CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
2.2. Tổng quan về Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương TP Hồ Chí Minh
2.2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận đã thể hiện chi tiết, cụ thể trong quy chế hoạt động của trường, tác giả xin vắn tắt như sau:
Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội
- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà trường và tổ chức hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng.
- Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường (Cơng đồn, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên) hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục, phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đồn thể, tổ chức xã hội đã được xác định.
Hội đồng khoa học và đào tạo: tư vấn cho Hiệu trưởng về mục tiêu, chương
trình, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm về phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ của trường; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên; lập quy hoạch cán bộ cho mỗi giai đoạn phát triển của trường; Lập kế hoạch hàng năm về biên chế, chỉ tiêu cán bộ công chức của trường.
Ban Giám hiệu:
Gồm một Hiệu trưởng và một Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo:
- Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật, là chủ tài khoản của trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường cao đẳng, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt.
- Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo: giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo, điều hành công tác chuyên môn về đào tạo.
Các khoa, ngành, tổ bộ mơn, phịng ban chức năng trực thuộc BGH:
- Các khoa, ngành: Tổ chức, quản lý và thực hiện công tác đào tạo nhằm thực
hiện tốt mục tiêu đào tạo giáo viên mầm non, giáo viên giáo dục đăc biệt, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở các môn âm nhạc và mỹ thuật, chuyên viên dinh dưỡng, cán bộ quản lý văn hóa, tùy theo chức năng riêng của từng
khoa, ngành. Tổ chức, quản lý công tác bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của toàn thể giáo viên của đơn vị mình theo đúng quy định.
- Các tổ bộ môn trực thuộc: Chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch giảng dạy,
học tập, thực hành – thực tế bộ môn, hoạt động khoa học, phối hợp các khoa, phịng ban góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của trường.
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, quản lý và triển
khai thực hiện công tác tổ chức, hành chính và tổng hợp trong nhà trường. - Phòng Đào tạo: Tham mưu giúp việc cho Ban Giám hiệu trong việc hoạch
định chiến lược phát triển đào tạo, chịu trách nhiệm trong công tác quản lý đào tạo các hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm đặt trong và ngồi trường. - Phịng Kế hoạch – Tài chính: Tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện chức
năng quản lý, tổ chức sử dụng hiệu quả nguồn tài chính theo đúng Pháp luật hiện hành, đảm bảo cho hoạt động của trường ổn định và phát triển.
- Phòng Quản trị - Thiết bị: Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác
quản lý toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất trong trường; tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đầu tư, khai thác, sử dụng và quản lý tài sản, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ xã hội. Đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Phịng Cơng tác sinh viên: Giúp Hiệu trưởng trong công tác học sinh – sinh
viên (quản lý sinh viên về nề nếp học tập và sinh hoạt, định hướng tư tưởng chính trị, lối sống trong sinh viên, giải quyết các chế độ chính sách cho sinh viên...). Tổ chức quản lý Trung tâm tư vấn tâm lý – giáo dục và hỗ trợ sinh viên theo điều lệ và tổ chức hoạt động của trung tâm.
- Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế: giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, quản lý hoạt động khoa học & công nghệ và hợp tác quốc tế phục vụ nghiên cứu đào tạo của trường. Tổ chức và quản lý Trung tâm thông tin thu thập, xử lý và phổ biến thông tin khoa học giáo dục thuộc các chuyên ngành đào tạo của nhà trường.
- Trường Mầm non thực hành: vừa làm chức năng của một trường mầm
non, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch được giao, vừa là cơ sở thực hành của trường CĐSPTWTPHCM để tạo mơi trường
sư phạm nhằm góp phần hình thành nhân cách người giáo viên và phương pháp dạy – học, giáo dục cho giáo sinh.
- Ban Quản lý Ký túc xá: Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, quản lý công tác tộ chức
thực hiện quy chế học sinh sinh viên nội trú. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ký túc xá.
- Ban Công tác quản lý môi trường và bảo hộ lao động: Giúp Hiệu trưởng
xây dựng kế hoạch, chương trình và giám sát về công tác vệ sinh môi trường và cơng tác an tồn – bảo hộ lao động trong nhà trường.
- Ban Công nghệ thông tin: Giúp Hiệu trưởng trong công tác quản lý, thu
thập, xử lý dữ liệu và phổ biến thông tin truyền thông trên trang web.
- Ban Thanh tra: Tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra,
kiểm tra trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị, cá nhân trong trường.
- Thư viện – đồ dùng dạy học: Giúp Hiệu trưởng bảo quản, lưu trữ và khai
thác có hiệu quả tồn bộ sách báo, tư liệu và đồ dùng dạy học.
- Trung tâm Bồi dưỡng khoa học giáo dục: Giúp Hiệu trưởng tổ chức các
lớp đào tạo ngắn hạn, và bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn cho giáo viên mầm non, âm nhạc, mỹ thuật và giáo dục đặc biệt các tỉnh phía Nam. - Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học và kiểm định chất lượng giáo
dục: Nghiên cứu ứng dụng các mơ hình giáo dục trong và ngoài nước vào thực tiễn. Tổ chức và quản lý hoạt động của phòng Nghiên cứu tâm lý và giáo dục trẻ. Tổ chức công tác kiểm định chất lượng giáo dục trong trường.
Mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng trong nhà trường: là mối quan
hệ phối hợp công tác nhằm thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch chung của trường. Một số quan hệ tiêu biểu cụ thể:
- Các khoa, ngành, tổ bộ mơn trực thuộc trường và phịng đào tạo: phối hợp trong cơng tác đào tạo: chương trình đào tạo, tổ chức thi, thực hành thực tập, thỉnh giảng, phân cơng lịch giảng, thời khóa biểu, tiến độ giảng dạy, biên chế khóa học, chỉ tiêu tuyển sinh….
- Các khoa, ngành, phòng Đào tạo và phịng Cơng tác sinh viên: phối hợp trong công tác quản lý sinh viên, đánh giá xếp loại rèn luyện và học tập của sinh viên, xét điều kiện tốt nghiệp cho sinh viên…
- Phịng Tổ chức – Hành chính và các bộ phận khác: phối hợp công tác tổ chức cán bộ, quản lý nhân sự, tuyển dụng, chế độ chính sách cho người lao động. - Phịng Tổ chức - Hành chính và phịng Kế hoạch - Tài chính: phối hợp trong
cơng tác đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách, bảo hiểm, phúc lợi… cho người lao động theo quy định của nhà nước và quy định của nhà trường… - Phòng Kế hoạch – Tài chính và các bộ phận khác: phối hợp trong công tác
lập kế hoạch chi tiêu hàng năm, thanh toán chế độ cho người lao động, thanh tốn chi phí hoạt động của bộ phận, mua sắm sửa chữa, quản lý tài sản… - Phòng Kế hoạch – Tài chính và phịng Quản trị - Thiết bị: phối hợp công tác
thực hiện kế hoạch mua sắm, sửa chữa, theo dõi quản lý tài sản….
- Phòng Quản trị - Thiết bị và các bộ phận khác: phối hợp trong công tác lập kế hoạch mua sắm tài sản, thực hiện mua sắm, sửa chữa tài sản, khai thác, sử dụng và bảo quản tài sản, vệ sinh môi trường…
Mối quan hệ giữa các cấp tổ chức chính quyền và đồn thể trong trường: là mối quan hệ phối hợp công tác dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy (trong phạm vi toàn trường) và các Chi ủy (trong phạm vi từng đơn vị)