Nguồn: PVTrans, 2009
Định vị sản phẩm/dịch vụ của PVTrans như sau: đối với ngành dịch vụ logistics nói chung và phân khúc vận chuyển dầu khí bằng đường biển nói riêng thì tính an tồn và mức giá cả là 2 nhân tố quyết định trong cạnh tranh. Tính an tồn càng thấp thì rủi ro càng cao, giá cước th tàu khơng cao thì sẽ phải thấp. Phương châm marketing của của PVTrans là cung cấp dịch vụ
PVTrans
Rủi ro Giá thấp
Giá cao An tồn
_______________________________________________________________
Lê Đức Hịa – Luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoạch định chiến lược phát triển
Tổng cơng ty Vận tải Dầu khí đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025
logistics/vận tải biển có độ an tồn trên trung bình với giá cả hợp lý đối với thị trường nội địa và cạnh tranh đối với thị trường quốc tế.
3.3.3.3. Ngân sách dự toán
Để thực hiện chiến lược và đạt được mục tiêu như trên, PVTrans cần lượng vốn đầu tư thêm 687,1 triệu USD (8,1 triệu USD trong giai đoạn 2009-2015; 279,5 triệu trong giai đoạn 2016-2020, 399,5 triệu USD trong giai đoạn 2021-2025), ngân sách dự toán được phân bổ cụ thể như sau:
- Giai đoạn 2009-2015: tăng vốn lưu động thêm 10% x 322 triệu USD = 32,2 triệu USD (tỷ lệ vốn lưu động/tổng vốn hiện nay khoảng 20%), giảm vốn (322 triệu USD – 330,1 triệu USD) x 3 năm = 24,1 triệu USD từ việc tái cấu trúc lại các công ty con. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 3,5%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 8,7%.
- Giai đoạn 2016-2020: đầu tư 1-2 tàu suezmax (50 triệu USD x 2 chiếc = 100 triệu USD), 2-3 tàu LPG 2.000-3.000 DWT (4 triệu USD x 3 chiếc = 12 triệu USD). Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 7,1%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 16,7%.
- Giai đoạn 2021-2025: đầu tư 1-2 tàu VLCC (80 triệu USD x 2 chiếc = 160 triệu USD), 1-2 tàu MR (30 triệu USD x 2 chiếc = 60 triệu USD), 2- 3 tàu LPG 2.000-3.000 DWT (4 triệu USD x 3 chiếc = 12 triệu USD). Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 5,3%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 11,6%.
- Giai đoạn 2016-2025: đầu tư 3-4 tàu aframax (40 triệu USD x 4 chiếc = 160 triệu USD), 2-3 tàu handysize (25 triệu USD x 3 chiếc = 75 triệu USD), 15-20 tàu 1.000-5.000 DWT (5 triệu USD x 20 chiếc = 100 triệu USD). Lượng vốn đầu tư sẽ được chia đều cho 2 giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025.
Bảng 3.4: Ngân sách dự toán của PVTrans
Đơn vị tính: triệu USD
Giai đoạn 2008 2009-2015 2016-2020 2021-2025 2009-2025
Tổng TB năm Tổng TB năm Tổng TB năm
Doanh thu 61.8 849.4 121.3 1450.6 290.1 2217.3 443.5 4517.2 Lợi nhuận 4.7 29.4 4.2 103.0 20.6 118.2 23.6 250.6 Vốn hiện nay 330.1 Vốn tăng thêm 8.1 279.5 55.9 399.5 79.9 687.1 Tổng vốn 330.1 338.2 48.3 617.7 123.5 1017.2 203.4 1973.0 LN/DT 7.6% 3.5% 7.1% 5.3% 5.5% LN/Vốn 1.4% 8.7% 16.7% 11.6% 12.7% Nguồn: PVTrans, 2009 3.3.4. Kiến nghị các biện pháp hỗ trợ 3.3.4.1. Đối với Chính phủ
Tác giả có một số kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam về các biện pháp hỗ trợ PVTrans thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 như sau:
- Tiếp tục cam kết theo đuổi mục tiêu chiến lược nâng cao thị phần của vận chuyển hàng hóa XNK của đội tàu nội theo quy hoạch phát triển vận tải biển VN đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Cụ thể là đến năm 2010 đội tàu nội phải nắm được 25% thị phần vận chuyển, đến năm 2020 là 35%. Trong đó riêng vận tải biển nội địa thì đội tàu nội phải có đủ năng lực chiếm 100% thị trường.
- Nới lỏng quy định tài chính đối với phát triển vận tải biển mặc dầu vận tải biển là ngành kinh doanh rủi ro cao và cần vốn đầu tư rất lớn tạo điều kiện cho DN được vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án trung dài hạn mua hoặc đóng mới tàu biển (hỗ trợ lãi suất 4% trong gói kích cầu của Chính phủ cho các doanh nghiệp vận tải biển), giãn nợ gốc và cơ cấu lại thời gian trả nợ (tăng thời gian trả nợ 3- 5 năm), giảm hoặc cho phép chậm thanh tốn phí hàng hải.
- Hỗ trợ cơ cấu lại các khoản vay cũ lãi suất cao cho các doanh nghiệp đang làm ăn hiệu quả nhưng gặp khó khăn về vốn lưu động do hiện phải chịu gánh nặng nợ quá lớn từ các khoản vay theo các hợp đồng tín dụng ký kết từ những tháng đầu và giữa năm 2008 với lãi suất rất cao (trên 20%) do ảnh hưởng của lạm phát, cụ thể như sau: quy định rõ ràng, minh bạch các điều kiện để doanh nghiệp có thể đàm phán lại với các ngân hàng về các hợp đồng vay đang thực hiện với lãi suất cao, quy định trần lãi suất cơ bản cho các khoản vay chịu lãi suất cao do ảnh hưởng của lạm phát trong hai năm 2007 và 2008 để tạo cơ sở cho doanh nghiệp đàm phán với các ngân hàng thương mại.
_______________________________________________________________
Lê Đức Hòa – Luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoạch định chiến lược phát triển
Tổng cơng ty Vận tải Dầu khí đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025
Tác giả có một số kiến nghị đối với Tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam về các biện pháp hỗ trợ PVTrans thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 như sau:
- Tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị thành viên nâng cao tính cạnh tranh và khả năng thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thông qua việc tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp và Tập đoàn chỉ quyết định các vấn đề quan trọng như phê duyệt chiến lược phát triển, bổ nhiệm cán bộ quản lý chủ chốt, phân phối lợi nhuận.
- Giao cho các đơn vị thành viên quyền quyết định chế độ khen thưởng trên cơ sở các tiêu chí về doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận để động viên, khen thưởng kịp thời các đơn vị triển khai thực hiện tốt các dự án trọng điểm và hỗ trợ các đơn vị khó khăn.
- Khẩn trương phê duyệt phương án vận chuyển, phương án giá cước để công tác thu xếp phương tiện vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của NMLD được triển khai chu đáo và kịp thời.
3.3.4.3. Đối với PVTrans
Tác giả có một số kiến nghị đối với PVTrans về cơng tác triển khai thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 như sau:
- PVTrans cần khẩn trương xây dựng và nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống thơng tin quản lý; không nên dựa quá nhiều vào những phương thức trao đổi thông tin truyền thống (giấy tờ, fax, mạng LAN, thư điện tử, chat, điện thoại) mà phải quan tâm đến việc thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẻ tài nguyên thông qua mạng intranet/internet kết hợp với xử lý thông tin bằng phần mềm chuyên dụng; đăng ký mua dịch vụ cung cấp thơng tin thị trường thay vì phải trơng chờ vào sự “bố thí” từ các cơng ty mơi giới nước ngồi; đầu tư cho công tác thiết kế website của PVTrans để tăng tính hấp dẫn về hình thức, phong phú về nội dung, hợp lý về bố cục.
- Những tập đồn có lịch sử lâu đời đã sử dụng những phương pháp tài chính để đo lường thành quả của họ. Người ta nhận thấy rằng không phải tất cả các quy trình kinh doanh hoặc tất cả các hoạt động đều tác động trực tiếp đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp cũng như các phương pháp đo lường tài chính khác như lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) hoặc thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS). Bằng việc nhận dạng những yếu tố chủ chốt góp phần vào sự thành cơng của doanh nghiệp, Balanced Scorecard giới hạn việc đo lường trong phạm vi những vấn đề thực sự cốt lõi thông qua việc sử dụng cả phương pháp đo lường tài chính lẫn phi tài chính. Vì vậy, tác giả nhận thấy PVTrans nên áp dụng phương pháp này trong công tác kiểm tra đánh giá thực hiện chiến lược.
K9T LU;N CHƯ@NG 3
Đánh giá các chiến lược khác nhau nhằm lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu và bền vững cho PVTrans đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, tác giả đề tài rút ra những kết luận sau:
1. Mục tiêu của tác giả là định hướng, xây dựng giải pháp và kiến nghị các biện pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển PVTrans. Tác giả tập trung vào 3 quan điểm: định hướng chiến lược phát triển là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả và vị thế cạnh tranh; thế và lực của doanh nghiệp là yếu tố quyết định; doanh nghiệp nỗ lực và Nhà nước hỗ trợ là điều kiện cần thiết. Việc lựa chọn chiến lược dựa trên các cơ sở trong nước (kinh tế tăng trưởng cao, cơ chế chính sách thơng thống, xây dựng 3 nhà máy lọc hóa dầu, đóng tàu trọng tải lớn, năng lực cạnh tranh kém) và quốc tế (khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu, khủng bố và cướp biển, cạnh tranh gay gắt).
2. Về tầm nhìn, tại sao chúng ta lại không dám tự tin tuyên bố “Chúng tôi vận chuyển nguồn nhiên liệu vận hành thế giới”. Về sứ mệnh, tuyên bố khả thi nhất có lẽ là: “Sứ mệnh của PVTrans là trở thành một trong số những doanh nghiệp cung cấp giải pháp logistics cho ngành dầu khí thành cơng nhất trên thế giới. Để đạt được điều đó, PVTrans sẽ cung cấp dịch vụ chất lượng cao, chào bán giá cả cạnh tranh, duy trì ổn định tài chính, cam kết mạnh mẽ với cộng đồng, đảm bảo an ninh năng lượng”. Về đánh giá chiến lược, tác giả vận dụng các cơng cụ phân tích: SWOT, lướt chiến lược, chiến lược cạnh tranh chung, SPACE, BCG, ma trận tổng hợp và được một số chiến lược để so sánh nhiều chiến lược khác nhau làm tiền đề cho bước kế tiếp.
3. Áp dụng ma trận QSPM, tác giả nhận thấy đối với PVTrans thì chiến lược tăng trưởng tập trung có ưu thế hơn so với chiến lược mở rộng hoạt động. Theo chiến lược này, PVTrans sẽ mua sắm tàu thận trọng, tập trung vận chuyển cho các NMLD trong nước; từng bước mở rộng chuỗi cung; tăng giảm phần vốn góp, sáp nhập, loại bỏ một số công ty con. Chiến lược được thực thi thông qua hoạt động tái cơ cấu bộ máy tổ chức và phân bổ lại nguồn lực, phân khúc thị trường và định vị sản phẩm dịch vụ, đầu tư thêm 687,1 triệu USD. Bên cạnh đó, PVTrans cũng rất cần sự hỗ trợ lãi suất ưu đãi từ phía Chính phủ, cơ chế quản lý nới lỏng từ phía Tập đồn, sự quyết tâm của chính PVTrans nhằm hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý và áp dụng Balanced Scorecard trong kiểm tra đánh giá thực hiện chiến lược.
_______________________________________________________________
Lê Đức Hòa – Luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoạch định chiến lược phát triển
Tổng công ty Vận tải Dầu khí đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 KẾT LUẬN
1. KhTng đ5nh ý nghĩa c(a đ tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng và suy thối, doanh nghiệp nào có tầm nhìn xa và xác định được mục tiêu chiến lược đúng đắn sớm ngay từ giai đoạn chuyển tiếp sẽ có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Để xây dựng PetroVietnam thành tập đoàn mạnh ngang tầm khu vực và quốc tế thì việc xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển PVTrans (đơn vị đảm trách công tác vận tải của ngành) luôn được xem là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Với việc hoàn thành đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển PVTrans đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”, tác giả đã rút ra được khá nhiều điều thú vị và bổ ích có thể dùng để hiến kế cho lãnh đạo Tổng công ty và Tập đồn. Khi đã hình thành được chiến lược phát triển và có những điều chỉnh phù hợp, chúng ta tin chắc PVTrans sẽ vững bước đi lên trong tương lai, khơng chỉ đến năm 2025 mà cịn xa hơn nữa.
2. K1t qu3 đt đưc
Trên cơ sở ứng dụng lý thuyết kết hợp với phân tích thực trạng doanh nghiệp, tác giả đã định hình được chiến lược phát triển của PVTrans đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025; đồng thời có những giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm hỗ trợ cho việc thực thi chiến lược. Quan điểm chủ đạo là PVTrans điều chỉnh chiến lược phát triển để từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, Tập đoàn tạo quyền chủ động thực sự cho đơn vị nhằm phát huy tính năng động sáng tạo trong cơ chế thị trường, Chính phủ áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế.
3. NhUng hn ch1 và hư'ng gi3i quy1t
Ngay từ lúc đầu, tác giả đã ý thức được việc đưa nghiên cứu định lượng đúng nghĩa vào đề tài địi hỏi kinh phí khá lớn, vượt ngoài khả năng của một nhân viên bình thường. Mặt khác, PVTrans hiện nay cũng chưa có chủ trương tài trợ cho hoạt động nghiên cứu phát triển. Do vậy, tác giả đành phải chọn phương pháp nghiên cứu định tính (có định lượng ở mức độ nhất định). Tuy nhiên, việc hỏi chuyên gia để rút ra kiến nghị có q nhiều rủi ro vì khơng có phản biện và việc cho điểm là quá khái lược. Hy vọng trong thời gian tới khi có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về hoạch định chiến lược và tài chính cho phép, tác giả sẽ áp dụng nghiên cứu định lượng đầy đủ trong đề tài mới của mình (có thể là luận văn tiến sĩ kinh tế hoặc dự án xây dựng chiến lược cho PVTrans xa hơn 2025). Mặc dù đã nỗ lực nhưng do thời gian có hạn, tài liệu tham khảo chưa đầy đủ, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và đọc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Liên Diệp (2004), Chiến lược & chính sách kinh doanh, NXB Thống kê.
2. Bùi Thị Lan Hương (2006), Hoạt động logistics và quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Petronas Carigali Vietnam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại
học Kinh tế TP. HCM.
3. Phạm Ngọc Sinh (2004), Đầu tư phát triển đội tàu chở xăng dầu của Tổng
Công ty Xăng dầu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.
HCM.
4. Phạm Huy Trọng (2000), Hoạch định chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2000-2010, Luận văn
thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. HCM.
5. Phạm Thị Trúc (2002), Một số giải pháp phát triển thị trường vận tải dầu
thô của Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học
Kinh tế TP. HCM.
6. Đoàn Thị Hồng Vân (2007), Giáo trình quản trị chiến lược, Đại học Kinh tế TP.HCM.
7. Avinash K. Dixit & Bary J. Nalebuff (2007), Tư duy chiến lược, NXB Tri thức.
8. Bary J. Nalebuff & Adam M. Brandenburger (2007), Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, NXB Tri thức.
9. Thomas Shelling (2007), Chiến lược xung đột, NXB Trẻ.
10. Tổng Cơng ty Vận tải Dầu khí (2007-2009), “Các tài liệu về sản xuất kinh doanh”, Tài liệu lưu hành nội bộ.
11. Vietnamnet/ Vnexpress/ Vneconomy/ Kinh tế Phát triển (2007-2009), “Các bài viết về quản trị chiến lược”, Tài liệu báo chí.
Tiếng Anh
1. Fred R. David (2003), Strategic Management - Concepts and Cases,
Prentice Hall.
2. Alan Harrison & Remko Van Hoek (2005), Logistics Management & Strategy, Prentice Hall.
3. Charles W. Hill (2003), Global Business Today, Mc Graw Hill Irwin. 4. James R. Stock & Douglas M. Lambert (2001), Strategic Logistics
Management, Mc Graw Hill Irwin.
5. John Viljeon & Susan Dann (2005), Strategic Management, Prentice Hall. 6. IMF/ OPEC/ OCIMF (2007-2009), “World economic outlook/ World oil
outlook”, Reports.
7. Tradewinds/ SSY/ Clarkson/ Fearnley/ Arrow Assia (2007-2009), “Oil & tanker trades outlook”, Reports.