Lập và lưu trữ hồ sơ về hợp đồng với bên liên kết một cách linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp co vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 78)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2 Giải pháp bảo đảm việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng

3.2.7 Lập và lưu trữ hồ sơ về hợp đồng với bên liên kết một cách linh

MỘT CÁCH LINH HOẠT

Việc lưu trữ hợp đồng với bên liên kết cho các giao dịch chính cũng quan trọng như việc ghi chép lại kết quả của việc định giá. Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở bảng 2.20 và 2.22 cho thấy, các hợp đồng hay thỏa thuận với bên liên kết mà các doanh nghiệp chuẩn bị trong thời gian qua còn rất sơ sài gây khó khăn cho việc xác định chức năng của mỗi bên trong giao dịch. Điều đó dẫn đến rủi ro định giá khơng

chính xác giá thị trường của giao dịch, nghĩa là làm tăng nguy cơ bị phạt thuế. Để hạn chế rủi ro nêu trên, các hợp đồng này cần được lập một cách chi tiết đủ để xác định vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan, nhưng cũng phải linh hoạt để quản lý giá chuyển nhượng trong điều kiện thị trường luôn biến đổi nhưng biến động của tỷ giá hối đoái, giá bán cho người tiêu thụ cuối cùng, và giá nguyên vật

liệu đầu vào.

Một hợp đồng với bên liên kết phải trình bày rõ ràng những nguyên tắc chính của giao dịch, nhưng những phép tính chi tiết liên quan đến việc phân tích giá chuyển nội bộ của cơng ty thì chỉ nên thực hiện sau đó, ngồi hợp đồng. Ví dụ, nhiều hợp

đồng với bên liên kết có điều khoản quy định giá sẽ được xác định theo nguyên tắc

giá thị trường và các bên sẽ xem xét lại theo định kỳ kết quả giao dịch để đảm bảo nguyên tắc giá thị trường được tuân thủ.

3.2.8 THÀNH LẬP ĐỘI KIỂM TRA LIÊN PHÒNG BAN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN

Khảo sát ở bảng 2.17 cho thấy, sau hai năm Thông tư được thực thi, việc tuân thủ các quy định về giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp chủ yếu do phịng kế tốn/tài chính đảm trách, thiếu sự phối hợp hợp lý của các phòng ban liên quan. Trên thực tế, các phương pháp định giá chuyển nhượng thành cơng thường chỉ có

được nhờ những nỗ lực hợp tác của đại diện các phịng ban liên quan. Sự có mặt của

nhân viên nhiều phịng ban trong q trình định giá thường mang lại hiệu quả cao do các vấn đề chính trong tồn bộ q trình đều được cân nhắc đến. Vì vậy, việc định giá chuyển nhượng phải được thực hiện với cách tiếp cận cơ bản nhất là tìm

kiếm và tạo lập sự ủng hộ của cả doanh nghiệp. Ví dụ, một nhóm kiểm tra liên

phịng ban được thành lập để xây dựng các chính sách định giá chuyển nhượng và báo cáo định kỳ cho nhóm các nhà quản trị chuyên trách về định giá chuyển

nhượng. Điều này giúp tạo ra sự nhất trí, củng cố hiệu lực cũng như cho phép xem xét lại cách tiếp cận về định giá chuyển nhượng của doanh nghiệp trong suốt quá

trình thực thi.

Thêm vào đó, việc xây dựng một chính sách định giá bao quát tất cả các vấn đề

kinh tế của một giao dịch tại mỗi điểm trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp là một việc hết sức phức tạp. Nhiều quy tắc phải được đặt ra để đảm bảo chính sách đề ra

được triển khai một cách thành công bao gồm chuyên môn thuế và luật, kiến thức

về hệ thống tài chính và kế tốn và kinh nghiệm trực tiếp trong các phòng ban chức năng như phòng nghiên cứu và triển khai, bộ phận sản xuất, bộ phận marketing, và bộ phận giao hàng.

3.2.9 XÁC ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT NGAY NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG Q TRÌNH TRIỂN KHAI VỚI SỰ GĨP MẶT CỦA NHIỀU PHỊNG BAN Q TRÌNH TRIỂN KHAI VỚI SỰ GĨP MẶT CỦA NHIỀU PHÒNG BAN LIÊN QUAN NGAY TỪ ĐẦU

Khảo sát ở bảng 2.20 cho thấy, việc kiểm tra định kỳ mức độ tuân thủ theo Thông

tư tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện chưa

được quan tâm nhiều. Vì vậy, những khó khăn vấp phải trong q trình thực thi sẽ

khơng được nhận diện và giải quyết kịp thời.

Các phương pháp định giá chuyển nhượng không phải chỉ được xây dựng nên rồi buộc đưa vào môi trường kinh doanh mà không cần trang bị những điều chỉnh cần thiết. Bên cạnh các chuyên gia thuế, chuyên gia kinh tế, những người vận hành các phương pháp đó và các chuyên gia hỗ trợ ở các phòng ban liên quan phải tham gia và tường tận ngay từ giai đoạn đầu. Theo đó, những vấn đề phát sinh trong việc

triển khai thực tiễn sẽ được đưa ra, và toàn đội sẽ thảo luận và đề xuất giải pháp.

Những giải pháp ở đây thường là đơn giản hóa phương pháp một cách hợp lý, xây dựng các các thực hiện thực tiễn hơn và dễ dàng hơn, xây dựng nguồn dữ liệu tham khảo, hay triển khai những thay đổi trong hệ thống tài chính. Điểm cốt lõi ở đây là toàn đội sẽ chủ động nghiên cứu các vấn đề tiềm tàng để đưa ra mơ hình có tính

thực tiễn cao hơn.

Cách tiếp cận xem xét những thách thức để xây dựng các chính sách định giá

chuyển nhượng có tính thực tiễn cao thì thường sẽ thành cơng hơn so với mơ hình

được xây dựng bởi một nhóm nhỏ các chuyên gia với ít kinh nghiệm về hoạt động

của doanh nghiệp cũng như hệ thống kế tốn. Hơn nữa, những chính sách được phát triển bởi một nhóm gồm tất cả các bên liên quan sẽ ít cần đến những điều chỉnh lớn sau này. Ví dụ, nếu như một số chính sách chưa cân nhắc đầy đủ đến tác động của hệ thống đánh giá thành tích nhằm bù đắp tổn thất cho nhân viên do việc thay đổi cơ cấu tổ chức thì sẽ vấp phải sự nghi ngại và kháng cự của nhân viên và đòi hỏi phải có những điều chỉnh rất lớn mà lại kém hiệu quả hơn.

3.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nhằm giải quyết những tồn tại và hạn chế rút ra từ việc khảo sát thực trạng tuân thủ các quy định về giá chuyển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong hai năm 2006 và 2007, nội dung chính của chương 3 đã

được trình bày thành chín giải pháp giúp doanh nghiệp tuân thủ theo Thông tư một

cách chủ động và hiệu quả, quản lý tốt các rủi ro về giá chuyển nhượng và tránh những khoản phạt thuế do hồ sơ không phù hợp .

Nhận thức đúng đắn của lãnh đạo doanh nghiệp đối với tầm quan trọng của việc

xác định giá chuyển nhượng phù hợp là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp xây

dựng và thực hiện quy trình định giá hiệu quả. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cần xác

định những khác biệt giữa việc định giá theo cơ sở thuế với cơ sở định giá cho mục đích quản lý hiệu quả kinh doanh cũng như những khác biệt cơ bản trong các quy định về giá chuyển nhượng tại Việt Nam và các nước khác mà tập đồn đang có

hoạt động kinh doanh để có chiến lược định giá nhất quán và điều chỉnh phù hợp

theo luật địa phương.

Dựa trên những khác biệt về luật nêu trên, doanh nghiệp cần xác định lại các mối quan hệ liên kết, xác định cách thức ghi nhận và định giá của các giao dịch liên kết. Qua đó, mỗi giao dịch liên kết cần có một chính sách định giá phù hợp và tính nhất quán giữa mục đích tính thuế và mục đích kinh doanh cũng phải được kiểm tra. Hồ sơ xác định giá thị trường là tài liệu quan trọng trong quá trình định giá. Vì vậy, doanh cần xác định rõ mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, từ đó có chiến

lược hồ sơ tương ứng. Các thỏa thuận với bên liên kết cũng phải được lập bằng văn bản chi tiết.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra hoạt động định giá một cách định kỳ và xác định, giải quyết ngay những khó khăn trong q trình triển khai là những giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quy định hiện hành.

KẾT LUẬN

Định giá chuyển nhượng là một hoạt động phổ biến trong các tập đoàn đa quốc

gia. Định giá chuyển nhượng được xem là một cơng cụ để các tập đồn đa quốc gia thao túng lợi nhuận, kiểm soát vốn ở từng quốc gia, tối thiểu hóa thuế phải nộp cho Nhà nước và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư.

Thực chất, hoạt động định giá chuyển nhượng là một “con sóng ngầm” trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi tại Việt Nam. Nó tác động mạnh mẽ

đến nguồn thu ngân sách của nước nhận đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường

cạnh tranh cũng như nguy hại đến hoạt động và sự tồn tại của các doanh nghiệp

trong nước.

Với những tác hại đó, hoạt động định giá chuyển nhượng cần được kiểm sốt một cách chặt chẽ và có hệ thống. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, Việt Nam được xem là “thiên đường trốn thuế” do hoạt động này chưa được văn bản hóa thành luật. Thơng tư 117/2005/TT-BTC ban hành vào cuối năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 1 năm 2006 thể hiện nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc kiểm soát hoạt động định giá chuyển nhượng, chống thất thu thuế. Tuy nhiên, trong giai đoạn

đầu áp dụng, các quy định này còn một số tồn tại gây khó khăn cho doanh nghiệp

lẫn cơ quan thuế trong q trình tn thủ và kiểm sốt. Qua hơn hai năm triển khai, các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ xác định giá thị

trường. Việc thực thi chỉ dừng ở mức đối phó, kê khai những giao dịch với bên liên kết và rất ít doanh nghiệp chuẩn bị một hồ sơ toàn diện chứng minh giá thị trường của giao dịch.

Để giảm thiểu rủi ro về giá chuyển trong giai đoạn đầu khi Thơng tư có hiệu lực, Ban Giám đốc cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc định giá phù hợp, tìm hiểu những khác biệt về luật giữa các nước và cơ sở tính thuế với cơ sở hoạt

động kinh doanh. Thêm vào đó, việc xác định chiến lược hồ sơ giá thị trường hợp lý

và có kiểm tra định kỳ quá trình thực thi và giải quyết kịp thời thời những khó khăn gặp phải là những giải pháp doanh nghiệp cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Văn bản pháp luật 1. Quyết định 37/QĐ-BTC (4/1/2006) 2. Thông tư 115/2005/TT-BTC (16/12/2005) 3. Thông tư 117/2005/TT-BTC (19/12/2005) 4. Thông tư 119/2003/TT-BTC (12/12/2003) Các trang web: 5. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=432&idmid=3 6. http://fia.mpi.gov.vn/?Lang=4 7. http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=231 8. http://www.moi.gov.vn/News/Main.asp 9. www.dpi.hochiminhcity.gov.vn 10. www.mot.gov.vn 11. www.vneconomy.com.vn 12. www.vnexpress.net 13. www.vir.com.vn 14. www.vietnamnews.vnanet.vn 15. http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/so_lieu_ktxh/2006/Xay_dung_co_ban_va _dau_tu_nuoc_ngoai/0601.htm Tài liệu khác

16. TS. Phan Hiển Minh, Giá chuyển nhượng, giáo trình giảng dạy

Tiếng Anh

17. BPP Professional Education (2006), Paper 3.3 Performance Management, trang 533 - 559

18. BPP Professional Education (2006), Paper 3.7. Strategic Financial

Management, trang 501 - 506.

19. Fortress Intelligence (26 April 2007), Global Transfer Pricing Summit Handout

20. Jesper Solgaard (2007), Transfer Pricing in Asia Pacific and Europe Handout, Ernst & Young, Singapore

21. KPMG Vietnam (10/2005 - 6/2007), Monthly newsletters.

22. KPMG Vietnam, KPMG Transfer Pricing Training 14&15 December 2006, Ho Chi Minh City

23. Jeffrey Owens, Director OECD Centre for Tax Policy and Administration at OECD/BIAC Conference, Stockholm (28/29 May 2007), Meeting the

Challenges posed by Business Restructurings: The OECD Response Handout

24. Marshall, Jeffrey, and Ellen M. Heffes, New markets pose growing challenge

(new transfer pricing), Financial Executive 22.2 (March 2006): 10(1). Expanded

Academic ASAP. Thomson Gale. RMIT University Library. 10 Mar. 2007. 25. OECD, Transfer Pricing Guidelines for Multinational enterprises and Tax

administrations, 1999

26. OECD, OECD Transfer Pricing Guidelines – Transfer Pricing Methods

27. Wrappe, Steven C., Ken Milani, and Julie Joy, The transfer price is right ... or is

it? (tax liability issues in transfer pricing practices), Strategic Finance 81.1 (July

1999): 38(6). Expanded Academic ASAP. Thomson Gale. RMIT University Library. 10 Mar. 2007

28. http://en.wikipedia.org/wiki/Transfer_pricing

29. http://www.oecd.org/department/0,2688,en_2649_33753_1_1_1_1_1,00.html 30. http://econ.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/EXTDEC/0,,menuPK:476823

~pagePK:64165236~piPK:64165141~theSitePK:469372,00.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp co vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)