Hoạt động bao thanh toán trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán tại NHTMCP công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)

1.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BTT TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1 Hoạt động bao thanh toán trên thế giới

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Bao thanh toán thế giới (FCI), có 1.909 cơng ty tham gia BTT. Doanh số bao thanh tốn trên tồn thế giới trong năm 2009 là : 1.283.559 triệu EUR giảm hơn 3% so với năm 2008 là 1.325.111 triệu EUR. Trong

đó:

- Bao thanh toán nội địa là 1.118.100 triệu EUR giảm 2,68% so với năm 2008 - Bao thanh toán quốc tế là 165.459 triệu EUR giảm 6,08% so với năm 2008 Những con số trên đã cho ta thấy lĩnh vực bao thanh tốn tiếp tục duy trì ổn định. Mặc dù tổng khối lượng của năm có phần giảm nhưng BTT đã trở về mức trước khủng hoảng.

Bảng 1.1 : DOANH SỐ BTT TRÊN THẾ GIỚI TỪ NĂM 2004 - 2009

Đơn vị tính: Triệu Euro

Quốc tế Nội địa Tổng số

Năm

Doanh số Tăng trưởng Doanh số Tăng trưởng Doanh số Tăng trưởng

2004 68.265 43% 791.950 11% 860.215 13%

2005 86.697 27% 929.850 17% 1.016.547 18%

2006 103.690 20% 1.030.598 11% 1.134.288 12%

2007 145.996 40% 1.153.131 12% 1.299.127 15%

Quốc tế Nội địa Tổng số Năm

Doanh số Tăng trưởng Doanh số Tăng trưởng Doanh số Tăng trưởng

2009 165.459 -6% 1.118.913 -2.7% 1.283.559 -3% Nguồn: www.factors-chain.com 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 2007 2008 2009

BTT nội địa thế giới BTT quốc tế thế giới

Tổng cộng BTT thế giới

Biể u đồ 1.1 : Doanh số bao thanh toán trên thế giới (2007-2009)

Trong tổng doanh số bao thanh toán, bao thanh toán nội địa chiếm tỷ trọng tuyệt đối với hơn 87%. Điều này cho thấy rằng trong mua bán nội địa rất thích hợp để sử

dụng dịch vụ bao thanh toán. Bởi vì, trong phạm vi quốc gia, người mua, người bán,

đơn vị bao thanh toán trực tiếp quan hệ với nhau, việc thẩm định uy tín, khả năng kinh

doanh, tài chính của các đối tác dễ dàng hơn và tốn chi phí ít hơn so với bao thanh toán quốc tế. Đối với các tổ chức bao thanh tốn như Ngân hàng hay các tổ chức tài chính có thể chủ động hơn trong việc cấp tín dụng và theo dõi các khoản phải thu.

Những số liệu cho thấy BTT quốc tế giảm nhưng xem xét tới việc WTO tính tốn sự giảm sút 12,2% trong tổng khối lượng mậu dịch tồn cầu năm 2009, thì BTT chỉ giảm 6,08%, bằng 1/2 số giảm của mậu dịch tồn cầu, và một dấu hiệu đáng khích lệ nữa là những nhà nhập khẩu và xuất khẩu trên thế thế giới đang quen dần với những lợi ích từ BTT.

Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI) là tổ chức thành lập năm 1968, trụ sở tại Amsterdam – Hà Lan. Tổ chức Bao thanh toán thế giới FCI đã tăng trưởng với 247 thành viên ở 66 quốc gia khắp năm châu. Với tư cách là tổ chức dẫn dắt thị trường toàn cầu, FCI là tổ chức duy nhất đưa ra các số liệu báo cáo đáng tin cậy nhất

Bảng 1.2 SO SÁNH DOANH SỐ BTT CỦA FCI SO VỚI BTT THẾ GIỚI

Đơn vị: triệu EUR

2005 2006 2007 2008 2009

Chiết khấu hóa đơn 160.141 193.829 219.914 206.915 197.993

BTT truy đòi 116.626 139.978 168.683 167.860 159.037

BTT miễn truy đòi 232.683 247.818 237.585 243.413 242.444

Nhờ thu 13.120 12.604 13.934 25.940 23.806

BTT xuất khẩu 42.073 59.302 68.424 88.244 75.654

BTT nhập khẩu 13.190 14.944 17.416 22.363 17.626

Chiết khấu HD xuất 21.716 24.179 32.430 33.801 40.353

Tổng cộng BTT (FCI) 599.548 692.654 758.386 788.537 756.913

BTT nội địa thế giới 930.061 1.030.598 1.153.131 1.148.943 1.118.913

BTT quốc tế thế giới 86.486 103.690 145.996 176.168 165.459

Tổng cộng BTT thế giới 1.016.547 1.134.288 1.299.127 1.325.111 1.283.559

Nguồn: www.factors-chain.com

Ông Jeroen Kohnstamm, tổng thư ký của FCI, đã phát biểu ý kiến về những con số thống kê gần đây, ơng nói rằng, BTT đang có một vị trí ngày càng quan trọng trong việc cung cấp vốn lưu động và những dịch vụ quản lý rủi ro cho số lượng khách hàng ngày càng tăng là các cơng ty, tập đồn. Mặt khác, ngày càng có nhiều ngân hàng phát triển khả năng BTT thơng qua chi nhánh hoặc những phòng giao dịch của họ. Cách tiếp cận BTT đối với quản lý rủi ro về cơ bản khác so với cách thức ngân hàng tiếp cận với rủi ro tài chính. Thơng qua BTT, bằng việc mua lại Hóa đơn, tài trợ vốn đảm bảo nhiều hơn so với thế chấp tài sản vay ngân hàng theo truyền thống. Kết quả là BTT ngày càng mở rộng trong ngành ngân hàng với nhiều chọn lựa cho những công ty tham gia BTT.

Bảng 1.3 : DOANH SỐ BTT NỘI ĐỊA VÀ QUỐC TẾ CỦA CÁC CHÂU LỤC NĂM 2008 – 2009

Đơn vị: triệu EUR

NĂM 2008 NĂM 2009

Chỉ tiêu Số lượng cty

Nội địa Quốc tế Tổng cộng

Số lượng cty

Nội địa Quốc tế Tổng cộng Châu Âu 615 774.882 113.651 888.533 559 760.699 115.950 876.649 Châu Á 139 185.901 49.718 235.619 143 170.713 39.279 209991 Châu Mỹ 1.011 142.050 12.400 154.450 1.163 132.278 9.735 142.013 Châu Úc 27 33.200 46 33.246 26 40.075 35 40.110 Châu phi 17 12.910 353 13.263 18 14.335 461 14.796 Tổng cộng 1.809 1.148.943 176.168 1.325.111 1.909 1.118.100 165.459 1.283.559 Nguồn: www.factors-chain.com

DOANH SỐ BTT CỦA CÁC CHÂU LỤC

Châu Âu, 760,699, 68% Châu Á, 170,713, 15% Châu Mỹ, 132,278, 12% Châu Úc, 40,075, 4% Châu phi, 14,335, 1% Châu Âu Châu Á Châu Mỹ Châu Úc Châu phi

Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng BTT của các châu lục năm 2009

Châu Âu là châu lục có bao thanh tốn phát triển nhất thế giới với 559 tổ chức bao thanh toán chiếm 68% doanh số bao thanh toán thế giới. Đây là khu vực mà BTT tại nhiều quốc gia đã có q trình phát triển lâu dài, chuyên nghiệp hóa cao (Anh, Pháp, Ý, Đức...) và đạt được các thành tựu lớn trong nghiệp vụ bao thanh toán, doanh số thực hiện dịch vụ này đều tăng qua các năm.

Xét trên góc độ tăng trưởng, khu vực Châu Á có mức tăng trưởng cao nhất đặc

Singarore, Đài Loan… Năm 2003, Châu Á xếp vị trí thứ 3 sau Châu Âu và Châu Mỹ thì

đến năm 2004 Châu Á đã vượt Châu Mỹ lên hàng thứ 2 và tiếp tục giữ vững vị trí này

cho đến thời điểm hiện nay. Thị trường đang lên này hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế - có thể nói là sơi động nhất thế giới.

Tại Châu Mỹ, Mỹ là nước có doanh số BTT lớn nhất 100 triệu EUR, tiếp theo là Brazil, Chi Lê là các nước có sự tăng trưởng hầu như liên quan đến bao thanh toán nội địa.

Châu Phi có sự khởi sắc trong năm 2008 đạt 13,263 triệu EUR tăng trưởng 24% so với năm 2007 trong đó Nam Phi là nước có doanh số BTT chiếm 91% trên toàn doanh số của Châu Phi.

Bảng 1.4: DOANH SỐ BTT CỦA CÁC QUỐC GIA HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI NĂM 2003 - 2009

Đơn vị tính: triệu Euro

Năm Q. gia 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Anh 160.770 184.520 237.205 248,769 286.496 188.000 195.613 Ý 132.510 121.000 111.175 120,435 122.800 128.200 124.250 Pháp 73.200 81.600 89.020 100,009 121.660 135.000 128.182 Đức 35.082 45.000 55.110 72.000 89.000 106.000 96.200 Mỹ 80.696 81.860 94.160 96,000 97.000 100.000 88.500 Nhật 60.550 72.535 77.220 74,530 77.721 106.500 83.700 Tổng 482.258 586.515 663.890 711.743 794.677 763.700 716.445 Nguồn: www.factors-chain.com

Các thị trường dẫn đầu về hoạt động BTT hiện nay đều tập trung chính tại các nước phát triển với thứ tự lần lượt là Anh, Ý, Mỹ, Pháp, Nhật. Tại các quốc gia này BTT rất phát triển, ln duy trì mức độ phát triển cao và ổn định, khu vực thị trường này chiếm doanh số tuyệt đối và ln đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên không chỉ ở các nước phát triển mà ngay cả ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Chi Lê, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Nam Phi… dịch vụ BTT cũng được sử dụng

rất thành công và tăng trưởng về doanh số BTT rất nhanh. Cho đến thời điểm hiện nay BTT đã có mặt khắp các châu lục với 66 quốc gia trên thế giới, điều này cho thấy tính thời sự, sức sống của nghiệp vụ BTT trong thương mại ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán tại NHTMCP công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)