Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng đối với các dịch vụ được cung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất tại việt nam (Trang 83 - 103)

3.3. Một số kiến nghị cho sự phát triển của hoạt động kiểm toán tiền hợp nhất

3.3.5. Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng đối với các dịch vụ được cung

bởi cơng ty kiểm tốn

Như đãđề cập trong phần bản chất của dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất, nội dung, phạm vi và thủ tục thực hiện dịch vụ t ương đối linh hoạt, chịu sự chi phối của yêu cầu từ phía khách hàng trong hợp đồng cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, kết quả dịch vụ thường khơng đưa ra một ý kiến đảm bảo nào về thông tin được cung cấp, cũng không ngoại trừ một số tr ường hợp tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và cân nhắc nội dung, phạm vi các thủ tục đã thực hiện mà người thực hiện dịch vụ có thể đưa ra ý kiến đảm bảo ở những mức độ khác nhau. Trong bất kỳ tr ường hợp nào, đưa hay không đưa ra ý kiến, kiểm soát chất lượng vẫn là một yếu tố phải quan tâm để vừa đảm bảo chất l ượng vừa giữ vững và nâng cao uy tín của đơn vị cung cấp dịch vụ. Trong bối cảnh hội nghề nghiệp v à cơ quan ban hành văn b ản chưa có những hướng dẫn cụ thể về vấn đề kiểm soát chất l ượng thì bản thân các đơn vị cung cấp dịch vụ cần có quy trình kiểm sốt chất lượng ngay cả đối với dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất n ày. Dưới đây là một số đề xuất nhằm xây dựng hệ thống kiểm sốt chất lượng tại các cơng ty kiểm toán.

Hệ thống kiểm soát chất l ượng tại đơn vị cung cấp dịch vụ bao gồm 6 yếu tố sau đây:

Trách nhiệm của ban lãnh đạo về vấn đề chất lượng dịch vụ tại doanh nghiệp

Quan điểm của ban quản lý về chất l ượng sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách, thủ tục tại đơn vị. Để phát triển mơi tr ường kiểm sốt chất lượng trong nội bộ đơn vị cần có những chủ tr ương và hành động cụ thể, nhất quán trong tất cả các cấp quản lý. Đồng thời, ban quản lý phải đảm bảo rằng quan điểm chất l ượng

của họ không bị chi phối bởi lợi nhuận. Những chính sách thủ tục đ ược xây dựng nên đề cao việc ghi nhận và khen thưởng xứng đáng chodịch vụ đạt chất lượng cao.

Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp

Những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp cũng cần đ ược xem xét khi cung cấp dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất, đặc biệt l à đối với yêu cầu về sự bảo mật và độc lập. Không như một số dịch vụ khác, báo cáo có thể được mọi đối tượng sử dụng nhưng đối với dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất, kết quả dịch vụ chỉ dành cho một số đối tượng được chỉ định trong hợp đồng cung cấp dịch vụ. Do đó, nhân viên phụ trách dịch vụ kiểm tốn tiền hợp nhất phải giữ bí mật các thơng tin thu thập được về công ty mục tiêu và thương vụ mua bán. Để đảm bảo sự độc lập, chủ nhiệm phụ trách hợp đồng thông báo cho các thành viên biết phạm vi của dịch vụ, khách hàng tiếp nhận dịch vụ để đánh giá những tình huống vi phạm tính độc lập có thể g ặp phải, thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến yêu cầu độc lập nhằm đưa ra các biện pháp bảo vệ phù hợp, ví dụ như luân chuyển nhân viên phụ trách dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất giữa các khách h àng là đối thủ cạnh tranh.

Chấp nhận và duy trì hợp đồng với khách hàng

Một trong những vấn đề cần xem xét khi chấp nhận khách hàng trong dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất là khả năng xảy ra tình huống rửa tiền thơng qua hoạt động đầu tư, sáp nhập. Để tìm hiểu khách hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ có thể tham khảo thơng tin từ các nguồn nh ư ngân hàng, tổ chức tư vấn luật, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực của khách hàng, tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu có liên quan.

Vấn đề tiếp theo khi tiếp nhận khách hàng là cân nhắc năng lực cung cấp dịch vụ của bản thân đ ơn vị. Trước khi chấp nhận hợp đồng cần đánh giá phạm vi, thời gian dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ đó đối chiếu với hiểu biết, kinh nghiệm của nhân viên và số lượng nhân viên cần thiết.

Nguồn nhân lực thực hiện dịch vụ

Chính sách nguồn nhân lực có liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ cung cấp. Nội dung liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực nh ư tuyển dụng,

đánh giá kết quả công việc, khả năng và hiểu biết của nhân viên, chính sách thăng tiến, lương bổng và đánh giá đúng nhu c ầu của nhân viên. Năng lực và sự hiểu biết của nhân viên có thể được phát triển thơng qua ch ương trình đào tạo chuyên môn, huấn luyện nghiệp vụ th ường xuyên, kinh nghiệm làm việc, huấn luyện bởi nhân viên có kinh nghiệm hơn. Việc yêu cầu nâng cao nghiệp vụ th ường xuyên là yếu tố quan trọng để liên tục đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng trong điều kiện chính sách, quy định th ường xuyên cập nhật môi trường kinh tế thay đổi không ngừng.

Việc đánh giá kết quả thực hiện dịch vụ, khen th ưởng, thăng tiến là động lực thúc đẩy sự phát triển và duy trì năng lực kiến thức chun mơn của nhân viên. Đơn vị cần cho nhân viên biết quan điểm nâng cao chất l ượng và tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức, khen th ưởng và xử phạt thích đáng khi họ khơng đáp ứng những yêu cầu đặt ra.

Kiểm soát chất lượng trong quá trình thực hiện dịch vụ

Đơn vị cần đảm bảo chất lượng dịch vụ nhất quán thông qua hệ thống h ướng dẫn nghiệp vụ nội bộ, phần mềm, tài liệu chuẩn hố. Để thực hiện điều này thì các thành viên thực hiện dịch vụ phải hiểu rõ mục đích cơng việc, quy trình tuân thủ yêu cầu chất lượng. Đơn vị phải xây dựng quy trình kiểm sốt chất lượng, sốt xét cơng việc đã thực hiện theo từng cấp.

Giám sát

Giám sát giúp đơn vị đảm bảo những chính sách, thủ tục kiểm soát chất lượng đầy đủ, phù hợp, hoạt động hữu hiệu và được tuân thủ trong thực tế. Giám sát thể hiện dưới hình thức giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Giám sát giám sát thường xuyên được thực hiện thông qua việc cập nhật và phân tích những ảnh hưởng của quy định nghề nghiệp v à văn bản pháp luật đến chính sách thủ tục tại đơn vị, hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất l ượng thơng qua phản hồi từ phía nhân viên, trao đổi với nhân viên về những yếu kém để có sự điều chỉnh cần thiết. Giám sát định kỳ bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên các hồ sơ đã thực hiện. Người thực hiện giám sát phải khác biệt với người thực hiện dịch vụ. Việc lựa chọn hồ s ơ kiểm, thời

gian định kỳ kiểm tra tuỳ thuộc vào quy mô, số lượng chi nhánh, kết quả của những lần kiểm tra trước, mức độ phức tạp của dịch vụ…

Kết luận chương 3

Thực trạng hoạt động mua bán, sáp nhập tại Việt Nam có nhiều biến động trong những năm qua. Các thuận lợi v à khó khăn của hoạt động này đã gây ra một số hạn chế nhất định đối với thị tr ường dịch vụ kiểm tốn tiền hợp nhất cịn tương đối non trẻ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của kiểm toán tiền hợp nhất trong việc tiến hành thương vụ và tiềm năng mở rộng của dịch vụ tại thị tr ường Việt Nam. Do đó, những kiến nghị về nội dung, ph ương pháp thu thập thơng tin, kiểm sốt chất lượng nêu trên sẽ góp phần hoàn thiện chất lượng và đẩy nhanh tốc độ phát triển của dịch vụ hơn nữa.

Trong suốt ba chương của luận văn tác giả đãđề cập một cách toàn diện nội dung dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất. Trong vai trị là cơng cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm đối tác chiến lược, kiểm tốn tiền hợp nhất cung cấp thơng tin tồn diện về các khía cạnh hoạt động của cơng ty mục tiêu, hỗ trợ doanh nghiệp xác định giá mua và xây dựng kế hoạch hợp nhất. Vì lý do đó, trong quy trình mua bán sáp nhập kiểm tốn tiền hợp nhất thường thực hiện trước khi hợp đồng được ký kết.

Nội dung của dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất t ương đối rộng, bao gồm kiểm tra phân tích tài chính, kiểm tra tn thủ quy định mơi tr ường và các khía cạnh pháp lý, đánh giá quy mơ s ản xuất, hệ thống công nghệ thông tin, vấn đề quản trị, chiến lược marketing và cả văn hố cơng ty... Bên cạnh nội dung, quy trình thực hiện và bản chất cũng được làm rõ nhằm cung cấp cho người đọc hiểu biết toàn diện về đặc điểm dịch vụ. Trong bối cảnh ch ưa có những cơng bố chính thức về bản chất, việc xác định bản chất của dịch vụ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp kiểm toán khi đưa ra mức độ bảo đảm, đồng thời là nguồn tham khảo để xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn cần thiết. Các phân tích của tác giả cho thấy dịch v ụ kiểm toán tiền hợp nhất khó có thể thoả mãn những yêu cầu của dịch vụ bảo đảm do sự linh hoạt trong phạm vi và thủ tục thực hiện dịch vụ nh ưng không loại trừ khả năng công ty kiểm tốn có thể đưa ra một sự đảm bảo nếu đánh giá rằng những thoả thuận trong hợp đồng có thể đạt được yêu cầu của dịch vụ bảo đảm theo chuẩn mực kế toán.

Dựa trên kiến thức về dịch vụ nói trên, kết hợp với q trình tìm hiểu thực trạng hoạt động mua bán sáp nhập và cung cấp dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất ở Việt Nam, tác giả đãđề xuất những kiến nghị li ên quan đến việc xác định mức độ bảo đảm của dịch vụ tại doanh nghiệp kiểm tốn, giải pháp góp phần ho àn thiện quy trình và kiểm soát chất lượng kiểm toán tiền hợp nhất. Với những giải pháp đó doanh nghiệp kiểm tốn có thể chủ động mở rộng phạm vi, nâng cao chất l ượng cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị tr ường mua bán, sáp nhập hiện nay.

1.Bộ môn kiểm tốn trường đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh (2007), Kiểm toán – Xuất bản lần thứ 5, Nhà xuất bản lao động xã hội.

2.Ngô Thanh Nam (2001), “Công c ụ nào bảo vệ nhà đầu tư trong giao dịch M&A”,

Cơng ty cổ phần chứng khốn FPT, Kiến thức M&A.

3. Nguyên Tấn (2008), “Mua bán công ty: Bắt đầu đến thời”, Thời báo kinh tế Sài

Gịn số 9.

4. Nhóm phóng viên Báo Sài Gịn Giải Phóng (2007), “Mua bán & sáp nhập: Xu thế mới và cơ hội đầu tư”, Báo Sài Gịn Giải Phóng.

5. Thành Nam (2008), “Điểm bùng nổ cho M&A”, Báo đầu tư chứng khoán.

Tiếng anh

1. Australian Auditing & Assurance Standards Board (2001), Auditing Standard AUS 106 - Explanatory Framework for Standards on Audit and Audit Related Services.

2. Aitor Iturralde Collantes, Manuel Nacha, Jiménez (2007), Why do the majority of mergers and acquisitions fail? , Master Thesis, Umea School of Business and

Economics.

3. Claus Walther Bruun (2007), The Leverage Process in private equity – A Theoretical Exploration and Comparison , Master Thesis, Umea School of Business

and Economics.

4. CPA Australia (2007), Perceptions of financial due diligence services Survey findings.

5. Dougal Gasbarre, Due Diligence, Encyclopedia of Business, 2nd edition.

6. Deloitte Financial Advisory LLP (2007), Look Before You Leap Investigative Due Diligence in International Business Relationship

7. Eileen Chan (2007), Due Diligence, Horwath Hong Kong CPA Limited

8. Emma Farthing (2005), “International Environmental Due Diligence – similarities and differences”, Due Diligence Review: M&A Behind The Scenes 2005 FW.

Learning.

11. International Federation of Accountants (2007) , Handbook.

12. International Federation of Accountants (200 2), The Determination and Communication of Levels of Assurance Other than High .

13. International Federation of Accountants (200 5), International framework f or Assurance Engagements.

14. Ian Smith, Kevin Jewell, Commercial Due Diligence – Techniques for Minimising the Risks of Acquisitions , Thorogood Publishing Ltd.

15. Jim Woods, Noreen Tai (2007), Buyer beware: The importance of due diligence in M&A, PricewaterhouseCoopers Transaction Services.

16. Jarrod McDonald, Max Coulthard, and Paul de Lange (2005), “Planni ng for a successful merger or acquisition: Lessons from an Australian study”, Journal of Global Business and Technology, Volume 1, Number 2.

17. J.Fred West & Samuel C.Weaver (2001), Mergers and Acquisitions , The

McGraw-Hill Companies, pp 1 – 26.

18. J.Robert Carleton, Claude S.Lineberry (2004), Achieving Post-Merger Success,

Pfeiffer.

19. Katy Broomhead (2007), “Emerging markets closing the gap on developed the countries in the race for international acquisitions”,KPMG News.

20. KPMG Transaction Services (2004), Impact – A survey on Environmental Due Diligence.

21. Karl-Heinz Sebastian, Ralph Niederdrenk, Andreas Tesch, Michael Olbrich

(2000), Market Due Diligence (MDD) – Analysis of Companies from the market point of view, Simon Kucher & Partners GmbH, Bo nn und Munchen, Competence

Center M &A.

22. Kelvin Flynn, David Maund (2004), “Due diligence in Asia”, Business & Management.

Simnett and Ann Vanstraelen (2005) , “The Different Types of Assurance Services and Levels of Assurance Provided”, International Journal of Auditing , Blackwell Publishing Ltd..

25. Marvin Bonsen, Wenzel Freiherr von der Heydte, Monika Wlasynowicz (2005),

Redesigning the Due Dediligence Model -focusing on the human part is indispensable for success in international M&A , Master Dissertation, Kristianstad

University.

26. Moore Stephens (2003) , Corporate Finance Operational Manual .

27. Merrill Datasite, “How a Datasite can help you take control of Due Diligence?”

28. Olivier Dubuis, Whui Min Chang, Doing Business With China , GMB

Publishing Ltd, pp 280– 284, pp 109– 112, pp 285– 289.

29. PricewaterhouseCoopers, Tax Due Diligence, M&A Services.

30. PricewaterhouseCoopers (2005), “Closing Gaps In Traditional Evironmental Due Diligence”,The Corporate Responsibility Report, Volume 3 .

31. Rankine (2001), “Way acquisitions fail – Practical advice for making acquisitions succeed”, First edition, Prentice Hall.

32. Rusell Lobsenz, PhD & Lynn Summer, PhD (2004), Cultural Due Diligence: Upping the Likelihood of Merger and Acquisition Success .

33. Simon Johnson (2004), “Beyond Environmental Due Diligence – A Structured approach to managing the financial consequences of environmental liabilities in the middle market”, FW Middle Market Review.

34. T.Mallikarjunappa, Panduranga Nayak (2007), “Why do Mergers and Acquisitions Quite Often Fail?”, AIMS International, Volume 1, Number 1 , pp 53- 69.

35. Vicky Yu (2001), Tax Due Diligence on Asset / BusinessAcquisition,

PricewaterhouseCoopers Hong Kong.

Thông tin cần cung cấp Thời

gian trách nhiệm

Ngày nhận

Xem xét tổng quan về chiến lược

Thông tin cơ bản về đơn vị

 Bản tóm tắt về q trình hình thành cơng ty (sự thay đổi quy

mơ, quyền sở hữu….)

 Sơ đồ tổ chức của công ty (bao gồm cơng ty con và các bên có liên quan, các khoản đầu tư quan trọng)

 Các thông tin về việc thành lập: thời gian và địa điểm thành

lập, trụ sở, tỷ lệ cổ phần theo từng loại cổ phiếu, và lĩnh vực kinh doanh của công ty.

 Những sự kiện quan trọng của cơng ty trong vài nămtrở lại

đây (ví dụ: mua bán, sáp nhập, sự thay đổi nhân sự quan trọng,

sản phẩm mới, tài sản mới, sự thay đổi của khách h àng….)

 Dùng ma trận SWOT để phân tích cơng ty theo từng lĩnh vực

kinh doanh.

 Bản sao báo cáo kiểm toán ti ền hợp nhất cho các cuộc mua

bán sáp nhập trước đây.

 Bản sao các công văn gửi gần đây gửi cho các cổ đông.  Bản sao các tập sách giới thiệu về công ty.

 Biên bản họp Hội đồng quản trị  Biên bản họp ban giám đốc.

 Các kế hoạch kinh doanh mới của công ty và các giấy tờ liên

quan đến kế hoạch kinh doanh của công ty đ ược hội đồng quản

trị thơng qua (ví dụ: việc mua lại, kế hoạch thâm nhập vào thị

trường, R&D, IT, chất lượng sản phẩm, sản phẩm mới…..)

 Số lượng cổ phần đã cho phép phát hành, số lượng cổ phần

của các cổ đơng chính yếu, và cả các cổ đông thiểu số.

 Điều lệ của công ty.

 Liệt kê các quy định của nhà nước và các văn bản hướng dẫn,

các giấy phép có liên quan.

Thơng tin liên quan đến ngành nghề

 Bản sao thông tin đã công bố, những thống kê, nghiên cứu về

ngành, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…

Tài liệu liên quan đến giao dịch mua bán, sáp nhập

 Thư ngỏ ý

 Các tài liệu liên quan đến giao dịch chẳng hạn thỏa thuận về

tài chính

 Danh sách các chuyên gia tư v ấn

Cơ cấu tổ chức công ty

Về quản trị

 Sơ đồ tổ chức quản trị và điều hành công ty

 Lý lịch của giám đốc, các tr ưởng bộ phận, các nhân viên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ kiểm toán tiền hợp nhất tại việt nam (Trang 83 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)