Xác định môi trường nuôi tăng sinh S.carlsbergensis

Một phần của tài liệu thử nghiệm nuôi sản xuất sinh khối saccharomyces carlsbergensis bằng môi trường tự nhiên (Trang 47 - 48)

Tiến hành nuôi cấy S.carlsbergensis trên 6 loại môi trường khác nhau được ký hiệu từ MT1 đến MT6 trong các bình nuôi cấy. Quá trình nuôi tiến hành lắc với tốc độ 220 vòng/phút, ở pH môi trường nuôi là 5, thời gian 32 giờ, nhiệt độ 280C. Sau đó tiến hành lấy mẫu đánh giá khả năng sinh trưởng của nấm men thông qua giá trị mật độ quang OD620nm. Kết quả đánh giá thể hiện ở hình 3.4 và bảng 3.6 (phụ lục 01). 0.06 0.08 0.267 0.286 0.101 0.298 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 MT1 MT2 MT3 MT4 MT5 MT6

Môi trường nuôi cy

Mt đ ộ q ua ng O D

Hình 3.4. Sự biến đổi mật độ quang dịch nuôi theo môi trường nuôi cấy Nhận xét:

Từ kết quả phân tích ở hình 3.4 cho thấy theo môi trường nuôi mật độ quang của dạng dịch nuôiS.carlsbergensis có mật độ tế bào khác nhau. Ở các MT1, MT2, MT5 mật độ tế bào rất thấp, chứng tỏS.carlsbergensis phát triển không đáng kể trên các môi trường này. Còn các môi trường MT3, MT4, MT6 S.carlsbergensis có khả năng tăng sinh tốt, có mật độ quang đạt lần lượt là 0.267, 0.286, 0.298, và đạt cao nhất là ở MT6. Điều này chứng tỏở MT6 thì S.carlsbergensissinh trưởng tốt nhất.

Ta thấy MT3, MT4, MT6 tăng sinh tốt nhưng tốt nhất ở MT6: điều này có thể giải thích như sau: ở các môi trường này chất dinh dưỡng chủ yếu ở dạng hòa tan

nên nấm men có khả năng hấp thu trực tiếp chất dinh dưỡng để tăng sinh, trong đó MT6 có hàm lượng chất dinh dưỡng cao dễ hấp thụ cho tế bào nấm men nên tăng sinh tốt nhất. Còn ở các môi trường MT1, MT2, MT4 khả năng tăng sinh kém hơn là do hàm lượng các chất dinh dưỡng như cacbonhydrat, protein,...ở dạng phân tử lớn mà nấm men S.carlsbergensis không có khả năng sinh enzyme amylase, protease và cellulase ngoại bào nên không sử dụng trực tiếp tinh bột, protein và cellulose, hemiellulose, mà chỉ sử dụng được các chất dinh dưỡng ở dạng hòa tan như: pepton, amino acid, và một số loại đường như: glucose, saccharose,...nên các chất dinh dưỡng ở các môi trường 1, 2, 4 không được tế bào nấm men hấp thu.

Vì vy tôi chn MT6 làm môi trường nuôi cy tăng sinh cho S.carlsbergensis

các thí nghim tiếp theo.

(Chú thích: MT1: môi trường nước chiết ngô, MT2: môi trường nước chiết cám, MT3: môi trường nước chiết bắp cải, MT4: môi trường nước chiết khoai tây, MT5: môi trường nước chiết đậu tương, MT6: môi trường nước chiết giá đậu xanh).

Một phần của tài liệu thử nghiệm nuôi sản xuất sinh khối saccharomyces carlsbergensis bằng môi trường tự nhiên (Trang 47 - 48)