Thực trạng khai báo lỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp co vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 45 - 46)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2 Thực trạng tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh

2.2.2.1 Thực trạng khai báo lỗ

Qua phân tích về cơ cấu đối tác đầu tư vào Việt Nam với hơn 68% vốn từ Châu Á và 13% từ những vùng miễn thuế ở phần 2.2.1.1 và những hiểu biết về tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng ở các quốc gia Châu Á trong tương quan với mặt bằng chung của thế giới trình bày ở phần 2.1, ta có thể dự đoán được mức độ

trọng yếu của những sai sót về định giá thị trường cho các giao dịch liên kết tại Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, định giá chuyển nhượng là một hiện tượng phức tạp, khó nhận diện, và là một vấn đề tương đối nhạy cảm đối với doanh nghiệp, việc xây dựng một khảo sát đầu đủ cơ sở là hết sức khó khăn. Dù vậy, ta có thể thấy được một phần của vấn đề thông qua khảo sát của Phân viện Nghiên cứu Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh ở bảng dưới đây:

Bảng 2.14: Tình hình khai lỗ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) tại Thành phố Hồ Chí Minh

Năm Số FDI được khảo sát Số FDI khai lỗ Tỷ lệ (%)

1996 1997 1998 1999 2000 451 510 500 340 287 310 358 341 251 200 68,7 70,2 67,1 73,8 70,0

Nguồn: Khảo sát của Phân viện Nghiên cứu Tài chính TP. Hồ Chí Minh [11]

Qua khảo sát, bên cạnh những thành quả đạt được thì hoạt động của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bộc lộ những điều khơng bình thường. Số

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị lỗ chiếm tỷ lệ khá lớn. Trong mẫu ngẫu nhiên được Phân viện Nghiên cứu Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh thăm dị từ

năm 1996 đến năm 2000 như bảng trên, tỷ lệ này xấp xỉ 70%. Về nguyên nhân gây lỗ, khảo sát hoạt động của từng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, kết quả cho thấy rằng: có hiện tượng nâng giá đối với các đầu vào sản xuất và các chi phí khác; nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại kê khai giá bán thấp hơn nhiều so với thực tế.

Theo số liệu vừa được Phịng Quản lý Đầu tư nước ngồi (Cục Thuế Thành phố

Hồ Chí Minh) cơng bố 6 tháng đầu năm 2006, trong 1.450 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có hơn 190 doanh nghiệp (tương đương 13%) báo cáo làm ăn có lãi; 1.260 doanh nghiệp cịn lại

(tương đương 87%) hạch toán thua lỗ hoặc đang trong giai đoạn triển khai dự án,

chưa sinh lợi.

Những con số trên được trích từ báo cáo kê khai hạch tốn tính đến tháng 6/2006 của 1.450 doanh nghiệp nói trên. Đối với cơ quan thuế, tình trạng trên là khơng có gì bất ngờ bởi trong vài năm gần đây, đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực

tiếp nước ngồi trên địa bàn thành phố ln kê khai hạch tốn thua lỗ liên tục. Nghi ngờ sự thiếu trung thực này, chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng đầu năm 2006, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra hơn 50 doanh nghiệp có vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát hiện nhiều doanh nghiệp khai man lợi nhuận

trước thuế, xác định được số thuế truy thu là gần 60 tỉ đồng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chính là nhiều doanh nghiệp nước ngồi lợi dụng hình thức định giá chuyển nhượng để nâng chi phí đầu vào, hạ thấp giá đầu ra

để giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Nhiều tập đoàn đa quốc gia

thường áp dụng “chiêu thức” này tại các nước có mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao như Việt Nam (28%), Trung Quốc (30%) nhằm nâng khống giá nguyên vật liệu, tăng khống chi phí quảng cáo tiếp thị,... để giảm lợi nhuận đến mức thấp nhất, thậm chí hạch tốn ra những con số lỗ ảo để trốn thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp co vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)