Hoạt động kinh doanh và tác nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển cho apollo đến năm 2015 (Trang 48)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.3 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG

2.3.3 Hoạt động kinh doanh và tác nghiệp

Doanh thu

Hiện tại số lượng học viên trung bình của Apollo tính cho tất cả các chi nhánh trên phạm vi cả nước đạt khoảng 1.300-1.500 lượt học viên đang theo học/1 ngày đêm. Vào dịp hè số lượng học viên tăng thêm khoảng 30% so với ngày bình thường. Các chi nhánh tại Hà Nội có cơng suất khai thác phịng học là tốt nhất, trung bình mỗi phịng học khai thác được khoảng 2 vòng/1 ngày đêm.

(Xem bảng số liệu tại Bảng 2.10 tại trang tiếp theo)

Nhận xét: Qua bảng số liệu doanh thu giai đoạn 2005-2007 ta nhận thấy tốc độ

tăng doanh thu qua các năm của Apollo tương đối cao, trung bình khoảng 27%/năm. Sản phẩm tiếng Anh dành cho trẻ em và người lớn chiếm tỷ trọng cao khoảng 20-25% tỷ trọng doanh thu của doanh nghiệp. Sản phẩm tiếng Anh đào

giảm do các tập đoàn lớn đang triển khai thành lập trung tâm đào tạo nội bộ và triển khai đào tạo chuẩn hóa chung cho tồn hệ thống. Các khóa đào tạo kỹ năng quản lý của Apollo đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cùng nhóm và sự xuất hiện ngày càng nhiều các khóa học trung và dài hạn, các khóa Mini MBA,… người học ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho mình hơn.

Bảng 2.10: Báo cáo chi tiết tình hình doanh thu tại Apollo giai đoạn 2005-2007 Đơn vị tính: Đồng Đơn vị tính: Đồng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu Tổng số %/Tổng số Tổng số %/Tổng số Tổng số %/Tổng số Tiếng Anh trẻ em 27.330.506.795 21.00% 32.029.046.900 20.00% 50.520.058.937 24.00% Tiếng Anh người lớn

31.234.864.908 24.00% 28.826.142.210 18.00% 46.310.054.025 22.00% Tiếng Anh chuẩn bị

du học 13.014.527.045 10.00% 20.818.880.485 13.00% 31.575.036.836 15.00% Phí tư vấn du học 13.014.527.045 10.00% 19.217.428.140 12.00% 31.575.036.836 15.00% Tiếng Anh đào tạo

cho doanh nghiệp

26.029.054.090 20.00% 32.029.046.900 20.00% 29.470.034.380 14.00% Đào tạo kỹ năng

quản lý doanh nghiệp 19.521.790.568 15.00% 27.224.689.865 17.00% 21.050.024.557 10.00% Tổng cộng 130.145.270.450 100.00% 160.145.234.500 100.00% 210.500.245.570 100.00% Phát triển sản phẩm mới

Công tác phát triển sản phẩm mới của công ty được thực hiện chủ yếu bởi phòng Kinh doanh và Tiếp thị, thời gian qua hoạt động này được triển khai một cách đều đặn tuy nhiên chưa có bước đột phá nổi bật. Quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới tại công ty chưa nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường và động thái của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cần kết hợp các yếu tố đặc biệt là các yếu tố về kinh tế xã hội như hội nhập kinh tế, thu nhập của người dân, hành vi tiêu dùng, dự đoán nhu cầu đào tạo trong tương lai. Đặc biệt là

kết hợp những phàn nàn của khách hàng, những ghi nhận lại của bộ phận bán hàng về yêu cầu cho sản phẩm. Tập hợp tất cả những yếu tố này kết hợp với việc xử lý chính xác của phịng Kinh doanh và Tiếp thị giúp cho việc tung ra những sản phẩm đáp ứng được những địi hỏi từ phía khách hàng.

Quản lý chất lượng

Cơng tác quản lý chất lượng nhìn chung tại Apollo được thực hiện tốt, đội ngũ giáo viên được sàn lọc và tuyển chọn kỹ càng. Sử dụng tài liệu theo chương trình đào tạo tiên tiến, lịch học được bố trí thích hợp, cơng tác điểm danh, nhắc nhở, đôn đốc học viên đi học đầy đủ.

Apollo ln quan tâm theo dõi sát tình hình học tập của học viên, các buổi kiểm tra định kỳ giữa khóa được thực hiện tốt, kết quả kiểm tra giữa kỳ còn là cơ sở để đánh giá sự tiến bộ của học viên, cũng như có những biện pháp điều chỉnh kịp thời cho khóa học.

Hiện tại Apollo có tổ chức phát phiếu thăm dị, điều tra học viên ngay khi khóa học mới bắt đầu nhằm tìm hiểu nguyện vọng, mục tiêu của học viên khi chọn khóa học tại trung tâm. Giữa khóa và cuối khóa đều có tiến hành điều tra thăm dò sự tiến bộ của học viên, cũng như ghi nhận những đóng góp của học viên.

2.3.4 Cơng tác tài chính kế tốn

Cơng tác tài chính kế toán tại đơn vị được tổ chức tương đối tốt, ghi nhận chính xác và phản ánh kịp thời tình hình hoạt động của đơn vị tại mọi thời điểm. Công tác dự báo và đưa ra các nhắc nhở được thực hiện thường xuyên cho tất cả các phòng ban.

Việc kiểm sốt chi phí được thực hiện tốt, ln kiểm sốt được chi phí nằm trong kế hoạch chi tiêu đã được duyệt. Tuy nhiên cơng tác tài chính kế tốn tại

phần lớn cơng việc, chỉ đơn thuần ghi nhận đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế, xuất được các báo cáo thơng thường cịn phần lớn báo cáo quản trị đơn vị phải lập theo phương pháp thủ công theo biểu mẫu tự tạo. Chính việc chưa có chương trình quản lý doanh nghiệp kết nối với tất cả các phòng ban nên việc xuất các báo cáo quản lý chưa được thật sự nhanh chóng, và các yếu tố phân tích chỉ dừng lại ở các phân tích cơ bản.

Bảng 2.11: Phân tích chỉ tiêu tài chính tại Apollo giai đoạn 2004-2007

Stt Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu thuần (triệu đồng) 100,57 130,14 160,15 210,50 Lãi gộp (triệu đồng) 44,75 61,10 82,39 114,97 Chi phí (triệu đồng) 39,80 52,31 68,87 93,29 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 4,70 8,35 12,84 20,59

I Tỷ lệ tài sản, nguồn vốn (%) TS cố định/Tổng tài sản 18,67 14,31 11,75 7,13 TS lưu động/Tổng tài sản 81,30 85,69 88,25 92,87 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 53,10 54,54 53,33 44,44 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 46,80 45,46 46,67 55,56

II Khả năng thanh toán (lần) Khả năng thanh toán hiện hành 1,28 1,27 1,31 1,63 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,60 1,52 1,62 2,17 Khả năng thanh toán nhanh 0,32 0,27 0,31 0,44 Khả năng thanh toán nợ dài hạn 3,05 3,40 3,33 2,50

III Tỷ suất sinh lời (%) Lãi sau thuế/Doanh thu 4,92 6,75 8,44 10,29 Lãi sau thuế/Tổng tài sản 10,53 15,98 21,80 24,09 Lãi sau thuế/Vốn chủ sở hữu 21,36 33,40 42,80 41,18

(Nguồn: Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam, Báo cáo tài chính giai đoạn 2004-2007)

Nhận xét: Qua số liệu phân tích tình hình tài chính tại Bảng 2.11, ta nhận thấy

doanh thu của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm, doanh nghiệp đã kiểm soát được giá vốn hàng bán và đã cắt giảm được một tỷ lệ đáng kể cụ thể từ

55,5% của năm 2004 giảm xuống còn 45,4% trong năm 2007. Tỷ lệ nợ của Apollo ở mức vừa phải (trung bình khoảng 50%) và chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động. Các chỉ số về khả năng thanh toán là tương đối tốt, tỷ suất sinh lời ở mức cao điều đó thể hiện doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh của q trình phát triển.

2.3.5 Nhân sự

Cơng ty hiện có tổng số lao động bình quân khoảng 300 người gồm lao động toàn thời gian và lao động bán thời gian, trong đó khoảng 35% là người nước ngoài (kể cả giáo viên là người nước ngồi). Với cơ cấu trình độ như sau:

 Trình độ Trung học phổ thông và chưa qua đào tạo: 24 người, tương ứng 8%.

 Trình độ Trung cấp và Cao đẳng: 87 người, tương ứng 29%.  Trình độ Đại học trở lên: 189 người, tương ứng 63%.

Cán bộ quản lý từ cấp Trưởng phịng trở lên đều có trình độ đại học hoặc trên đại học, đối với giáo viên đều có bằng cấp chun mơn về giáo dục đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn tốt đáp ứng được yêu cầu công việc, năng suất lao động tại doanh nghiệp đạt ở mức cao. Mỗi nhân viên đều có bảng mơ tả công việc xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi trong cơng việc, tiêu chí đánh giá kết quả công việc thực hiện được xây dựng rất bài bản và khoa học. Doanh nghiệp đánh giá năng lực và kết quả hồn thành cơng việc của cán bộ nhân viên định kỳ 6 tháng/lần, các trường hợp thay đổi vị trí, thăng tiến được đánh giá theo tình hình thực tế. Hiện tại doanh nghiệp đang xây dựng và áp dụng cơ chế phối hợp và quản lý bộ phận theo ngành dọc trong phạm vi toàn quốc điều này giúp công tác triển khai và phối hợp cơng việc được thuận lợi, nhanh chóng và mang tính thống nhất.

Cơng tác tìm kiếm, tuyển chọn nhân viên cần được quan tâm hơn nữa nhằm tránh tình trạng mất rất nhiều thời gian để tuyển dụng nhân sự cho các phòng ban. Việc này đã gây khơng ít khó khăn khi các phịng ban khơng có đủ người. Doanh nghiệp cần xây dựng chính sách nhân viên cạnh tranh so với các đối thủ nhằm tránh tình trạng lao động thường xuyên nghỉ việc, các phịng ban ln trong tình trạng thiếu người. Việc tìm kiếm được người thích hợp rất khó, giữ chân được họ lâu dài càng khó hơn, đặc biệt lao động nghỉ việc từ Apollo lại chuyển qua gia nhập đội ngũ nhân viên của các đối thủ cạnh tranh.

2.3.6 Nghiên cứu phát triển và hệ thống thông tin

Hiện nay ở đơn vị chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển, phần lớn công việc này do một số cán bộ quản lý cấp cao thực hiện, hoặc phân công một số việc cho phòng Tiếp thị và Bán hàng trong việc thăm dị thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh. Kinh phí đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển chưa được quan tâm đúng mức, việc cải tiến và đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng những địi hỏi của khách hàng chưa kịp thời. Chính những hạn chế này dẫn đến việc cơng ty phản ứng cịn chậm trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường và đặt Apollo trong tình trạng ln phải rượt đuổi đối thủ.

Hệ thống thông tin giữa các cấp tại Apollo được thực hiện tương đối hoàn chỉnh, việc phân cấp, phân quyền ở tất cả các bộ phận tương đối rõ ràng. Hệ thống mạng nội bộ, internet, email đầy đủ. Tất cả các tập tin được lưu giữ trên server, định kỳ được sao lưu dữ liệu. Việc phân quyền cho các thành viên sử dụng những dữ liệu chung trên cơ sở chia sẻ, bảo mật và kiểm sốt chặt chẽ thơng tin, đáp ứng được các yêu cầu công việc.

Từ kết quả phân tích mơi trường nội bộ tại Apollo, ta có thể thiết lập ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) như sau:

Bảng 2.12: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Stt Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Đội ngũ nhân viên có trình độ, nhiệt huyết 0,05 3 0,15 2 Công tác quản lý chất lượng tốt 0,15 4 0,60 3 Dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng

đáp ứng được địi hỏi từ khách hàng 0,12 4 0,48 4 Thương hiệu Apollo được khách hàng thừa

nhận là Trung tâm chất lượng cao 0,10 3 0,30 5 Cơ chế quản lý khoa học, linh hoạt 0,08 3 0,24 6 Hệ thống thơng tin hồn chỉnh, dễ sử dụng 0,05 3 0,15 7 Công tác hoạch định chiến lược phát triển

mang tính chủ quan, chưa khoa học 0,10 1 0,10

8 Nhóm sản phẩm ít 0,10 2 0,20

9 Hoạt động chiêu thị chưa đủ mạnh 0,08 1 0,08 10 Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm

mới chưa được quan tâm đúng mức 0,07 1 0,07 11 Nhân sự thường xuyên biến động 0,05 2 0,10 12 Khảo sát, thăm dò thị trường chưa tốt 0,05 2 0,10

Tổng cộng 1,00 2,57

Nhận xét: Qua bảng phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Bảng

2.12), ta thấy điểm mạnh của doanh nghiệp là chính sách quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần quan tâm hơn cho công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, quảng cáo, tiếp thị và nâng cao chất lượng công tác hoạch định chiến lược phát triển tại doanh nghiệp.

Tổng số điểm của ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là 2,57 cao hơn mức trung bình ngành một ít cho thấy công ty khai thác các điểm mạnh và khắc phục các tồn tại của mình chỉ ở mức trung bình.

Theo GS TS Tơn Thất Nguyễn Thiêm (2005) (3) thì để một doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững phải dựa trên việc định vị rõ năng lực lõi và tay nghề chun mơn của mình. Năng lực lõi và tay nghề chuyên môn là tất cả những kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn mà doanh nghiệp chọn làm bệ phóng để xây dựng hướng phát triển cho chính bản thân doanh nghiệp.

Tổng hợp kết quả phiếu khảo sát cán bộ cấp trung và q trình phân tích mơi trường kinh doanh tại doanh nghiệp cho thấy năng lực lõi, tay nghề chuyên môn và năng lực tiềm ẩn của doanh nghiệp là:

Năng lực lõi và tay nghề chuyên môn: Đào tạo tiếng Anh (gồm tiếng Anh

cho trẻ em và người lớn), tư vấn du học và kỹ năng quản trị doanh nghiệp.

Năng lực tiềm ẩn: tham gia liên kết, trung gian triển khai đào tạo cho các

đối tác.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Sau khi phân tích mơi trường bên trong, bên ngồi tại Apollo, đề tài đã rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ tại đơn vị như sau:

Điểm mạnh

- Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, rất tâm huyết và có trình độ chun môn cao đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Công tác quản lý chất lượng được thực hiện khá tốt, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của khách hàng về chất lượng của trung tâm.

- Dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu, cung cấp và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của khách hàng khi khách hàng cần đến.

- Thương hiệu Apollo được khách hàng thừa nhận và biết đến là một trung tâm đào tạo chất lượng cao.

- Cơ chế quản lý tại Apollo được thực hiện rất bài bản, linh hoạt và khoa học. - Hệ thống thơng tin tại đơn vị được xây dựng khá hồn chỉnh đáp ứng được yêu cầu công việc, dễ vận hành và sử dụng.

Điểm yếu

- Công tác hoạch định chiến lược được thực hiện cịn mang tính chủ quan, chưa được xây dựng thành quy trình khoa học. Quá trình triển khai chiến lược chưa được thực hiện tốt.

- Nhóm sản phẩm của cơng ty tương đối ít, không đủ đa dạng để đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng.

- Hoạt động chiêu thị không đủ mạnh để gây hấp dẫn khách hàng, chưa đánh trúng thị trường mục tiêu.

- Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới không được quan tâm đúng mức, nhiều sản phẩm mới tung ra thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân sự chưa đủ đáp ứng cho quá trình phát triển và thường xuyên biến động.

- Cơng tác khảo sát, thăm dị thị trường chưa được thực hiện tốt.  Cơ hội

- Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

- Chi đầu tư cho giáo dục của các doanh nghiệp và hộ gia đình ngày càng tăng.

- Các chính sách ưu đãi của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục (khuyến khích đầu tư, ưu đãi về thuế,…).

- Kinh tế Việt Nam đang phát triển, chính trị ổn định và hệ thống pháp luật đang từng bước hoàn thiện theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

- Các cơ sở đào tạo của Apollo được đặt tại vị trí thuận lợi cho việc học tập và đi lại của học viên.

- Cơ sở vật chất khang trang, đầu tư công nghệ tiên tiến.  Nguy cơ

- Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa ổn định.

- Năng lực tài chính cịn hạn chế chưa đủ mạnh so với các đối thủ.

- Các đối thủ hiện tại đang thực hiện chính sách mở rộng thị trường, phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển cho apollo đến năm 2015 (Trang 48)