4 Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá bình dương (giai đoạn 2008 2015) (Trang 67 - 70)

động xuất khẩu mây tre lá Bình Dương:

Từ những phân tích về mơi trường bên trong của hoạt động xuất khẩu hàng mây tre lá Bình Dương, ta cĩ thể rút ra:

™ Những điểm mạnh (Strengths):

S1 - Sản phNm mây tre lá của Bình Dương cĩ nét độc đáo khác biệt là kết hợp với gốm và bản thân hàng hĩa chứa đựng bản sắc văn hĩa dân tộc.

S2 - Nguồn nhân lực dồi dào, đủ đáp ứng phát triển ngành hàng này.

S3 - Bình Dương là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vị trí địa lý thuận lợi, gần nguồn cung ứng nguyên liệu, chủ yếu là nguyên liệu trong nước. S4 - Ngành mây tre lá cĩ thể tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nơng thơn.

W1 - Chất lượng nguồn nhân lực yếu kém (tay nghề cơng nhân lao động kém, lao động khơng ổn định; N hân viên nghiệp vụ yếu, chủ yếu là nghiệp vụ xuất khNu; Trình độ tổ chức quản lý của chủ doanh nghiệp chưa bài bản).

W2 - Vốn, mặt bằng sản xuất cịn bị hạn chế.

W3 - Qui mơ hoạt động nhỏ, nên sản xuất nhỏ lẻ và khơng cĩ sự liên kết. W4 - Hoạt động marketing và khả năng tiếp cận thị trường kém.

W5 - Thiếu các trang thiết bị cơng nghệ cần thiết, nên chất lượng sản phNm chưa cao. W6 - Mẫu mã cịn đơn điệu, ít thay đổi và nguồn nguyên liệu thì khơng ổn định.

Từ những phân tích về mơi trường bên ngồi cĩ thể thấy được những cơ hội và nguy cơ cho việc phát triển xuất khẩu hàng mây tre lá Bình Dương như sau:

™ Những cơ hội (Opportunities):

O1 - Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới, thuế nhập khNu của các nước thành viên sẽ giảm đi đối với hàng xuất khNu của Việt Nam.

O2 - Nhu cầu về hàng mây tre lá trên thế giới hầu như chưa bị giới hạn bởi tính độc đáo, khác biệt của sản phNm và sản phNm được xuất đến nhiều nơi trên thế giới. O3 - Đây là mặt hàng xuất khNu khơng phải chịu hạn ngạch hay bị kiện bán phá giá vì

các thị trường tiềm năng cho ngành hàng này khơng sản xuất được.

O4 - Mây tre lá là mặt hàng được N hà nước và chính quyền các địa phương quan tâm và khuyến khích xuất khNu.

™ Những nguy cơ (Threats):

T1 - Xuất hiện các sản phNm thay thế làm từ nhựa giả mây. T2 - Cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

T3 - Yêu cầu chất lượng ngày càng cao.

Từ những kết quả nghiên cứu ở chương 2, cĩ thể rút ra những kết luận sau:

™ Bình Dương là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cĩ vị trí địa lý thuận lợi, gần nguồn cung ứng nguyên liệu và cơng nhân dồi dào, do đĩ thuận lợi để phát triển hàng mây tre lá, đặc biệt là mây tre lá kết hợp với gốm sứ, đây là nét độc đáo khác biệt của sản phNm mây tre lá Bình Dương, sản phNm này khơng chỉ phục vụ cho nhu cầu xuất khNu của các doanh nghiệp tỉnh nhà mà cả ở những tỉnh lân cận.

™ Tìm hiểu về tình hình sản xuất hàng mây tre lá cho thấy, ngành mây tre lá của Bình Dương mới được phát triển trong vài năm gần đây, nhưng sản lượng và doanh thu của ngành này luơn tăng. Mặc dù vậy, việc sản xuất mặt hàng này cũng gặp khơng ít khĩ khăn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất như: mặt bằng sản xuất, trang thiết bị cơng nghệ cần thiết, nguyên vật liệu, tay nghề lao động, trình độ tổ chức quản lý….

™ Bên cạnh đĩ, việc phân tích tình xuất khNu cho thấy, kim ngạch xuất khNu của ngành hàng này cũng tăng, từ 6,25 triệu USD năm 2003 tăng lên 16,61 triệu USD năm 2007. Mặc dù giá trị kim ngạch cịn khiêm tốn, nhưng nĩ khẳng định được vị thế của mình trong nhĩm hàng TCMN của Bình Dương, cũng như ưu thế trên thương trường quốc tế. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch này khơng hồn tồn do các doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất, mà cịn được những doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng TCMN thu mua từ những tỉnh thành khác. Qua đĩ ta thấy được hoạt động xuất khNu hàng mây tre lá khơng chỉ bị ảnh hưởng bởi tình hình sản xuất, mà cịn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như: hoạt động marketing, khả năng tiếp cận thị trường, nghiệp vụ xuất khNu, vốn, qui mơ hoạt động… nên ngành này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn cĩ của nĩ.

™ Việc phân tích tình hình bên trong và bên ngồi cũng cho thấy được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và nguy cơ trong việc phát triển xuất khNu hàng mây tre lá Bình Dương, để từ đĩ đưa ra các giải pháp thích hợp.

Vậy để đNy mạnh xuất khNu hàng mây tre lá Bình Dương một cách bền vững và hiệu quả, thì cần cĩ các giải pháp để khắc phục tất cả những tồn tại mà ngành hàng này đang gặp phải như đã phân tích ở trên.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG TCMN MÂY TRE LÁ BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá bình dương (giai đoạn 2008 2015) (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)