Các chiến lược được lựa chọn thông qua ma trận QSPM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển cho apollo đến năm 2015 (Trang 67 - 68)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.2 XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ THỰC HIỆN MỤC

3.2.3 Các chiến lược được lựa chọn thông qua ma trận QSPM

Thơng qua việc phân tích ma trận QSPM, căn cứ vào tổng số điểm hấp dẫn của các chiến lược có khả năng thay thế, ta có thể kết luận như sau:

- Đối với nhóm các chiến lược S-O theo bảng 3.2: chiến lược đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang có tổng số điểm hấp dẫn là 189 điểm cao hơn chiến lược đa dạng hóa hoạt động đồng tâm với số điểm là 170 điểm. Vậy trong giai

này Apollo nên chọn Chiến lược đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang.

- Đối với nhóm các chiến lược S-T theo bảng 3.3: Chiến lược kết hợp về phía trước có số điểm hấp dẫn là 162 điểm cao hơn chiến lược kết hợp về phía sau với số điểm là 113 điểm. Như vậy, trong giai đoạn này Apollo nên chọn

Chiến lược kết hợp về phía trước.

- Đối với các chiến lược nhóm W-O theo bảng 3.4: Chiến lược thâm nhập thị trường có số điểm hấp dẫn là 138 điểm cao hơn chiến lược phát triển sản phẩm với số điểm là 135 điểm. Như vậy, trong giai đoạn này Apollo nên chọn

Chiến lược thâm nhập thị trường.

- Đối với các chiến lược nhóm W-T theo bảng 3.5: Chiến lược phát triển sản phẩm có số điểm hấp dẫn là 135 điểm cao hơn chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động với số điểm là 94 điểm. Như vậy, trong giai đoạn hiện nay Apollo nên chọn

Chiến lược phát triển sản phẩm.

Tóm lại, Thơng qua các cơng cụ phân tích và lựa chọn chiến lược đã được trình bày, để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, Apollo nên lựa chọn các chiến lược phát triển như sau:

Chiến lược đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang: kết hợp các điểm

mạnh S (1,2,3,4,5,6) và các cơ hội O (2,3,4,6,7): Phát huy những điểm mạnh của Apollo đặc biệt là công tác quản lý chất lượng đào tạo được tổ

khách hàng tín nhiệm kết hợp với các cơ hội đặc biệt là Apollo có vị trí trung tâm, cơ sở vật chất tốt, thị trường tiềm năng còn rất lớn và các ưu đãi của nhà nước cho lĩnh vực giáo dục để phát triển thêm các sản phẩm và dịch vụ mới liên hệ theo khách hàng hiện có như: đào tạo tiếng Anh theo chuẩn TOEIC, các khóa luyện các kỹ năng tiếng Anh: nghe, nói, đọc viết,…

Chiến lược kết hợp về phía trước: Kết hợp S (1,2,3,4,5,6) và T

(3,4,5,6,7): Phát huy các điểm mạnh hiện có của Apollo đồng thời để đối phó lại việc mở rộng kinh doanh của các đối thủ hiện tại cũng như sự gia nhập ngành của các đối thủ mới thơng qua hình thức tiến hành liên kết đào tạo với các Trường: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông, Đại học,… nhằm tận dụng cơ sở vật chất hiện có của các trường này cũng như có sẵn một số lượng học viên nhất định.

Chiến lược thâm nhập thị trường: Kết hợp W (2,3,4,5) và O (2,3,4,6,7):

khắc phục các điểm yếu của Apollo đặc biệt là quảng cáo, chiêu thị thông qua việc tận dụng các cơ hội mà thị trường mang lại. Doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư nhiều hơn cho công tác quảng cáo, chiêu thị nhằm thu hút và giành giật khách hàng.

Chiến lược phát triển sản phẩm: Kết hợp W (2,3,4,6) và T (3,4,5,6,7):

Apollo cần khắc phục các điểm yếu của mình cũng như hạn chế các nguy cơ từ bên ngồi thơng qua việc đầu tư cho cơng tác nghiên cứu cải tiến sản phẩm hiện tại nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển cho apollo đến năm 2015 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)