CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2 Thực trạng tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh
2.2.1.2 Hình thức đầu tư
Bảng 2.12: Hình thức đầu tư của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1988-2007
Đơn vị tính: Triệu Đơ la Mỹ, %
Hình thức đầu tư Số dự án Giá trị Vốn đầu tư Tỷ trọng Giá Vốn điều lệ trị Tỷ trọng
100% vốn nước ngoài 6.743 52.437 61,6% 21.476 59,8% Liên doanh 1.640 24.575 29,0% 9.292 25,9% Hợp đồng hợp tác kinh doanh 226 4.579 5,4% 4.128 11,5% Hợp đồng BOT, BT, BTO 8 1.711 2,0% 456 1,3% Công ty cổ phần 66 1.658 1,9% 451 1,3% Công ty mẹ-con 1 98 0,1% 83 0,2% Tổng cộng 8.684 85.057 100,0% 35.887 100,0%
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư [6]
Bảng 2.12 cho thấy 100% vốn nước ngồi là hình thức đầu tư chính của nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-2007, chiếm 61,6% tổng
nguồn vốn đầu tư. Đối với các tập đoàn đa quốc gia, hình thức đầu tư này cho phép tập đồn được tồn quyền quyết định mọi chính sách kinh doanh và tài chính của
cơng ty tại Việt Nam, bao gồm giá chuyển nhượng. Do đó, hình thức này rất được
ưu chuộng.
Hình thức liên doanh với một bên Việt Nam chiếm vị trí thứ 2, tức 29% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam giai đoạn này. Trong giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế, liên doanh là hình thức đầu tư chính của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam, trong đó, phía Việt Nam chủ yếu đóng góp bằng quyền sử dụng đất và phía nước ngồi góp bằng máy móc, cơng nghệ và vốn. Đây là hình thức đầu tư bắt buộc đối với một số ngành được Nhà nước quy định, như viễn thông chẳng hạn. Một số bên nước ngoài đã lợi dụng hình thức này để định giá chuyển nhượng máy móc và cơng nghệ cao hơn thực tế để chiếm tỷ lệ vốn đầu tư lớn hơn, gây thiệt hại cho phía Việt Nam. Khi chính sách đầu tư ngày một thơng thống hơn và phía Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong việc cùng quản lý liên doanh để bên nước ngoài thao túng, xác định giá chuyển nhượng đầu vào và công nghệ không
hợp lý, nhằm tạo lỗ liên tục để cuối cùng, nhiều liên doanh đã được bên nước ngồi mua lại hồn tồn và trở thành cơng ty 100% vốn nước ngồi.
Các hình thức đầu tư khác như hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, BT, BTO,
công ty cổ phần, công ty mẹ-con chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn
đầu tư.