hiệu cho thấy rằng hệ thống xử lý và cung cấp thông tin của đơn vị đáng tin cậy, các chuyên gia có thể sử dụng thơng tin đó phục vụ cho việc thực hiện dịch vụ của mình.

 Tìm hiểu chính sách kế tốn của cơng ty mục tiêu

Mục đích của việc tìm hiểu chính sách kế tốn là xem xét mức độ phù hợp của chính sách kế tốn đang được sử dụng tại cơng ty mục tiêu với những ngun tắc kế tốn được chấp nhận và qua đó giúp cho bên mua hi ểu rõ ý nghĩa của số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính. Điều này góp phần tăng cường tính minh bạch của thơng tin tài chính. Một số nội dung có ảnh h ưởng đến báo cáo tài chính cần được xem xét đó là việc áp dụng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán tại đ ơn vị có phù hợp

với quy định chung, có nhất qn khơng, có khác biệt với những chính sách đang sử dụng tại bên mua không.

 Xem xét hồ sơ làm việc của kiểm tốn viên độc lập tại cơng ty mục tiêu Như đãđề cập trong chương 2, một trong những thông tin các chuyên gia có thể tham khảo đó là hồ sơ làm việc của kiểm toán viên độc lập. Đây là nguồn quan trọng giúp cho việc đánh giá độ tin cậy thơng tin tài chính tại cơng ty mục tiêu mà vẫn có thể tiết kiệm được thời gian thực hiện dịch vụ. Khi tiếp cận hồ s ơ của kiểm toán viên cần cân nhắc những tài liệu nào có thể được cho phép thu thập, nếu tài liệu khơng được phép tiếp cận thì cần hỏi rõ bản chất thơng tin đó là gì, liệu đó có phải là dấu hiệu của một sự yếu kém n ào đó tại cơng ty mục tiêu hay khơng. Dưới đây là một số vấn đề có thể đ ược thảo luận khi làm việc với kiểm toán viên. Lưu ý rằng nội dung các vấn đề này có thể bị giới hạn bởi thời gian làm việc, do đó để tăng cường tính hiệu quả của cuộc thảo luận ng ười thực hiện cần căn cứ vào hiểu biết của mình về cơng ty mục tiêu và về các thủ tục của kiểm toán vi ên để cân nhắc vấn đề nào là quan trọng:

- Đánh giá hệ thống thơng tin kế tốn và hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

- Tuỳ theo lĩnh vực hoạt động của công ty mục tiêu mà tập trung vào những nội dung quan trọng. Ví dụ như đối với cơng ty sản xuất thì vấn đề thường được quan tâm là mức tồn kho, quy trình kiểm đếm hàng tồn kho, chi phí sản xuất…

- Những chính sách kế tốn quan trọng, sự thay đổi chính sách kế tốn và những khu vực địi hỏi ước tính kế tốn.

- Những cam kết và những khoản nợ tiềm tàng chưa được ghi nhận.

- Những bút tốn đãđiều chỉnh và khơng được điều chỉnh, những khu vực có sự bất đồng giữa kiểm toán viên và ban quản lý đơn vị.

- Tất cả vấn đề gây ra sự nghi ngờ về tính trung thực v à năng lực của ban quản lý.

- Nội dung những cuộc họp giữa kiểm toán vi ên và đơn vị liên quan đến gian lận, hành vi không tuân thủ hoặc những vấn đề li ên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Những điểm bất thường hoặc không thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.

- Giao dịch với bên liên quan.

b.Đối với việc kiểm tra, phân tích tình hình tài chính

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến việc thu thập thơng tin có chất l ượng thì kết quả khảo sát cho thấy kinh nghiệm chuyên môn của bản thân là một trong những yếu tố quan trọng trong khi thực hiện dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất. Do đó, các nội dung lưuý sau đây, tuy chưa phải là tất cả, nhưng phần nào giúp người thực hiện hồn chỉnh hơn nội dung phân tích của mình.

Do tính minh bạch tại các doanh nghiệp Việt Nam ch ưa cao, đặc biệt là đối với những công ty mà báo cáo tài chính khơng đư ợc kiểm tốn hằng năm thì thơng tin mà họ cung cấp cần được người thực hiện dịch vụ xem xét kỹ. Chẳng hạn nh ư việc công bố tài sản hoặc nợ phải trả trên báo cáo tài chính, xem liệu có những tài sản nào khơng phục vụ cho mục đích kinh doanh nh ưng vẫn được trình bày nhằm tăng giá trị của doanh nghiệp, hoặc ng ược lại tài sản dùng kinh doanh nhưng l ại thuộc sở hữu của cá nhân hoặc đối t ượng bên ngoài doanh nghiệp, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận th ường xuyên của đơn vị bởi vì có thể những tài sản này khơng cịn nữa sau khi mua bán, sáp nhập.

Bên cạnh đó, khả năng kết quả hoạt động bị sai lệch do các nghiệp vụ với bên liên quan cũng là một vấn đề đáng lưu tâm, đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam thường có những mối quan hệ kinh doanh phức tạp nh ưng việc công bố thông tin lại không được kiểm sốt chặt chẽ. Do đó, ng ười thực hiện dịch vụ cần xem xét kỹ bản chất, phạm vi của giao dịch với bên liên quan bởi vì có những khả năng những giao dịch này bị che giấu bớt hoặc được thực hiện với những điều khoản, giá cả ưu đãiđặc biệt.

Ngoài ra, nghĩa vụ thuế phải nộp của công ty mục tiêu là một vấn đề thường gặp đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu khơng làm rõ nghĩa vụ thuế thì có thể bên mua sẽ đánh giá không đúng giá trị của công ty mục tiêu, từ đó đưa ra một mức giá sai lầm, hơn nữa các vướng mắc về thuế nếu không đ ược giải quyết thoả đáng sẽ gây ra khó khăn trong vi ệc hồn tất thủ tục pháp lý có liên quan khi mua bán, sáp nhập. Đặc biệt trong bối cảnh các văn bản về thuế và kế toán ở nước ta còn đang trong giai đoạn hồn thiện thì vấn đề này càng cần được quan tâm. Một số nội dung lưuý về thuế:

- Những ưu đãi thuế: người thực hiện dịch vụ cần đánh giá khả năng tồn tại trong tương lai của những ưu đãi thuế tại cơng ty mục tiêu, vì có thể sẽ chúng sẽ khơng cịnđược tiếp tục sau khi mua bán, sáp nhập.

- Ghi nhận thiếu các khoản thuế ví dụ nh ư thuế hỗn lại phải nộp, thuế nhà thầu…bởi vì việc ghi nhận thiếu các khoản nợ thuế sẽ ảnh h ưởng đến lợi nhuận trong quá khứ của công ty mục tiêu và có thể trở thành gánh nặng cho bên mua trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất tại việt nam (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)