Đánh giá định kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thịện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phú yên hiện nay (Trang 35 - 36)

1.2 Các yếu tố hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ

1.2.5.2 Đánh giá định kỳ

Đánh giá định kỳ được thực hiện thông qua chức năng kiểm toán nội bộ và

kiểm toán độc lập, nhằm phát hiện kịp thời những yếu kém của hệ thống kiểm sốt nội bộ và tìm ra biện pháp hoàn thiện.

Phụ thuộc vào mức độ của rủi ro mà phạm vi và tần suất đánh giá sẽ khác. Kiểm soát sẽ chỉ ra mức độ của những rủi ro và nếu khả năng xảy ra rủi ro cao thì thực hiện việc đánh giá thường xuyên hơn. Và phạm vi đánh giá cũng phụ

vào những mục tiêu: mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo tài chính và mục tiêu tuân thủ.

Việc đánh giá hệ thống kiểm sốt nội bộ tự bản thân nó là một quy trình. Người đánh giá phải hiểu mỗi một hoạt động của doanh nghiệp và mỗi yếu tố

cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ, và phải xác định làm sao để hệ thống thực sự hoạt động.

Có nhiều phương pháp và cơng cụ để đánh giá, bao gồm: bảng liệt kê

những mục cần kiểm tra, bảng câu hỏi, biểu đồ, so sánh với các doanh nghiệp cùng và khác ngành để từ đó rút ra kinh nghiệm.

Thiết lập hồ sơ của hệ thống kiểm soát nội bộ tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của các yếu tố. Những doanh nghiệp lớn thường thiết lập sổ tay chính sách, biểu đồ tổ chức, bản mơ tả công việc, hướng dẫn hoạt

động … Những doanh nghiệp nhỏ thì hồ sơ kiểm sốt nội bộ đơn giản đơn.

* Các tiêu chí để đánh giá :

- Mục đích và tính thường xuyên của việc đánh giá định kỳ trong hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Sự phù hợp của quy trình đánh giá.

- Phương pháp đánh giá là có hệ thống và thích hợp hay khơng. - Mức độ thích hợp của tài liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thịện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phú yên hiện nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)