Cơ sở pháp lý cho thị trường trái phiếu Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 45)

1 .6Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát hành thành công trái phiếu quốc tế

1.7 .3Thị trường trái phiếu Mỹ

2.1 Tổng quan thị trường trái phiếu Việt Nam

2.1.1 Cơ sở pháp lý cho thị trường trái phiếu Việt Nam

Bất kỳ ở chế độ nào, quốc gia nào hay loại hình kinh tế nào thì muốn cho xã hội phát triển bền vững thì đều phải có một hệ thống pháp lý hồn chỉnh đủ sức chế tài điều chỉnh mọi hành vi vi phạm pháp luật, để tạo nên sự ổn định cho toàn xã hội. Thị trường trái phiếu Việt Nam mới được hình thành, thời gian đầu cịn hoạt động rời rạc, chưa có định hướng rõ ràng. Kể từ khi đảng và chính phủ xác định đi lên cơng nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước, thì nhu cầu về vốn để cung ứng cho nền kinh tế phát triển được chú trọng, mọi nguồn lực được huy động thì trái phiếu được chú ý đến như là 1 kênh huy động vốn cần thiết để phục vụ cho sự phát triển kinh tế.

Bắt đầu từ đây, một hệ thống văn bản pháp lý được chú trọng soạn thảo và từng bước hoàn thiện để đặt nền tảng cho trái phiếu và thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển ổn định, bền vững.

-Nghị định 72/CP ngày 26/7/1994 được xem là văn bản pháp lý đầu tiên để đặt nền tảng cho việc xây dựng một hệ thống pháp lý cho thị trường trái phiếu Việt Nam. Vào thời điểm này, thị trường trái phiếu chỉ mới có như trái phiếu chính phủ gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu cơng trình. Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ và chủ yếu do bộ tài chính phát hành.

-Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 mở rộng thêm đối tượng phát hành là các doanh nghiệp nhà nước .Đây là văn bản pháp quy đặt nền móng hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhà nước phát hành trái phiếu để huy động vốn. Văn bản này cũng hướng

dẫn trái phiếu doanh nghiệp nhà nước được phép chuyển nhượng, cầm cố hoặc thế chấp và phương thức phát hành trái phiếu là phương thức đấu giá.

-Nghị định 141/2003/ND-CP ngày 20/11/2003 quy định đưa ra phương thức phát hành trái phiếu chính phủ mới là phương thức phát hành thơng qua hình thức đấu thầu.

-Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006. Đây được xem là văn bản pháp quy hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay, để làm cơ sở xây dựng một thị trường trái phiếu Việt Nam ổn định và phát triển. Nghị định này bao quát hết mọi đối tượng đều có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn. Từ chính phủ mà cụ thể là bộ tài chính đến các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Nói tóm lại là mọi thành phần kinh tế đều có thể phát hành trái phiếu khi đủ điều kiện và tuân thủ đúng pháp luật theo hướng dẫn của nghị định này.

-Nghị định 23/CP ngày 22/3/1995 đây là văn bản pháp quy hướng dẫn việc phát hành trái phiếu ra thị trường nước ngồi để huy động vốn. Vì là văn bản khởi đầu cho một loại hình huy động vốn mới nên đối tượng chịu sự tác động của văn bản này là trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng thương mại quốc doanh, trái phiếu doanh nghiệp nhà nước.

-Nghị định 53/2009/NĐ-CP ngày 4/6/2009 nghị định này quy định chi tiết các đối tượng được phép phát hành trái phiếu quốc tế, điều kiện để phát hành trái phiếu quốc tế, giới hạn tối thiểu cho mỗi loại hình doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)