Ứng dụng mơ hình CAMEL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 56)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

2.3. Ứng dụng mơ hình CAMEL

2.3.1. Ứng dụng mơ hình CAMEL vào đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank.

Để áp dụng mơ hình CAMEL vào phân tích năng lực cạnh tranh của Agribank tác giả đã sử dụng các phương pháp tính tốn sau:

- Xác định và tính tốn các chỉ tiêu CAMEL cho từng ngân hàng cần nghiên cứu. Số liệu của 3 ngân hàng Agribank, Vietinbank và Vietcombank tại thời điểm 31/12/2012. Mơ hình gồm các chỉ tiêu cần xác định tính tốn như bảng 2.5.

Bảng 2.5: Mơ hình tính điểm theo phƣơng pháp CAMEL

Các chỉ tiêu phân tích Trọng số cho các yếu tố (a) Giá trị Cho điểm (b) Tổng điểm trọng số (c=axb) Vốn CSH và mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy & CAR) Vốn CSH (Tỷ đồng) CAR (%) Chất lượng tài sản có (Asset Quality) Dư nợ (Tỷ đồng) Nợ xấu (Tỷ đồng) NPL (%) Quản lý (Management) Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của ban quản lý, điều hành Kết quả quản lý điều hành các năm vừa qua Chính sách nhân sự Chiến lược phát triển

Khả năng ứng phó, thích ứng với mơi trường bên ngoài Lợi nhuận (Earnings) ROE (%) ROA (%) Thanh khoản (Liquidity)

Tài sản có thanh khoản/ Tổng tiền gửi và nợ CP (%)

Tài sản có thanh khoản/ Tổng tiền gửi, nợ CP và các loại kỳ phiếu phải trả (%) Dư nợ ròng/ Tổng tiền gửi, nợ CP và các loại kỳ phiếu phải trả (%) Tài sản có thanh khoản/ Tổng nợ (%)

- Xác định trọng số cho từng chỉ tiêu theo giả định sau, mỗi nhóm chỉ tiêu trong CAMEL sẽ chiếm 20% tỷ trọng đóng góp vào sự hình thành nên năng lực cạnh tranh. Mỗi chỉ tiêu nhỏ trong nhóm (để cho đơn giản tính tốn) được tính phân bổ bình qn 20% tỷ trọng của nhóm.

- Tính tốn và đặt các giá trị cụ thể của các chỉ tiêu vào bảng.

- Chấm điểm cho các chỉ tiêu đó theo thang điểm 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5: Tốt. Việc chấm điểm theo quan điểm cá nhân của người chấm căn cứ vào các giá trị tính tốn được và có sự so sánh với các ngân hàng khác cùng quy mơ để có sự chính xác tương đối.

- Nhân điểm số vừa chấm với trọng số đã được xác định ở bước 2.

- Tính tổng của tích điểm số đã chấm với trọng số cho từng ngân hảng được xem xét.

- Lấy tổng điểm vừa xác định được ở bước 6 chia cho 5 lả số điểm cao nhất của việc đánh giá.

- So sánh các giá trị tính tốn được và kết luận. Thơng thưởng ngân hàng có năng lực cạnh tranh > 3,5 điểm (hay 0,7) là trên mức trung bình và ngược lại.

2.3.2. Kết quả ứng dụng mơ hình CAMEL.

Bảng 2.6: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank theo mơ hình CAMEL

Các chỉ tiêu phân tích Trọng số cho các yếu tố (a)

Agribank Vietinbank Vietcombank

Giá trị Cho điểm (b) Tổng điểm trọng số (c=ax b) Giá trị Cho điểm (b) Tổng điểm trọng số (c=ax b) Giá trị Cho điểm (b) Tổng điểm trọng số (c=ax b) Vốn CSH và mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy & CAR) Vốn CSH (Tỷ đồng) 0,100 41.426 5 0,500 33.625 5 0,500 41.553 5 0,500 CAR (%) 0,100 9,49% 3 0,300 10,33% 3 0,300 14,83% 4 0,400 Chất lượng tài sản có (Asset Quality) Dư nợ (Tỷ đồng) 0,067 480.453 4 0,267 333.356 4 0,267 241.163 3 0,200 Nợ xấu (Tỷ đồng) 0,067 27.803 1 0,067 4.890 3 0,200 5.791 3 0,200 NPL (%) 0,067 5,80% 1 0,067 1,46% 4 0,267 2,40% 3 0,200 Quản lý (Management) Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của ban quản lý, điều hành 0,040 4 0,160 4 0,160 4 0,160 Kết quả quản lý điều hành các năm vừa qua 0,040 3 0,120 3 0,120 3 0,120

Chính sách nhân sự 0,040 3 0,120 3 0,120 3 0,120 Chiến lược phát triển 0,040 4 0,160 4 0,160 4 0,160 Khả năng ứng phó, thích ứng với mơi trường bên ngoài 0,040 3 0,120 3 0,120 3 0,120 Lợi nhuận (Earnings) ROE (%) 0,100 12,26% 3 0,300 18,74% 4 0,400 12,61% 3 0,300 ROA (%) 0,100 0,82% 3 0,300 1,70% 4 0,400 1,13% 3 0,300 Thanh khoản (Liquidity) Tài sản có thanh khoản/ Tổng tiền gửi và nợ CP (%) 0,050 14,96% 2 0,010 41,58% 4 0,200 48,21% 4 0,200 Tài sản có thanh khoản/ Tổng tiền gửi, nợ CP và các loại kỳ phiếu phải trả (%) 0,050 14,54% 2 0,010 36,69% 4 0,200 47,89% 4 0,200 Dư nợ ròng/ Tổng tiền gửi, nợ CP và các loại kỳ phiếu phải trả (%) 0,050 87,75% 2 0,010 71,37% 3 0,150 64,60% 4 0,200 Tài sản có thanh khoản/ Tổng nợ (%) 0,050 12,06% 2 0,010 34,56% 3 0,150 44,77% 4 0,200

Tổng điểm 1,000 2,521 3,714 3,580

Tổng điểm/5 0,504 0,743 0,716

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên các ngân hàng và tính tốn của tác giả)

Bảng 2.6 cho thấy kết quả tính tốn các chỉ tiêu theo mơ hình CAMEL cho Agribank và 2 ngân hàng so sánh là Vietinbank và Vietcombank. Đồng thời tác giả đã sử dụng phương pháp chấm điểm cho từng chỉ tiêu tương ứng với từng ngân hàng nghiên cứu, với thang điểm cụ thể là 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5: Tốt. Trọng số cho từng nhóm chỉ tiêu của mơ hình CAMEL được giả định là bằng nhau (bằng 0,2) và được chia đều cho từng chỉ tiêu nhỏ trong nhóm. Tổng của các tích số điểm đánh giá và trọng số cho chúng ta kết quả như sau: Agribank đạt 2,521 điểm, Vietinbank đạt mức 3,714 điểm, Vietcombank đạt 3,580 điểm.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng năng lực cạnh tranh của Agribank ở mức yếu, thấp hơn Vietinbank và Vietcombank.

2.4. VẬN DỤNG MÔ HÌNH SWOT. 2.4.1. Điểm mạnh.

Hệ thống mạng lưới rộng khắp, với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, đây được xem là điểm mạnh nhất của Agribank so với các tổ chức tín dụng khác trên lãnh thổ Việt Nam. Với mạng lưới trải dài từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi xa xôi đến đồng b ng đã giúp cho Agribank có những lợi thế riêng như: Thị phần ổn định; tiếp cận đến khách hàng khắp mọi nơi trên đất nước nên có số lượng khách hàng dồi dào; tạo điều kiện thuận lợi cho Agribank dễ dàng phát triển mạnh thị trường bán lẻ.

Thương hiệu được xem là điểm mạnh thứ hai mà Agribank có được so với các tổ chức tín dụng khác trong nước. Được thành lập sớm hơn các đối thủ khác, thương hiệu Agribank được biết đến ở khắp mọi miền đất nước, tạo được niềm tin đối với khách hàng, các tỉnh lẻ.

Được sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123

dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới. Agribank đang có quan hệ đại lý với 1.065 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2.4.2. Điểm yếu.

Điểm yếu lớn nhất của các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng nằm ở nội lực của chính ngân hàng, với quy m n có khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, yếu tố cơng nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng, nhưng để có một nền tảng cơng nghệ hiện đại đòi hỏi phải đầu tư lớn, điều này thực sự khó khăn.

Hệ thống sản phẩm, dịch vụ còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Các nghiệp vụ như mơi giới, thanh tốn, dịch vụ qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn vẫn chưa phát triển, công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức.

Ngành nghề mà Agribank đầu tư chủ yếu là lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, đây là thị trường chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên (thiên tai, hạn hán, lũ lụt) nên rủi ro thất thốt là rất lớn. Bên cạnh đó, doanh số cho trong lĩnh vực này nhỏ, nhưng số lượng khách hàng lại rất lớn nên khó theo dõi, quản lý, tốn kém nhiều chi phí quản lý và đầu tư.

Chất lượng nguồn nhân lực không theo kịp tốc độ phát triển và yêu cầu hội nhập. Đội ngũ cán bộ cơng nhân viên đơng đảo nhưng trình độ chun mơn nghiệp vụ chưa đồng đều.

2.4.3. Cơ hội.

Thị trường Việt Nam được coi là thị trường bán lẻ năng động và đầy tiềm năng với đặc điểm dân số trẻ và xu hướng thích sử dụng các sản phẩm, dịch vụ hiện đại là điều kiện để Agribank đầu tư, đổi mới công nghệ.

Cơ hội mở rộng thị trường từ việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO nên khả năng hợp tác về vốn, tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các ngân hàng nước ngoài rất cao.

2.4.4. Thách thức.

Sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh với cơng nghệ hiện đại, năng lực tài chính lớn mạnh, trình độ quản lý chuyên nghiệp từ nước ngoài đổ vào Việt Nam.

Áp lực cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và quỹ đầu tư trong và ngoài nước ngày càng gia tăng, đặc biệt là sự lớn mạnh từ các NHTM cổ phần, liên doanh, nước ngoài hiện nay ngày càng lớn mạnh về mạng lưới, quy mơ, năng lực tài chính...

Rủi ro thị trường gia tăng cùng với việc tự do hóa thị trường tài chính: lãi suất, tỷ giá và cán cân vốn được tự do hóa, khả năng chịu ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước trên thế giới sẽ gia tăng.

Công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện để phát triển, nên hệ thống chính sách, pháp luật cũng chưa nhất quán, dễ gây tác động đến nền kinh tế vốn còn non yếu.

Chảy máu chất xám đến các NHTM khác và ngân hàng nước ngồi cũng là vấn đề khó tránh, địi hỏi Agribank có các chính sách nhân sự và chế độ đãi ngộ hợp lý để lôi kéo và giữ chân các tài năng trong lĩnh vực này.

2.5. NHẬN XÉT.

2.5.1. Kết quả đạt đƣợc.

Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là NHTM mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạ

năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là Ngân hàng Thương mại có quy mơ tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần.

Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.

Theo bảng tổng hợp thứ hạng năng lực cạnh tranh của 10 ngân hàng tiêu biểu năm 2012, Agribank đạt vị trí thứ 3 sau Vietinbank và Vietcombank. Chi tiết theo các chỉ tiêu thành phần như sau: Agribank đứng thứ nhất trong hệ thống ngân hàng về quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, thị phần, huy động vốn, tín dụng và đứng thứ 5 về hiệu quả hoạt động kinh doanh ROA, thứ 6 về ROE. Tuy nhiên đứng thứ 10 về hệ số an toàn vốn và nợ xấu.

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân.

2.5.2.1. Hạn chế.

Nợ xấu cao nhất, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp nhất trong số các NHTMNN. Dư nợ cao nhất hệ thống song nợ xấu của Agribank cũng ở bậc cao nhất trong số các ngân hàng thương mại Nhà nước. Theo số liệu sổ sách thì nợ xấu của Agribank tại thời điểm 31/12/2012 là 5,8%, xấp xỉ 28.000 tỷ đồng – chiếm hơn 10% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu của này cũng cao gấp hơn 2 lần so với tỷ lệ nợ xấu của BIDV và Vietcombank trong khi gấp tới 4 lần so với của Vietinbank. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Agribank cuối năm 2012 là 9,49% - thấp hơn nhiều so với mức trung bình 14% của tồn hệ thống và cũng thấp hơn so với mức 10,45% trung bình của nhóm các NHTMNN. Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của Agribank chỉ cao hơn chút ít so với nhóm các cơng ty tài chính, cho th ở 9,37%.

Dù đã ra đời khá lâu, nhưng số lượng sản phẩm dịch vụ của Agribank vẫn còn là những con số khiêm tốn, ngoài những sản phẩm truyền thống như: Cho vay, huy động vốn, thanh tốn trong ngồi nước, bảo lãnh nhưng tất cả những sản phẩm trên của Agribank là khá đơn điệu, cụ thể là cùng một loại hình cho vay cá nhân thì Sacombank có đến trên 20 hình thức cho vay khác nhau, cịn sản phẩm huy động thì cũng có trên 11 hình thức khác nhau. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống thì hầu hết các NHTMCP ln dẫn đầu về tính đột phá khi cho ra đời những dịng sản phẩm mới đáp ứng ngày càng cao của người tiêu dùng, đặc biệt là dòng sản phẩm thẻ, dịch vụ tài khoản, sản phẩm ngân hàng điện tử, sản phẩm phái sinh, sản phẩm liên quan đến vàng…

Việc phát hành thẻ tín dụng ở Agribank chưa thực sự cuốn hút và thúc đẩy sử dụng thẻ tín dụng như một phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Các sản phẩm đính kèm với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ chưa được ngân hàng chú trọng cao, trong khi rất nhiều NHTMCP khác và NHNNg luôn đẩy mạnh và phát triển các sản phẩm thẻ kết hợp với những sản phẩm dịch vụ đính kèm của các cơng ty khác.

Trình độ quản lý kinh doanh thấp và quản trị rủi ro còn non yếu. Cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, năng lực thẩm định tín dụng yếu, hiện tượng tiêu cực trong cho vay cịn phổ biến, rủi ro đạo đức khơng được phát hiện kịp thời, nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát thiếu chặt chẽ dẫn đến việc không kịp thời phát hiện rủi ro trong các nghiệp vụ. Hiện tượng cho vay theo quan hệ với lãnh đạo cao cấp vẫn xảy ra.

2.5.2.2. Nguyên nhân.

- Hệ số an toàn vốn của ngân hàng đã ở mức dưới ngưỡng tối thiểu theo quy định 9% trong nhiều năm cho tới năm 2011. Hệ số an toàn vốn của Agribank lên mức 9,5% vào tháng 03/2012 nhờ vốn Chính phủ, nhưng cũng chỉ mới cao hơn chút đỉnh so với mức yêu cầu tối thiểu. Ngoài ra, chất lượng vốn vay suy giảm vẫn là một rủi ro lớn đối với vốn của Agribank xét tới viễn cảnh yếu kém về chất lượng tài sản và khả năng sinh vốn nội tại hạn chế của ngân hàng.

- Trong số các ngân hàng của Việt Nam, Agribank là ngân hàng có lượng tiền gửi lớn nhất, thuộc quyền sở hữu của Chính phủ và có mạng lưới rộng lớn. Một phần lớn lượng tiền gửi của Agribank, cùng với các nguồn vốn khác từ các cơ quan Chính phủ và tổ chức quốc tế, được chuyển thành vốn vay – bộ phận chiếm 3/4 tài sản của ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân khiến tính thanh khoản của Agribank khá kém, với tài sản có độ thanh khoản cao chỉ chiếm 17% các nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

- So với các NHTMCP thì nhân lực của Agribank vẫn còn thấp hơn nhiều. Một trong những yếu điểm của trình độ cán bộ Agribank xuất phát từ đặc thù hình thành và phát triển, nguồn nhân lực ảnh hưởng nặng của tư tưởng kinh doanh bao cấp cho nên còn nhiều bất cập, chưa được đào tạo cơ bản và nhiều người khó có khả năng đào tạo lại. Số lượng lớn cán bộ trên Đại học được đào tạo ở nước ngoài trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 56)