Cơ cấu Tài sản Có của Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 42)

10.29 10.89 7.17 6.39 7.20 7.73 75.59 72.15 75.22 78.59 77.31 76.11 0.94 0.78 0.98 0.92 0.99 1.00 4.95 2.46 3.43 3.63 3.28 3.14 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tài sản có khác Tài sản cố định Cho vay khách hàng Đầu tư trực tiếp Tiền mặt, tiền gửi

(Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ báo cáo tài chính của Agribank qua các năm)

2.1.3.2. Năng lực hoạt động.

Huy động vốn, là một hoạt động quan trọng đối với mọi ngân hàng, nó là

tiền đề để tăng trưởng hoạt động tín dụng vốn dĩ ln chiếm tỷ trọng lớn (trên 70% doanh thu) trong các ngân hàng Việt Nam. Trong những năm gần đây, hoạt động huy động vốn có thể được xem là mảng hoạt động cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Agribank chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ổn định từ dân cư, các tổ chức kinh tế, thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm, hình thức huy động vốn... tiếp tục đảm bảo cơ cấu nguồn vốn có tính ổn định cao.

Đến 31/12/2012, tổng vốn huy động của Agribank đạt 540.378 tỷ đồng, tăng 34.586 8%) so với cuối năm 2011, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra năm 2012 (tăng trưởng từ 5% - 7%). Trong đó tiền gửi dân cư 306.675 tỷ đồng, tăng

48.774 tỷ đồng (tăng 18,9%) so với cuối năm 2011, chiếm tỷ trọng 56,7% tổng nguồn vốn.

Biểu đồ 2.3: Tăng trƣởng nguồn vốn của Agribank

305,671 434,331 505,792 540,378 375,033 474,941 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Tỷ VNĐ

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank qua các năm)

Bên cạnh sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, Agribank cũng ln duy trì cơ cấu nguồn vốn một cách hợp lý nhất.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank

Đơn vị tính: tỷ VNĐ

(Nguồn: Báo cáo tài chính Agribank qua các năm)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Các khoản nợ Chính phủ

và NHNN 25.993 28.801 44.745 53.602 55.534 30.916

Tiền gửi, tiền vay TCTD 17.850 17.767 44.591 19.763 28.069 14.743

Tiền gửi của khách hàng 233.639 305.928 331.894 382.579 399.396 465.695

Nguồn khác 28.189 22.537 13.101 18.997 22.793 29.024

Theo bảng tổng hợp về cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank cho thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Với sự tăng trưởng bền vững cùng với cơ cấu nguồn vốn ổn định cho thấy tình hình nguồn vốn của Agribank trong những năm qua khá tốt, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng.

Tăng trƣởng tín dụng, đến 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay (cả ngoại tệ quy

đổi VNĐ) đạt 480.453 tỷ đồng, tăng 36.576 tỷ đồng (tăng 8,2%) so với cuối năm 2011, đạt mục tiêu tăng trưởng dư nợ từ 8% - 10% đề ra năm 2012. Trong đó, dư nợ cho vay nơng nghiệp, nông thôn đạt 320.075 tỷ đồng, tăng 37.082 tỷ đồng (tăng 13,1%) so với cuối năm 2011, chiếm tỷ lệ gần 70% tổng dư nợ cho vay, cao hơn mức tăng dư nợ bình quân… Dư nợ cho vay theo các chương trình đều tăng trưởng tốt như: Cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản 23.931 tỷ đồng, tăng 3.419 tỷ đồng (tăng 16,8%) so với cuối năm 2011; cho vay ngành lương thực 15.887 tỷ đồng, tăng 1.890 tỷ đồng (tăng 13,5%); cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê 9.917 tỷ đồng, tăng 1.359 tỷ đồng (tăng 15,9%); cho vay chăn nuôi 59.412 tỷ đồng, tăng 12.161 tỷ đồng (tăng 25,7%)…

Biểu đồ 2.4: Dƣ nợ tín dụng của Agribank

246,188 294,697 354,112 414,755 443,476 480,453 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Tỷ VNĐ

Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động thanh toán quốc tế,

kinh doanh ngoại tệ tiếp tục phát triển ổn định. Agribank chú trọng cung ứng các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng trong và ngoài nước. Song những biến động chênh lệch về tỷ giá đã gây áp lực cho Agribank trong việc thu hút ngoại tệ để mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế.

Biểu đồ 2.5: Doanh số thanh toán quốc tế của Agribank

7,248 10,643 9,700 8,790 7,734 7,965 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Triệu USD

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank qua các năm)

Biểu đồ 2.6: Doanh số kinh doanh ngoại tệ của Agribank

69,310 194,867 221,574 213,915 300,098 263,926 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Tỷ VNĐ

Hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh

mẽ cả về quy mô, số lượng, chất lượng. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam, Agribank có sự tăng trưởng ổn định, bền vững, liên tục là một trong ba ngân hàng thương mại dẫn đầu thị trường về số lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ, doanh số thanh toán thẻ và hệ thống ATM.

Đến 31/12/2012, tổng số lượng thẻ phát hành (lũy kế) mà Agribank đạt được là 10.652.830 thẻ, tăng 27% so với năm 2011, chiếm 20% thị phần thẻ ngân hàng cả nước. Về số lượng ATM, Agribank hiện có 2.100 ATM, chiếm khoảng 15% thị phần ATM của hệ thống ngân hàng. Agribank cũng hiện có 7.046 thiết bị chấp nhận thẻ (EDC/POS), tăng 34% so với năm trước, chiếm 6,7% thị phần EDC/POS toàn thị trường.

Sự gia tăng số lượng thẻ phát hành cùng hệ thống ATM và EDC/POS góp phần thúc đẩy tăng trưởng của doanh số thanh toán thẻ và doanh số sử dụng thẻ Agribank và qua Agribank. Năm 2012, Agribank có doanh số thanh toán thẻ đạt 182.000 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2011, chiếm khoảng 21% thị phần doanh số thanh toán thẻ của hệ thống ngân hàng cả nước.

dụng quốc tế dành cho công ty mà Agribank là ngân hàng đầu tiên cho ra đời sản phẩm này… Mới đây, Agribank triển khai sản phẩm thẻ mới – Thẻ ghi nợ nội địa hạng Vàng Plus Succsess đã góp phần làm phong phú danh mục sản phẩm thẻ, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng sử dụng dịch vụ trong giao dịch, thanh toán qua thẻ…

2.1.3.3. Thị phần hoạt động.

Theo số liệu thống kê của Vụ Dự báo – thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tỷ trọng của các khối ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính, ngân hàng liên doanh, quỹ tín dụng nhân dân hiện vẫn rất nhỏ trong tổng cơ cấu huy động và tín dụng của tồn hệ thống (chỉ quanh 15% thị phần tín dụng và trên dưới 10% tổng huy động). Còn lại, áp đảo vẫn là khối ngân hàng quốc doanh và sự gia tăng đáng chú ý từ khối thương mại cổ phần.

Biểu đồ 2.7: Thị phần huy động vốn của các ngân hàng năm 2012

17.11% 9.30% 11.06% 9.25% 4.83% 2.63% 3.64% 3.54% 2.97% 2.20% 33.47% Agribank Vietinbank BIDV Vietcombank ACB Eximbank Techcombank Sacombank MB Maritime Bank Các NHTM khác (Nguồn: VCBS tổng hợp)

Biểu đồ 2.8: Thị phần cho vay của các ngân hàng năm 2012 18.54% 18.54% 10.47% 11.36% 7.90% 35.38% 2.79% 3.90% 2.37% 2.18% 3.69% 1.42% Agribank Vietinbank BIDV Vietcombank ACB Eximbank Techcombank Sacombank MB Maritime Bank Các NHTM khác (Nguồn: VCBS tổng hợp)

Trong cơ cấu thị phần ở hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, Agribank vẫn đang chiếm ưu thế so với các NHTM khác nhờ quy mô lớn, mạng lưới trải rộng khắp cả nước, có bề dày lịch sử hoạt động và truyền thống quan hệ khách hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang giảm dần, từ 23,68% thị phần huy động vốn năm 2007 đến năm 2012 chỉ còn 17,11%, thị phần cho vay cũng giảm tương ứng từ 23,07% xuống còn 18,54%. Điều này cho thấy sức mạnh cạnh tranh của Agribank đang yếu dần khi mà các NHTMCP, NHNNg, NHLD không ngừng phát triển mạng lưới hoạt động xuống cả khu vực nơng thơn, đa dạng hóa các sản phẩm, cơng nghệ, trình độ quản lý... để mở rộng thị phần. Vì thế để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục giữ vững vị trí thống lĩnh của mình là nhiệm vụ hết sức khó khăn được đặt ra với Agribank.

2.1.3.4. Trình độ cơng nghệ.

Trình độ trang thiết bị, máy móc và cơng nghệ là vấn đề sống cịn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam mà Agribank khơng là

ngoại lệ. Theo tính tốn và kinh nghiệm của các NHNNg thì cơng nghệ thơng tin có thể giảm tối đa đến 76% chi phí hoạt động ngân hàng. Đây là con số lý tưởng mà bất kỳ ngân hàng nào cũng muốn có nhưng địi hịi phải đầu tư rất lớn.

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng nhằm phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Trong những năm qua, Agribank đã triển khai hàng loạt các dự án cơng nghệ có tầm quan trọng như: Dự án IPCAS (Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng); Dự án kết nối thẻ Visa, Master Card, Banknetvn; Cung cấp dịch vụ Mobile Banking (SMS Banking, VnTopup); Dự án tư vấn chiến lược phát triển công nghệ thông tin và sản phẩm dịch vụ tới năm 2015; Mua bản quyền Microsoft Office cho toàn hệ thống…

Một số dự án quan trọng khác như hệ thống xác thực tập trung PKI, hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning, dự án xây dựng trung tâm hỗ trợ chi nhánh và khách hàng Contact Center, phát hành thẻ chíp theo chuyển EMV cũng được triển khai, tạo nền tảng công nghệ tiên tiến để Agribank cung cấp nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking, Thanh tốn hóa đơn, Thương mại điện tử…

Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án IPCAS do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Agribank đã hoàn thành kết nối trực tuyến tồn bộ trên 2.300 chi nhánh và phịng giao dịch trên toàn quốc. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an tồn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

2.1.3.5. Nguồn nhân lực.

Yếu tố quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank so với các NHTM khác chính là vấn đề nhân sự. Hiện nay, Agribank có đội ngũ cán bộ, viên chức gần 42.000 người, chiếm trên 40% cán bộ, viên chức ngành Ngân hàng cả nước. Hàng năm, Agribank đã tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học được đào tạo bài bản, có trình độ ngoại ngữ, tin học tốt bổ sung vào các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao. Quan tâm đặc biệt đến chất lượng nguồn nhân lực đáp

ứng yêu cầu phát triển bền vững, Agribank đã đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, viên chức. Tạo bước chuyển mới cho hoạt động đào tạo, vào năm 2010, Agribank đã thành lập Trường Đào tạo cán bộ (Trung tâm Đào tạo trước đây) đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho toàn hệ thống. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính, các đối tác nước ngồi, cán bộ nhân viên Agribank còn được tham gia các khóa đào tạo, tham quan, khảo sát trong và ngồi nước nhằm nâng cao trình độ và nắm bắt được thực tế hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức tài chính ngân hàng tiên tiến trên thế giới.

Biểu đồ 2.9: Nguồn nhân lực của Agribank

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank qua các năm)

2.1.3.6. Mạng lưới hoạt động.

Agribank là NHTM lớn nhất Việt Nam, có trên 2.300 chi nhánh và phịng giao dịch khắp mọi miền đất nước và chi nhánh tại Vương quốc Campuchia. Trong đó có 158 chi nhánh loại 1, loại 2; 776 chi nhánh loại 3 và 1.393 phòng giao dịch. Agribank hiện có 1 ngân hàng liên doanh là Ngân hàng liên doanh Việt – Thái (Vinasiam) và 8 cơng ty trực thuộc, đó là:

- Công ty TNHH MTV Dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam - Cơng ty Cho th Tài chính I – NHNo&PTNT Việt Nam (ALC I) - Cơng ty Cho th Tài chính II – NHNo&PTNT Việt Nam (ALC II)

- Công ty Du lịch thương mại NHNo&PTNT Việt Nam (AGRIBANK TOURS)

- Cơng ty Cổ phần Chứng khốn NHNo&PTNT Việt Nam (Agriseco) - Tổng Công ty Vàng Agribank Việt Nam – CTCP (AJC)

- Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC)

Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng trong và ngồi nước, Agribank ln chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế. Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.065 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh tốn biên mậu, đem lại nhiều lợi ích cho đơng đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.

Agribank luôn tuân thủ tốt nguyên tắc phân định chức năng giữa chức năng quản trị, giám sát và chức năng điều hành. Trong đó, Hội đồng thực hiện vai trò quản trị và giám sát, xây dựng và định hướng các chiến lược hoạt động của ngân hàng. Ban giám đốc thực hiện vai trò điều hành hoạt động kinh doanh và chịu sự giám sát của Hội đồng và Ban kiểm sốt. Mơ hình quản

cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên có một số bất cập khi Ban giám đốc điều hành thực hiện vai trò điều hành kinh doanh theo ý kiến chủ quan của một số thành viên Hội đồng . Do vậy, có thể sẽ xuất hiện rủi ro nếu khơng có sự điều hành và sự giám sát độc lập.

Trình độ quản lý kinh doanh thấp và cơng tác quản trị rủi ro cịn non yếu: Cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, năng lực thẩm định tín dụng cịn yếu, hiện tượng tiêu cực trong cho vay còn phổ biến, rủi ro về đạo đức nghề nghiệp không phát hiện kịp thời, nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát thiếu chặt chẽ nên việc không kịp thời phát hiện rủi ro trong các nghiệp vụ dễ xảy ra.

Mặc dù trình độ đội ngũ cán bộ quản trị và cấp cao được đào tào và nâng cao nghiệp vụ, tuy nhiên nhiều lãnh đạo cao cấp chưa được đào tạo nghiệp vụ và phong cách quản trị cao cấp, lối suy nghĩ và ra quyết định theo kinh nghiệm, nên tính chuyên nghiệp trong quản trị điều hành còn bất cập, quản trị chưa được gọi là bài bản và chuyên nghiệp. Công tác điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày thường theo sự vụ, chưa bám sát mục tiêu dài hạn, những kinh nghiệm về quản trị ngân hàng theo nguyên tắc thị trường tại Agribank không nhiều. Trong khi đó năng lực quản trị kinh doanh ở các chi nhánh NHNNg tại Việt Nam rất tốt, họ có một bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện đại, đồng thời họ được đào tạo bài bản về nghiệp vụ kinh doanh, quản trị điều hành về lĩnh vực ngân hàng hiện đại rất chuyên nghiệp. Họ điều hành hoạt động kinh doanh dựa trên những nguyên tắc khách quan và có định hướng.

Việc triển khai ứng dụng các công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại vào thực tế cịn gặp nhiều khó khăn. Agribank chưa thiết lập được hệ thống quản trị rủi ro hợp lý. Chưa xác định và chưa xây dựng được các chính sách cũng như quy trình quản trị rủi ro, mơ hình và các cơng cụ đo lường quản trị rủi ro để dự báo, cảnh báo cũng như đảm bảo các hoạt động ngân hàng được thực hiện một cách có định hướng trong khn khổ chấp nhận được.

2.1.3.8. Danh tiếng, uy tín và khả năng hợp tác.

Với hơn 25 năm hoạt động và phát triển, đầu tư và hợp tác với nhiều ngân hàng trong và ngoài nước, Agribank đã tạo một thương hiệu, uy tín của mình trên thương trường trong nước và quốc tế. Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank được trao tặng các giải thưởng:

Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam – VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh tốn cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.

Agribank là Ch

- 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nơng nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)