Phân tích kết quả phỏng vấn chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp co vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 54)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2 Thực trạng tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh

2.2.3.2 Phân tích kết quả phỏng vấn chuyên gia

ƒ Phạm vi và quy mô của mẫu phỏng vấn

Phỏng vấn được thực hiện với một trưởng phịng cao cấp, một trưởng nhóm

chun trách về dịch vụ tư vấn định giá chuyển nhượng và hai trưởng phịng, ba trưởng nhóm kiểm tốn của một trong những cơng ty kiểm tốn hàng đầu tại Việt Nam có cung cấp dịch vụ tư vấn về định giá chuyển nhượng.

Phạm vi khảo sát là hoạt động thực thi các quy định về định giá chuyển nhượng từ năm 2006 đến cuối năm 2007.

ƒ Kết quả phỏng vấn

ƒ Hoạt động hướng dẫn và kiểm soát của cơ quan thuế trong thời gian qua

Theo một trưởng phòng cao cấp chuyên trách dịch vụ định giá chuyển nhượng,

mặc dù Thơng tư chính thức ban hành vào cuối năm 2005, tuy nhiên, các cơ quan thuế đã chất vấn các doanh nghiệp về hoạt động định giá chuyển nhượng thậm chí trước khi ban hành các quy định liên quan. Ngành công nghiệp sản xuất ôtô là một trong những lĩnh vực được cơ quan thuế chú ý nhất do giá thành sản xuất xe tại Việt Nam cao gấp 3 lần so với các quốc gia khác trong khu vực. Do đó, một số doanh nghiệp sản xuất ôtô đã bị kiểm tra từ giữa năm 2006, nhưng chưa có biên bản quyết

tốn thuế nào được cơng bố.

Theo trưởng nhóm chun trách về định giá chuyển nhượng, tuy Thơng tư đã có hiệu lực thi hành từ tháng giêng năm 2006 nhưng cơ quan thuế vẫn chưa kiểm tra một cách toàn diện tình hình tuân thủ của các doanh nghiệp. Theo các trưởng phịng và trưởng nhóm kiểm tốn cho biết, bắt đầu từ cuối năm 2006, tất cả các doanh

nghiệp đã thực hiện kê khai các giao dịch với bên liên kết khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như quy định. Tuy nhiên, cho đến nay, các cơ quan thuế vẫn chưa có phản hồi đối với các hồ sơ trên.

Điều đó là do định giá chuyển nhượng là một vấn đề phức tạp và địi hỏi trình độ lẫn kinh nghiệm của cán bộ thuế, các cơ quan thuế cần thời gian để đào tạo nguồn nhân lực và tìm hiểu các vấn đề liên quan. Đây sẽ là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ xác định giá thị trường cần thiết để có thể phản ứng kịp thời khi bị cơ quan thuế kiểm tra. Điểm mấu chốt ở đây là cơ quan thuế có quyền kiểm tra và hồi tố các giao dịch trước đó. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần

phải chuẩn bị hồ sơ ngay khi Thơng tư có hiệu lực thi hành vì việc truy lại hồ sơ từ nhiều năm trước hồn tồn khơng phải là một việc làm nhanh chóng và dễ dàng. Vị trưởng phòng cao cấp về định giá chuyển nhượng cho biết thêm, từ cuối năm 2006, việc thực hiện các quy định về xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết theo Thông tư đã bắt đầu được triển khai tại cấp địa phương. Cục thuế tỉnh Bình

Dương đã gửi cơng văn đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt

động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Công văn nhấn mạnh lại một trong

những yêu cầu tuân thủ được quy định tại Thông tư là việc kê khai các giao dịch liên kết khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặc dù Bình Dương đang là

tỉnh chủ động trong việc giúp doanh nghiệp sớm nhận thức về vấn đề định giá

chuyển nhượng, nhưng yêu cầu kê khai trên áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Thuế, yêu cầu này có khả năng sẽ được cục thuế các địa phương khác triển khai sớm.

Một số việc mà cơ quan thuế hiện đang chuẩn bị thực hiện bao gồm:

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, bao gồm cả các dữ liệu tài chính;

+ Đào tạo các cán bộ thuế;

+ Soạn thảo hướng dẫn nội bộ về thủ tục kiểm tra việc xác định giá thị trường. Với những động thái này của cơ quan thuế, hy vọng trong thời gian ngắn, các

doanh nghiệp sẽ có được những hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn trong việc tuân thủ các quy định của Thông tư.

ƒ Nhận định của các chuyên gia về mức độ tuân thủ theo Thông tư của các doanh nghiệp

Theo ý kiến của vị trưởng phòng cao cấp, việc kê khai các giao dịch liên kết là cơ sở để cơ quan thuế đánh giá rủi ro về định giá chuyển nhượng không hợp lý của doanh nghiệp. Do đó, việc kê khai đầy đủ, xác đáng có thể giảm bớt rủi ro nghi vấn từ phía cơ quan thuế. Theo kinh nghiệm tại nhiều nước khác của công ty tư vấn

được chọn phỏng vấn này cho thấy, thường chưa thể có câu trả lời xác đáng trong

phần kê khai về phương pháp định giá nếu doanh nghiệp chưa tiến hành phân tích xác định giá thị trường. Một phân tích như vậy về cơ bản bao gồm việc lựa chọn

phương pháp xác định giá phù hợp nhất tùy thuộc theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, và phân tích kinh tế dựa trên cơ sở dữ liệu các giao dịch hoặc doanh nghiệp độc lập tương đương được tiến hành theo những tiêu chuẩn quy định trong các quy định về xác định giá thị trường.

Theo quan sát của công ty tư vấn này, các công ty đa quốc gia thường tiến hành phân tích xác định giá thị trường tồn cầu, và chính sách xác định giá của các bên liên kết được xây dựng dựa trên phân tích đó được áp dụng cho các doanh nghiệp thành viên. Để đạt được hiệu quả kê khai theo yêu cầu trên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam nên yêu cầu sự hỗ trợ từ văn phòng quốc tế

hoặc khu vực có trách nhiệm phối hợp việc tuân thủ trong xác định giá thị trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng những việc này không thay thế công việc tuân thủ về xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết tại Việt Nam.

Theo các trưởng phịng và trưởng nhóm kiểm tốn, việc tn thủ Thơng tư về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ

yếu chỉ mới dừng lại ở việc kê khai hàng năm các giao dịch với bên liên kết. Lý do

là tập đoàn đã chuẩn bị sẵn những tài liệu liên quan ở nước ngoài và các doanh

nghiệp đều tự cho rằng rủi ro về định giá chuyển nhượng không hợp lý của doanh nghiệp mình khơng cao. Các kiểm tốn viên này cho biết có chưa đến 10% số doanh nghiệp mà họ kiểm toán thực sự chú trọng việc tuân thủ các quy định của Thông tư bằng cách lập hồ sơ giá thị trường, đánh giá rủi ro chuyển giá, thực hiện phân tích

chức năng doanh nghiệp, cũng như nghiên cứu, sốt xét lại quy trình xác định giá chuyển nhượng. Đa số những doanh nghiệp này đều thuê dịch vụ của các công ty tư vấn để thực hiện những công việc trên. Cho tới nay, hầu như ở tất cả các doanh

nghiệp, bộ phận kế tốn/tài chính đóng vai trị kiêm nhiệm trong việc tn thủ các quy định về giá chuyển nhượng, doanh nghiệp chưa xây dựng được một đội ngũ

chuyên gia riêng của mình.

Theo trưởng nhóm dịch vụ tư vấn định giá chuyển nhượng, xét từ khi Thông tư có hiệu lực thi hành cho đến cuối năm 2007, công ty đã liên tục nhận được nhiều “đơn

đặt hàng” từ phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lẫn Việt

Nam tư vấn và thực hiện nhiều loại dịch vụ khác nhau về định giá chuyển nhượng. Bảng thống kê dưới đây được tính dựa trên số lượng hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký kết, và dịch vụ đã được cung cấp hoặc đang thực hiện.

Bảng 2.23: Một số dịch vụ chính mà cơng ty tư vấn đã cung cấp từ năm 2006 tới cuối năm 2007

Dịch vụ Tỷtrọng

Lập hồ sơ xác định giá thị trường của các giao dịch liên kết 35% Đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động định giá chuyển nhượng của doanh nghiệp 28%

Nghiên cứu/sốt xét lại quy trình định giá chuyển nhượng 15% Kê khai mẫu 01-2006 cho cơ quan thuế về các giao dịch với bên liên kết trong năm 11%

Tư vấn các quy định về định giá chuyển nhượng tại Việt Nam và các vấn đề liên

quan 3%

Phân tích chức năng và tư vấn các vấn đề thuế liên quan 2%

Tư vấn các quy định về bên liên kết 2% Quản lý thuế toàn cầu 2%

Tìm hiểu thơng tin chung 2%

Tổng cộng 100%

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu của các chuyên gia được phỏng vấn

Bảng 2.23 cho thấy, hơn một phần ba trong số các doanh nghiệp tìm đến chuyên gia tư vấn để thuê dịch vụ lập hồ sơ xác định giá thị trường. Đây là một hồ sơ quan

trọng và là bằng chứng của giao dịch theo giá thị trường. Do Thơng tư mới có hiệu lực thi hành, các hướng dẫn thực hiện của cơ quan thuế chưa rõ ràng, vì vậy, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã có kinh nghiệm về giá chuyển nhượng ở những thị trường khác trên thế giới vẫn tỏ ra khá thận trọng và tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia. Bên cạnh đó, việc đánh giá rủi ro liên quan đến giá chuyển cũng được chú trọng và chiếm gần 30% trong tổng số các “đơn đặt hàng”. Theo các chuyên gia nhận định,

đánh giá rủi ro cũng là một việc làm quan trọng giúp doanh nghiệp xác định mức độ

rủi ro mà doanh nghiệp có thể chấp nhận, để từ đó xây dựng chiến lược hồ sơ định giá thị trường hiệu quả.

Theo các chuyên gia, mức độ tuân thủ Thông tư về xác định giá chuyển nhượng tại Việt Nam của doanh nghiệp còn tùy thuộc vào kinh nghiệm tuân thủ những quy

định tương tự của tập đoàn. Những doanh nghiệp xuất xứ từ những quốc gia mà các

quy định về xác định giá chuyển nhượng đã đi vào khn khổ có xu hướng chú

trọng nhiều hơn đến việc tuân thủ các quy định mới tại Việt Nam. Cụ thể, trong số các doanh nghiệp thuê dịch vụ của chuyên gia, có đến 44% đến từ Mỹ. Mặc dù đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988-2007 chỉ đứng thứ 8 nhưng đây là quốc gia xây dựng và phát triển những quy định về định giá chuyển nhượng sớm nhất trên thế giới. Tiếp đó là Nhật Bản chiếm 33% tổng số hợp đồng mà công ty tư vấn này

đã ký kết.

Bảng 2.24: Quốc gia đầu tư của các dự án có thuê chuyên gia tư vấn về định giá chuyển nhượng

Quốc gia Tỷ trọng Hoa Kỳ 44% Nhật 33% Đài Loan 7% Đức 4% Hàn Quốc 4% Thụy Sĩ 4% Việt Nam 4% Tổng cộng 100% Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn

Ở những quốc gia mà các quy định về chuyển giá đã được thực thi trong một thời gian dài, cơ quan thuế có xu hướng tập trung kiểm sốt những giao dịch phức tạp và

các giao dịch vơ hình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ tập trung kiểm tra trước tiên những giao dịch hữu hình như chuyển giá tài sản cố định, nguyên vật liệu và thành phẩm ở giai đoạn đầu áp dụng các quy định này. Vì vậy, nhìn vào

bảng thống kê 2.25 về các hợp đồng tư vấn chuyển giá đã ký của cơng tư này từ

năm 2006-2007, có thể thấy, đa số các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất công

nghiệp. Điều này một phần là do hơn 60% vốn đầu tư vào Việt Nam là dành cho

công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ thực sự chưa quan tâm nhiều đến những quy định trên dù tồn tại rủi ro về định giá chuyển nhượng trong ngành này dưới dạng các hợp đồng tư vấn,

giám sát, hay quản lý, v.v…

Bảng 2.25: Tỷ trọng theo ngành đầu tư của các dự án có thuê chuyên gia tư vấn

Ngành đầu tư Tỷ trọng

Hàng công nghiệp phục vụ sản xuất 37% Hàng tiêu dùng 11% Hàng điện tử 11% Chế biến thực phẩm 8% Ơtơ – xe máy 8% Hãng tàu – dịch vụ vận tải 7% Hàng may mặc và túi xách 7% Giày da 4% Khác 7% Tổng cộng 100% Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn 2.2.3.3 KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

Để kiểm chứng lại kết quả phỏng vấn, tác giả đã dựa trên thực trạng đầu tư và kết quả khảo sát của Ernst and Young, Singapore về tình hình thực thi các quy định về

định giá chuyển nhượng trên thế giới để đưa ra một số lý giải cho kết quả trên.

Như đã trình bày trong phần 2.2.1 – tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1988-2007, bốn quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản đã chiếm hơn 53% tổng

nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. Xét về ngành đầu tư, công nghiệp đã chiếm tỷ

trọng hơn 60%. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã sử

dụng thủ thuật định giá chuyển nhượng để tối đa hóa lợi ích của tập đồn. Một số ví

dụ có thể kể đến như là việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất (rất phổ biến ở Việt Nam) từ công ty mẹ với giá cao hơn nhà cung cấp mặc dù công ty mẹ không phải là nhà cung ứng mà chỉ đóng vai trị mua và bán lại cho công ty con; hay như việc thành phẩm được bán cho công ty mẹ với giá thấp hơn thị trường thay cho việc bán trực tiếp cho khách hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường giải thích cho hiện tượng trên là do công ty mẹ giữ vai trị kiểm sốt chất lượng sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra. Nếu xét về các giao dịch vơ hình, thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư ở Châu Á tại Việt Nam thường phải trả những khoản phí quản lý, phí tư vấn, phí hỗ trợ kỹ thuật, v.v cho những “công ty” được thành lập tại các quần đảo

ưu đãi về thuế quan như quần đảo British Virgin, Caymen, hay Samoa,…Thực chất

của những khoản phí này cũng chỉ nhằm tăng chi phí hoạt động kinh doanh và

chuyển lợi nhuận ra nước ngồi. Tuy nhiên, do tính vơ hình của dịch vụ, việc tăng cường kiểm sốt khơng phải dễ dàng.

Nhìn lại quá trình phát triển luật lệ về định giá chuyển nhượng ở các quốc gia

trong phần 2.1.1.1, ta thấy Nhật Bản và Hàn Quốc là một trong những quốc gia chú trọng đến vấn đề kiểm soát giá chuyển nhượng từ rất sớm và các luật lệ đã được

thực thi tương đối toàn diện. Tuy nhiên, cách tiếp cận giá chuyển nhượng ở Hàn

Quốc vẫn chưa được nhất quán như Nhật Bản. Do đó, các doanh nghiệp của 2 quốc gia này sớm nhận thức được tầm quan trọng, hậu quả của việc không tuân thủ luật lệ cũng như kinh nghiệm trong việc về định giá chuyển nhượng theo nguyên tắc giá thị trường. Vì vậy, việc các chuyên gia tư vấn nhận định rằng các doanh nghiệp Nhật Bản rất chủ động trong việc tuân thủ theo Thông tư là hồn tồn có cơ sở.

Nếu xét đến quốc gia đầu tư nhiều thứ nhì và thứ ba vào Việt Nam là Singapore và

Đài Loan, doanh nghiệp của các quốc gia này còn thụ động trong việc thi hành

nguyên tắc giá thị trường trong giao dịch liên kết. Điều này là do các quy định như vậy cũng chỉ mới phát triển tại những đất nước này trong một thời gian ngắn. Các

quốc gia này cịn đang trong giai đoạn văn bản hóa tất cả các luật lệ liên quan, vấn

đề kiểm tra và giám sát của cơ quan thuế vẫn chưa thực sự hiệu quả. Do đó, bản

thân cơng ty mẹ tại các quốc gia này vẫn còn lúng túng trong việc thực thi các quy

định này nên các công ty con tại Việt Nam vẫn chưa có được những bước đi cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp co vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)