Nâng cao hiệu quả quản trị và chính sách nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển cho apollo đến năm 2015 (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

3.3.3 Nâng cao hiệu quả quản trị và chính sách nguồn nhân lực

Về cơng tác quản trị

Q trình hoạch định, tổ chức hoạt và kiểm tra hoạt động tại doanh nghiệp được thực hiện bởi ban lãnh đạo có năng lực và kinh nghiệm. Tuy nhiên, kết quả công việc chưa cao. Để nâng cao hiệu quả quản trị tại Apollo thì đơn vị cần xây dựng quy trình hoạch định, triển khai và kiểm tra giám sát hoạt động một cách khoa học, bài bản tránh tình trạng làm theo cảm tính chủ quan của những nhân vật quản trị hiện nay. Có được một quy trình xây dựng chiến lược phát triển bài bản sẽ giúp doanh nghiệp giảm tải thời gian, cơng sức trong q trình thực hiện đồng thời các chiến lược xây dựng sẽ mang tính khách quan và sát thực hơn.

Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh thì doanh nghiệp cần lấy ý kiến đóng góp từ các đơn vị phòng ban nhằm đảm bảo các kế hoạch đưa ra phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

Tiếp tục phát huy “Giá trị của tinh thần đồng đội” tại Apollo (Xem phụ lục 2

đính kèm).

- Doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa chất lượng cơng tác tuyển dụng, có thể thơng qua cơng ty “săn đầu người” để tìm kiếm và tuyển dụng đúng người phù hợp, có tâm huyết phát triển cùng cơng ty. Đối với việc tuyển dụng đội ngũ giáo viên, doanh nghiệp cần phát huy các mối quan hệ của mình với hệ thống các trường học tại Anh quốc, hiệp hội các doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam (BBGV), các giáo viên hiện có tại trung tâm để tìm đội ngũ giáo viên bản ngữ có chất lượng, có kỹ năng sư phạm và các bằng cấp đáp ứng tiêu chí giảng dạy (bằng CELTA, DELTA, CELTYL).

- Thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện nội bộ, đào tạo kỹ năng làm việc cho toàn bộ nhân viên. Thực hiện công tác chọn lọc, đào tạo những nhân viên tiềm năng để chuẩn bị đầy đủ đội ngũ lãnh đạo cho tương lai.

- Chú trọng cơng tác động viên, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, xây dựng một đội ngũ đoàn kết, quyết tâm cao cùng hướng đến mục tiêu chung.

- Tất cả các bộ phận, phịng ban đều có quy hoạch cán bộ chủ chốt, và xây dựng một đội ngũ kế thừa nhằm tránh xảy ra xáo trộn khi cán bộ chủ chốt nghỉ việc. Các cán bộ chủ chốt và đội ngũ kế thừa này hình thành nên một bộ khung vững chắc phục vụ cho sự phát triển lâu dài của công ty.

- Xây dựng hệ thống lương, thưởng gắn liền với hiệu quả kinh doanh đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh so với mặt bằng chung của thị trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên trong, bên ngoài để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp. Qua q trình phân tích

các khả năng khai thác và khắc phục các yếu tố đó, chúng tơi đã xác định được bốn nhóm chiến lược then chốt sau:

(1) Chiến lược đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang (2) Chiến lược kết hợp về phía trước

(3) Chiến lược thâm nhập thị trường (4) Chiến lược phát triển sản phẩm

Để thực hiện được 4 nhóm chiến lược đưa ra, đề tài đã đề xuất 3 giải pháp như sau:

(1) Giải pháp Marketing (2) Giải pháp tài chính kế tốn

(3) Nâng cao hiệu quả quản trị và chính sách nguồn nhân lực

Đây là 4 nhóm chiến lược then chốt, trong quá trình thực hiện doanh nghiệp cần rà soát lại và tùy theo điều kiện môi trường kinh doanh, giai đoạn phát triển mà doanh nghiệp có những thay đổi, điều chỉnh thích hợp nhằm khai thác triệt để các lợi thế hiện có của doanh nghiệp cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

KẾT LUẬN

Hoạch định chiến lược là vấn đề không thể thiếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh Việt nam hội nhập sâu vào quá trình phát triển kinh tế quốc tế. Những ưu thế của doanh nghiệp không thể tồn tại mãi được mà đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi nhằm thích ứng được với mơi trường kinh doanh mới, phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Nội dung của đề tài đã trình bày một phương pháp tiếp cận để định hướng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, tác giả đã vận dụng để xây dựng định hướng phát triển cho Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo đến năm 2015. Qua q trình phân tích tác giả đã đưa ra 4 nhóm chiến lược then chốt cho việc hoạch

định chiến lược phát triển tại Apollo gồm: Chiến lược đa dạng hóa hoạt động

theo chiều ngang; Chiến lược kết hợp về phía trước; Chiến lược thâm nhập thị trường; Chiến lược phát triển sản phẩm.

Để tính khả thi của các giải pháp được nâng cao, các chiến lược này cần được kết hợp thực hiện đồng bộ và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty.

Hoạch định chiến lược là một vấn đề rộng, phức tạp đòi hỏi các nhà hoạch định phải có tầm nhìn và khả năng dự báo đúng đắn, với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế chắc chắn kết quả nghiên cứu cịn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Q thầy cơ cùng bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Tài chính của Apollo giai đoạn 2004-2007. 2. Báo cáo thị trường của Apollo giai đoạn 2004-2007.

3. Mai Văn Chung (2005), Hoạch định chiến lược phát triển Công ty Safoco đến

năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế.

4. Porter, ME, Chiến lược cạnh tranh, người dịch Phan Thủy Chi (1996), NXB

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược và chính sách kinh

doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Garry, D. Smith, Danny R. Arnold, Boby R. Bizzel, Chiến lược và chính sách

kinh doanh, người dịch Bùi Văn Đơng (2003), NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị nhân sưï, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Thanh Hội, Phan Thăng (2001), Quản trị học, NXB Thống Kê, Hà

Nội.

9. David, R. Fred, Khái luận về quản trị chiến lược, nhóm dịch Trương Cơng

Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như (2006), NXB Thống Kê, Hà Nội. 10. Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê (1990-2004)

11. Nguyễn Thanh Phương (2007), Định hướng phát triển của Công ty thực phẩm

Miền bắc đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. 12. Sổ tay nhân viên tại Apollo (2007).

13. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005), Thị trường chiến lược và cơ cấu, NXB Tp.

HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển cho apollo đến năm 2015 (Trang 72 - 77)