Xây dựng chiến lược thông qua phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển cho apollo đến năm 2015 (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.2 XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ THỰC HIỆN MỤC

3.2.1 Xây dựng chiến lược thông qua phân tích ma trận SWOT

Thơng qua phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên trong, bên ngoài kết hợp với việc hình thành ma trận IFE, EFE ta có thể đi đến việc hình thành ma trận SWOT như sau: (Xem bảng 3.1 tại trang tiếp theo)

Thông qua ma trận SWOT (Bảng 3.1) đã hình thành 4 nhóm chiến lược sau: Các chiến lược thuộc nhóm S-O:

- Chiến lược đa dạng hóa hoạt động đồng tâm: Phát huy các điểm mạnh của

doanh nghiệp gồm công tác quản lý chất lượng sản phẩm được thực hiện khá tốt, dịch vụ khách hàng chu đáo, thương hiệu Apollo được khách hàng thừa nhận kết hợp với các cơ hội như chi đầu tư cho giáo dục của các doanh nghiệp và hộ gia đình tăng, chính sách ưu đãi của nhà nước cho lĩnh vực giáo dục, thị trường tiềm năng rất lớn, doanh nghiệp mạnh dạng phát triển thêm sản phẩm, dịch vụ mới như thành lập Trường tiểu học quốc tế hoặc trường Đại học quốc tế.

- Chiến lược đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang: Phát huy những

điểm mạnh kết hợp với các cơ hội đặc biệt là Apollo có vị trí trung tâm, cơ sở vật chất tốt để phát triển thêm các sản phẩm và dịch vụ mới liên hệ theo khách hàng hiện có như: đào tạo tiếng Anh theo chuẩn TOEIC, các khóa luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc viết,…

Bảng3.1: MA TRẬN SWOT VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC

Cơ hội ( O ) Thách thức ( T )

SWOT

1. Việt Nam tham gia hội nhập kinh

tế quốc tế, thành viên WTO

2. Chi đầu tư giáo dục của doanh

nghiệp và hộ gia đình tăng

3. Thị trường tiềm năng lớn 4. Các ưu đãi trong giáo dục 5. Kinh tế đang phát triển, chính trị

ổn định

6. Vị trí trung tâm thuận lợi 7. Cơ sở vật chất khang trang

1. Chất lượng đội ngũ giáo viên

chưa ổn định

2. Năng lực tài chính chưa đủ mạnh 3. Các đối thủ mở rộng thị trường 4. Sự xuất hiện thiết bị chuyển ngữ

5. Đối thủ mới với tài chính mạnh

6. Sự phát triển hệ thống giáo dục

tiểu học, trung học quốc tế

7. Các chương trình liên kết đào tạo

Điểm mạnh ( S ) Các Chiến Lược S-O Các Chiến Lược S-T

1. Nhân viên có trình độ,

tâm huyết

2. Quản lý chất lượng tốt 3. Dịch vụ khách hàng tốt 4. Thương hiệu được thừa

nhận

5. Cơ chế quản lý khoa học,

linh hoạt

6. Hệ thống thơng tin hồn

chỉnh, dễ sử dụng

S (2,3,4) và O (1,2,4,5): Chiến lược

đa dạng hóa hoạt động đồng tâm:

Phát huy các thế mạnh kết hợp với các cơ hội mà thị trường mang lại thông qua việc đưa thêm các sản phẩm và dịch vụ mới vào thị trường

S (1,2,3,4,5,6) và O (2,3,4,6,7):

Chiến lược đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang: Phát triển thêm

các sản phẩm và dịch vụ liên hệ theo khách hàng hiện có

S (1,2,3,4,5,6) và T (3,4,5,6,7):

Chiến lược kết hợp về phía trước:

Tận dụng các điểm mạnh để giảm thiểu các nguy cơ thơng qua hình thức liên kết đào tạo với các trường THCS, THPT, Đại học.

S (1,2,3,4,5,6) và T (1,2): Chiến

lược kết hợp về phía sau: liên kết

với các đơn vị tuyển dụng tìm kiếm nguồn giáo viên chất lượng ổn định

Điểm yếu ( W ) Các Chiến Lược W-O Các Chiến Lược W-T

1. Việc hoạch định mang

tính chủ quan, chưa khoa học

2. Nhóm sản phẩm ít 3. Marketing chưa mạnh

4. Chưa quan tâm cho đầu tư và nghiên cứu phát triển

5. Nhân sự hay biến động 6. Khảo sát, thăm dò thị

trường chưa tốt

W (2,3,4,5) và O (2,3,4,6,7): Chiến

lược thâm nhập thị trường: Tăng

cường công tác tiếp thị nhằm lôi kéo thêm khách hàng

W (1,2,4,6) và O (1,2,3,4,5,6,7):

Chiến lược phát triển sản phẩm:

Tập trung cải tiến lại các sản phẩm hiện có

W (1,3,4,5) và T (1,2,3,5,6,7):

Chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động: Cơ

cấu lại các nhóm sản phẩm của doanh nghiệp, mạnh dạn cắt bỏ các sản phẩm không hiệu quả hay không cạnh tranh lại đối thủ

W (2,3,4,6) và T (3,4,5,6,7): Chiến

lược phát triển sản phẩm: Tập trung

cải tiến lại các sản phẩm hiện có

Các chiến lược thuộc nhóm S-T:

- Chiến lược kết hợp về phía trước: Tận dụng các điểm mạnh hiện có của

doanh nghiệp để hạn chế các nguy cơ trước sự cạnh tranh và mở rộng kinh doanh của đối thủ thơng qua các hình thức liên kết đào tạo với các trường: Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông, Đại học,…

- Chiến lược kết hợp về phía sau: để đảm bảo nguồn lực cho quá trình phát

triển, Apollo tìm cách liên kết với các đơn vị tuyển dụng, các đơn vị cung cấp đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng và ổn định.

Các chiến lược thuộc nhóm W-O:

- Chiến lược thâm nhập thị trường: khắc phục các điểm yếu hiện có của

doanh nghiệp bằng cách chú trọng hơn công tác tổ chức, kiện toàn bộ máy đặc biệt quan tâm và đầu tư đúng mức cho công tác quảng cáo, tiếp thị.

- Chiến lược phát triển sản phẩm: quan tâm đúng mức cho công tác đầu tư,

nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc sử dụng các phiếu đánh giá, khảo sát từ khách hàng để cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi từ khách hàng.

Các chiến lược thuộc nhóm W-T:

- Chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động: Cơ cấu lại các nhóm sản phẩm của doanh

nghiệp, cắt bỏ các sản phẩm mà doanh nghiệp khơng có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ đặc biệt là các sản phẩm thuộc nhóm đào tạo kỹ năng quản lý doanh nghiệp.

- Chiến lược phát triển sản phẩm: khắc phục các điểm yếu của doanh

nghiệp về nhóm sản phẩm ít, chưa đầu tư đúng mức cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đồng thời đứng trước nguy cơ mở rộng của các đối thủ, Apollo nên tập trung vào công tác cải tiến, hoàn thiện hơn nữa chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển cho apollo đến năm 2015 (Trang 59 - 61)