Ba vấn đề quan trọng nhất đối với tập đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp co vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 39 - 47)

Toàn cầu Châu Mỹ Châu Á - TBD Châu Âu

Định giá chuyển nhượng 78% 70% 79% 82%

Hoạch định 65% 73% 44% 65%

Đánh thuế hai lần 46% 44% 58% 44%

Tranh cãi về thuế 35% 39% 26% 34% Khoản khấu trừ thuế nước ngoài 30% 39% 44% 20%

Thuế giá trị gia tăng 29% 21% 26% 36% Thuế quan 14% 13% 16% 15%

Nguồn: Jesper Solgaard, Định giá chuyển nhượng ở Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, Ernst & Young, Singapore [20]

Như đã phân tích ở trên, việc tuân thủ theo các quy định về định giá chuyển

nhượng có tầm quan trọng đặc biệt trong hầu hết các công ty đa quốc gia. Tuy

nhiên, mỗi tập đồn lại có cách tiếp cận khác nhau, hồ sơ có thể được chuẩn bị trên phạm vi tập đoàn hay chuẩn bị riêng lẻ theo quốc gia, hoặc chỉ chuẩn bị khi cần thiết, …Bảng 2.9 dưới đây thể hiện giai đoạn mà công ty mẹ sẽ can thiệp vào hoạt

động định giá chuyển nhượng của công ty con trong giai đoạn hiện nay và 5 năm

trước. Kết quả cho thấy, ngày càng có nhiều cơng ty mẹ can thiệp sớm vào hoạt

động định giá của công ty con từ giai đoạn đưa ra khái niện hay bắt đầu dự án. Ở

những quốc gia mà quy định về xác định giá chuyển nhượng đã đi vào hệ thống, thì cơng ty mẹ có xu hướng can thiệp càng sớm. Ở các nước Châu Á, mặc dù rủi ro vi

phạm các quy định về định giá chuyển nhượng là cao, nhưng hầu hết công ty mẹ chỉ can thiệp vào giai đoạn bắt đầu dự án hay giai đoạn thực hiện dự án. Điều này càng làm gia tăng thêm rủi ro trong định giá chuyển nhượng.

Bảng 2.9: Giai đoạn công ty mẹ can thiệp vào hoạt động định giá chuyển nhượng của công ty con năm 2005 và 5 năm trước

Toàn cầu Châu Mỹ Châu Á - TBD Châu Âu

Giai đoạn đưa ra khái niệm 41% 24% 47% 28% 22% 22% 38% 22% Bắt đầu dự án 27% 19% 32% 18% 33% 28% 22% 19% Giai đoạn giữa/thực hiện 18% 26% 15% 29% 33% 17% 18% 25% Phần kết luận 6% 15% 3% 18% 6% 22% 9% 12%

Nguồn: Jesper Solgaard, Định giá chuyển nhượng ở Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, Ernst & Young, Singapore [20]

2.1.2.2 PHÂN TÍCH CỦA KPMG TRÊN PHẠM VI CHÂU Á NĂM 2006

ƒ Một số dấu hiệu có thể dẫn đến việc kiểm soát giá chuyển nhượng ở Trung Quốc, Ấn độ và Nhật Bản

Bộ phận chuyên trách về định giá chuyển nhượng của KPMG, bằng kinh nghiệm tư vấn của mình ở các nước Châu Á, đã đưa ra một loạt những dấu hiệu thường gặp nhất, và dễ dẫn đến việc thanh tra về giá chuyển ở một số nước Châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Đây là những quốc gia phát triển các quy định về giá

chuyển tương đối sớm so với các quốc gia trong khu vực. Nghiên cứu này đi sâu

hơn vào từng dấu hiệu nhưng cũng cho kết quả gần giống với khảo sát của Ernst & Young. Nhìn chung, các giao dịch có giá trị lớn và báo lỗ thường xuyên sẽ là những

đối tượng chính của thanh tra định giá chuyển nhượng. Nguyên cứu này còn đưa ra

thêm một dấu hiệu – “giao dịch với các công ty tại vùng có ưu đãi về thuế”. Dấu

hiệu này được chú ý đặc biệt ở Trung Quốc và Nhật Bản. Điều này xuất phát từ một thực trạng là các doanh nghiệp khu vực Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, thường có xu hướng tạo lập doanh nghiệp ảo tại các vùng có ưu đãi hoặc miễn thuế như quần đảo Cayman, Bermuda, British Virgin,…và tạo ra các giao dịch ảo,

thường dưới hình thức tư vấn chuyên môn, hỗ trợ kỹ thuật,…để chuyển lợi nhuận ra nước ngồi và làm gia tăng chi phí hoạt động, giảm thuế thu nhập.

Bảng 2.10: Những căn cứ có thể dẫn tới thanh tra về giá chuyển nhượng ở một số nước Châu Á (1: cao nhất, 9: thấp nhất)

Căn cứ dẫn đến thanh tra về giá chuyển Trung Quốc Ấn Độ Nhật Bản

Xác định hoặc xác định lại chức năng doanh nghiệp 5 6 2 Thay đổi lớn về lợi nhuận/lỗ từ hoạt động sản xuất

kinh doanh 2 5 1

Có giao dịch lớn với bên liên kết 4 1 1 Lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (lỗ một năm

hoặc nhiều năm) 1 1 6

Tham gia vào các thỏa thuận chia sẻ chi phí 8 4 4 Tham gia vào các giao dịch tài sản vơ hình với bên

liên kết 7 2 5

Tham gia vào các giao dịch dịch vụ với bên liên kết 6 3 Là cơng ty con của cơng ty mẹ ở nước ngồi 9

Giao dịch với các công ty tại vùng có ưu đãi đặc

biệt về thuế 3 7 3

Nguồn: Nghiên cứu của KPMG, năm 2006 [21]

2.2 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH

GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

2.2.1 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2007 TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2007

2.2.1.1 TỔNG QUAN

Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn từ

1988-2007, Việt Nam thu hút được hơn 8.600 dự án có vốn đầu tư nước ngồi với tổng vốn đầu tư hơn 85 tỷ Đô la Mỹ.

Bảng 2.11: 20 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam giai đoạn 1988-2007

Đơn vị tính: Triệu Đơ la Mỹ, %

STT Quốc gia Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

1 Hàn Quốc 1.857 14.398 16,9% 5.168 14,4% 2 Singapore 549 11.059 13,0% 3.894 10,9%

3 Đài Loan 1.801 10.763 12,7% 4.599 12,8%

4 Nhật Bản 934 9.180 10,8% 3.963 11,0% 5 Quần đảo British Virgin 342 7.795 9,2% 2.612 7,3%

6 Hồng Kông-Trung Quốc 457 5.933 7,0% 2.167 6,0% 7 Malaysia 245 2.823 3,3% 1.797 5,0% 8 Hoa Kỳ 376 2.789 3,3% 1.450 4,0% 9 Hà Lan 86 2.599 3,1% 1.482 4,1% 10 Pháp 196 2.376 2,8% 1.441 4,0% 11 Cayman Islands 29 1.839 2,2% 760 2,1% 12 Trung Quốc 550 1.792 2,1% 884 2,5% 13 Thái Lan 167 1.665 2,0% 704 2,0%

14 Vương quốc Anh 99 1.443 1,7% 673 1,9% 15 Quần đảo Samoan 55 1.267 1,5% 482 1,3%

16 Úc 171 999 1,2% 476 1,3%

17 Luxembourg 15 804 0,9% 724 2,0%

18 Thụy Sĩ 46 721 0,8% 347 1,0%

19 CHLB Đức 99 546 0,6% 297 0,8% 20 British West Indies 6 511 0,6% 147 0,4%

Các quốc gia khác 604 3.755 4,3% 1.819 5,2%

Tổng cộng 8.684 85.057 100,0% 35.887 100,0%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư [6]

Xét về quốc gia đầu tư, nhóm 20 quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất đã chiếm 96%

tổng vốn đầu tư, 93% tổng dự án đầu tư có vốn nước ngồi trong giai đoạn 1988-

2007. Đứng đầu về nguồn vốn đầu tư là Hàn Quốc với hơn 14 tỷ Đô la Mỹ, chiếm gần 17% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này. Xét về số lượng dự án, thì Đài Loan dẫn đầu với hơn 1.600 dự án, đạt 8.7 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 13% tổng vốn đầu tư có yếu tố nước ngồi.

Nếu tính về châu lục đầu tư vào Việt Nam, trong nhóm 20 quốc gia đầu tư hàng

đầu, Châu Á dẫn đầu với 8/20 quốc gia. Tám quốc gia này đã đầu tư hơn 6.560 dự

án vào Việt Nam giai đoạn 1998-2007, chiếm 76% tổng số dự án, với số vốn đầu tư gần 58 tỷ Đô la Mỹ, tức khoảng 68% tổng vốn đầu tư giai đoạn này. Có thể nói,

Châu Á là đối tác đầu tư chính của Việt Nam giai đoạn 1988-2007.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là trong nhóm 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn, đã có đến 4 vùng lãnh thổ miễn thuế, bao gồm quần đảo British Virgin (đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng), quần đảo Cayman (thứ 11), quần đảo Samoan (thứ 15) và British West Indies (thứ 20). Tổng vốn đầu tư từ các dự án của 4 vùng này là

11.4 tỷ Đô la Mỹ (hơn 13% tổng vốn đầu tư giai đoạn này) với 432 dự án đầu tư. Như vậy, bên cạnh các quốc gia Châu Á là những nhà đầu tư chính, 4 vùng lãnh thổ miễn thuế cũng đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-2007.

2.2.1.2 HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Bảng 2.12: Hình thức đầu tư của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1988-2007

Đơn vị tính: Triệu Đơ la Mỹ, %

Hình thức đầu tư Số dự án Giá trị Vốn đầu tư Tỷ trọng Giá Vốn điều lệ trị Tỷ trọng

100% vốn nước ngoài 6.743 52.437 61,6% 21.476 59,8% Liên doanh 1.640 24.575 29,0% 9.292 25,9% Hợp đồng hợp tác kinh doanh 226 4.579 5,4% 4.128 11,5% Hợp đồng BOT, BT, BTO 8 1.711 2,0% 456 1,3% Công ty cổ phần 66 1.658 1,9% 451 1,3% Công ty mẹ-con 1 98 0,1% 83 0,2% Tổng cộng 8.684 85.057 100,0% 35.887 100,0%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư [6]

Bảng 2.12 cho thấy 100% vốn nước ngồi là hình thức đầu tư chính của nguồn vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-2007, chiếm 61,6% tổng

nguồn vốn đầu tư. Đối với các tập đồn đa quốc gia, hình thức đầu tư này cho phép tập đoàn được toàn quyền quyết định mọi chính sách kinh doanh và tài chính của

cơng ty tại Việt Nam, bao gồm giá chuyển nhượng. Do đó, hình thức này rất được

ưu chuộng.

Hình thức liên doanh với một bên Việt Nam chiếm vị trí thứ 2, tức 29% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam giai đoạn này. Trong giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế, liên doanh là hình thức đầu tư chính của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam, trong đó, phía Việt Nam chủ yếu đóng góp bằng quyền sử dụng đất và phía nước ngồi góp bằng máy móc, cơng nghệ và vốn. Đây là hình thức đầu tư bắt buộc đối với một số ngành được Nhà nước quy định, như viễn thông chẳng hạn. Một số bên nước ngồi đã lợi dụng hình thức này để định giá chuyển nhượng máy móc và cơng nghệ cao hơn thực tế để chiếm tỷ lệ vốn đầu tư lớn hơn, gây thiệt hại cho phía Việt Nam. Khi chính sách đầu tư ngày một thơng thống hơn và phía Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong việc cùng quản lý liên doanh để bên nước ngoài thao túng, xác định giá chuyển nhượng đầu vào và công nghệ không

hợp lý, nhằm tạo lỗ liên tục để cuối cùng, nhiều liên doanh đã được bên nước ngoài mua lại hoàn tồn và trở thành cơng ty 100% vốn nước ngồi.

Các hình thức đầu tư khác như hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, BT, BTO,

công ty cổ phần, công ty mẹ-con chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn

đầu tư.

2.2.1.3 NGÀNH ĐẦU TƯ

Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo ngành đang có những chuyển biến rõ nét từ những ngành thâm dụng lao động ở buổi đầu thu hút vốn đầu tư sang những ngành công nghệ cao trong những năm gần đây với sự hình thành

của ngày càng nhiều các khu công nghệ cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1988-2007,

đầu tư nước ngồi vào ngành cơng nghiệp và xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng hơn 60%

trong tổng nguồn vốn đầu tư, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp nặng và

công nghiệp nhẹ. Đầu tư vào ngành dịch vụ đứng ở vị trí thứ hai với gần 35% tổng vốn đầu tư, trong đó, đầu tư vào xây dựng văn phịng - căn hộ, khách sạn - du lịch

và giao thông vận tải-bưu điện được xem là những ngành chính. Với việc Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2006, hứa hẹn trong tương lai không xa ta sẽ thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực thương mại và tài chính.

Bảng 2.13:Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo ngành giai đoạn 1988-2007

Đơn vị tính: Triệu Đơ la Mỹ, %

Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Công nghiệp và xây dựng 5.819 51.405 60,4% 21.118 58,8%

Công nghiệp dầu khí 40 3.903 4,6% 2.346 6,5%

Cơng nghiệp nhẹ 2.572 13.553 15,9% 5.944 16,6% Công nghiệp nặng 2.434 24.437 28,7% 9.294 25,9% Công nghiệp thực phẩm 312 3.644 4,3% 1.618 4,5%

Xây dựng 461 5.868 6,9% 1.917 5,3%

Nông, lâm nghiệp 929 4.458 5,2% 2.115 5,9%

Nông, lâm nghiệp 800 4.008 4,7% 1.868 5,2%

Thủy sản 129 450 0,5% 248 0,7%

Dịch vụ 1.936 29.193 34,4% 12.653 35,3%

Dịch vụ 966 2.155 2,5% 948 2,6%

Giao thông vận tải – Bưu điện 211 4.324 5,1% 2.781 7,7%

Khách sạn – Du lịch 227 6.135 7,2% 2.570 7,2% Tài chính – Ngân hàng 67 916 1,1% 850 2,4%

Văn hóa – Y tế - Giáo dục 272 1.249 1,5% 574 1,6% Xây dựng khu đô thị mới 9 3.478 4,1% 945 2,6% Xây dựng Văn phòng – Căn hộ 154 9.419 11,1% 3.468 9,7% Xây dựng hạ tầng Khu Chế xuất –

Khu Công nghiệp 30 1.518 1,8% 517 1,4%

Tổng cộng 8.684 85.057 100,0% 35.887 100,0%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư [6]

Tóm lại, mặc dù có những chuyển biến liên tục trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tuy nhiên, nguồn vốn này vẫn là một bộ phận quan trọng trong sự phát triển kinh tế nước ta. Trong giai đoạn 1988-2007, Châu Á là đối tác chính đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với tỷ trọng hơn 68% tổng vốn đầu tư.

Ngành được các nhà đầu tư chú trọng vẫn cịn là cơng nghiệp với tỷ trọng hơn 60% tổng vốn đầu tư. Hình thức đầu tư chính là doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi với tỷ trọng gần 62% tổng vốn đầu tư của giai đoạn này. Với những thay đổi tích cực trong chính sách đầu tư và của nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt

Nam sẽ có tăng trưởng bền vững trong tương lai.

2.2.2 THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

2.2.2.1 THỰC TRẠNG KHAI BÁO LỖ

Qua phân tích về cơ cấu đối tác đầu tư vào Việt Nam với hơn 68% vốn từ Châu Á và 13% từ những vùng miễn thuế ở phần 2.2.1.1 và những hiểu biết về tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng ở các quốc gia Châu Á trong tương quan với mặt bằng chung của thế giới trình bày ở phần 2.1, ta có thể dự đốn được mức độ

trọng yếu của những sai sót về định giá thị trường cho các giao dịch liên kết tại Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, định giá chuyển nhượng là một hiện tượng phức tạp, khó nhận diện, và là một vấn đề tương đối nhạy cảm đối với doanh nghiệp, việc xây dựng một khảo sát đầu đủ cơ sở là hết sức khó khăn. Dù vậy, ta có thể thấy được một phần của vấn đề thơng qua khảo sát của Phân viện Nghiên cứu Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh ở bảng dưới đây:

Bảng 2.14: Tình hình khai lỗ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Thành phố Hồ Chí Minh

Năm Số FDI được khảo sát Số FDI khai lỗ Tỷ lệ (%)

1996 1997 1998 1999 2000 451 510 500 340 287 310 358 341 251 200 68,7 70,2 67,1 73,8 70,0

Nguồn: Khảo sát của Phân viện Nghiên cứu Tài chính TP. Hồ Chí Minh [11]

Qua khảo sát, bên cạnh những thành quả đạt được thì hoạt động của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã bộc lộ những điều khơng bình thường. Số

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi bị lỗ chiếm tỷ lệ khá lớn. Trong mẫu ngẫu nhiên được Phân viện Nghiên cứu Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh thăm dò từ

năm 1996 đến năm 2000 như bảng trên, tỷ lệ này xấp xỉ 70%. Về nguyên nhân gây lỗ, khảo sát hoạt động của từng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kết quả cho thấy rằng: có hiện tượng nâng giá đối với các đầu vào sản xuất và các chi phí khác;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp co vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)