Chiến lược cạnh tranh chung của PVTrans

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển tổng công ty vận tải dầu khí đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 66)

Lợi thế cạnh tranh Phạm vi Chi phí thấp Sự khác biệt của sản phẩm

Toàn thị trường Dẫn đầu về chi phí Cá biệt hóa sản phẩm

Thị trường tập trung Tập trung (chi phí thấp)

Duy trì thực trạng nhà cung ứng phải theo luật chơi chung. Kiểm soát và cắt giảm chi phí để có giá bán cạnh tranh. Từng bước mở rộng thị trường và khách hàng phục vụ.

Tập trung (SP khác biệt) Xác định dịch vụ chính là phục vụ vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cho các NMLD trong nước. Tập trung khai thác khách hàng quốc tế quen thuộc.

Nguồn: PVTrans, 2009

3.2.2.4. Áp dụng ma trận SPACE

Trên cơ sở phân tích ma trận SPACE, tác giả nhận thấy đây là trường hợp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trong ngành tăng trưởng nhanh mà theo như các chiến lược gia thì nên theo đuổi chiến lược tấn công (aggressive profile). Với chiến lược này, PV Trans có rất nhiều sự lựa chọn như: thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, hội nhập về phía trước, hội nhập về phía sau, hội nhập ngang, đa dạng hóa, thu hẹp hoạt động,… Tuy nhiên do môi trường kém ổn định và lợi thế cạnh tranh chỉ trên mức trung bình nên chiến lược tấn công của PVTrans phải tập trung vào những mặt trận chủ lực để tránh chia nhỏ lực lượng, ở các mặt trận thứ yếu vẫn phải cố gắng cạnh tranh với các đối thủ có ưu thế hơn để giữ thế cân bằng và phân tán bớt rủi ro, khi tấn công phải thận trọng đánh giá tình hình thị trường và hiệu quả tài chính của từng dự án. Theo cách tiếp cận này, các chiến lược khả thi nhất đã nêu trong các phần 3.2.2.1 & 2 & 3 trước đây được tái khẳng định bao gồm:

- Phát triển dịch vụ cung ứng hàng hải, đại lý, kho cảng, giao nhận. Mở rộng khai thác tàu dầu loại lớn 200.000-300.000 DWT, tàu dầu loại nhỏ 1.000-5.000 DWT, kho nổi 100.000-200.000 DWT. Sáp nhập PVOil Shipping, mua cổ phần PVOil.

- Duy trì thực trạng nhà cung ứng phải theo luật chơi chung; kiểm soát và cắt giảm chi phí để có giá bán cạnh tranh; từng bước mở rộng thị trường và khách hàng phục vụ. Xác định dịch vụ chính là phục vụ vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cho các NMLD trong nước; tập trung khai thác khách hàng quốc tế quen thuộc. Tăng cường phục vụ thị trường Việt Nam và châu Á. Vận chuyển dầu cho Venezuela, Caribean, Bắc Mỹ. Tham gia thị trường mua bán và thuê tàu Singapore.

- Điều tra thị trường Trung Đông. Duy trì cổ phần các cơng ty Thái Bình Dương, Phương Nam, Gas Shipping. Tái cấu trúc các công ty PVTrans Hà Nội và PVTrans Vũng Tàu. Bán hết cổ phần các công ty Đông Dương và Cửu Long.

_______________________________________________________________

Lê Đức Hòa – Luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoạch định chiến lược phát triển

Tổng công ty Vận tải Dầu khí đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 Bảng 3.1: Số liệu lập ma trận SPACE của PVTrans

Stt Các yếu tố Số điểm

Sức mạnh tài chính (FS)

1 Lợi nhuận sau thuế (-10,5 triệu USD) thấp hơn mức tham khảo ngành (151,4 triệu USD) 2.0 2 Tỷ lệ vốn sở hữu (25,7%) cao hơn mức tham khảo ngành (17,5%) 6.0 3 Lợi nhuận sau thuế trên tài sản (-0,82%) thấp hơn mức tham khảo ngành (8.30%) 2.0 4 Tăng trưởng doanh thu (16,20% ) cao hơn mức tham khảo ngành (11,98%) 4,0

Điểm trung bình (1+2+3+4)/4 3,5

Mức tăng trưởng ngành (IS)

1 Suy thoái kinh tế tồn cầu làm giảm nhu cầu dầu khí 2,0 2 Nhà máy lọc dầu Dung Quất mới hoạt động cần được đảm bảo logistics 5,0 3 Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Long Sơn sắp triển khai hứa hẹn cơ hội kinh doanh mới 5,0

Điểm trung bình (1+2+3)/3 4,0

Sự ổn định môi trường (ES)

1 Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế ổn định nhất -2,0 2 Kinh tế toàn cầu chưa phục hồi & kinh tế trong nước vẫn cịn khó khăn -3,0 3 Tranh chấp trên biển Đông và cướp biển ở vịnh Aden đe dọa hoạt động kinh doanh -4,0

Điểm trung bình (1+2+3)/3 -3,0

Lợi thế cạnh tranh (CA)

1 Kinh nghiệm trên thị trường vận tải biển khu vực châu Á -1,0 2 Sở hữu đội tàu trẻ có số lượng trung bình và gồm nhiều chủng loại -3,0 3 Là đơn vị thành viên của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam -2,0

4 Chi phí vận hành khai thác tương đối cao -4,0

Điểm trung bình (1+2+3+4)/4 -2,5

Nguồn: PVTrans, 2009

Tọa độ vector chỉ hướng chiến lược được xác định như sau: - Tung độ : FS 3.5 + ES (-3) = 0.5

- Hoành độ : IS 4.0+ CA (-2.5) = 1.5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển tổng công ty vận tải dầu khí đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)