Thực trạng cơ chế điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện tượng đô la hóa ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 37)

Giai đoạn 1989 – 1992: tỷ giá hối đoái ở giai đoạn này biến động mạnh theo xu

hướng giá trị đồng đô la Mỹ tăng liên tục, đỉnh cao là năm cuối năm 1991, tỷ giá VND/USD là 14.450 VND/USD. Diễn biến tỷ giá trong giai đoạn này khơng chỉ nói

lên khoảng cách tỷ giá của nh à nước với tỷ giá hình thành trên thị trường tự do mà còn phản ánh xu hướng tăng nhanh của giá trị đồng đô la. Năm 1990 giá trị đồng đô la v ào cuối năm đã tăng 50% so với đầu năm và tiếp tục tăng trong năm 1991. Tình trạng này

đã kích thích tâm lý nắm giữ đồng đô la nhằm h ưởng chênh lệch giá. Giai đoạn này ngân hàng không kiểm sốt được lưu thơng tiền tệ. Do thiếu đô la các doanh nghiệp

tiến hành nhập khẩu theo hình thức trả chậm và phải chịu lãi suất cao, đô la thiếu lại càng thiếu dẫn đến cơn sốt đô la theo chu kỳ trong giai đoạn n ày. Đến đầu năm 1992, chính phủ đã có một số cải cách trong việc điều hành tỷ giá ( như buộc các doanh nghiệp có đơ la phải gửi vào ngân hàng, bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá theo nhóm

Bảng 2.3: Tỷ giá và lạm phát của Việt Nam qua các năm 1989 – 1992

Tỷ giá VND/USD

Năm Giá nhà nước Giá thị trường tự do Tăng(giảm)

Lạm phát(%)

1989 4200 4570 + 8,8 34,7

1990 6560 7550 +13,5 67,5

1991 12720 12550 - 0,02 68

1992 10720 10550 - 0,02 17,5

Nguồn: IMF và tạp chí khoa học ngân hàng

Bảng số liệu trên cho thấy tỷ giá VND/USD có khuynh h ướng tăng và được nhà

nước điều hành sát với thị trường tự do, nhà nước đã bắt đầu thả nổi tỷ giá và điều này

gây nên những bất ổn cho nền kinh tế.

Giai đoạn 1993 – 1996 : ngân hàng nhà nư ớc cơng bố tỷ giá chính thức và biên

độ dao động nhưng mang tính cố định. Do kết quả can thiệp của nh à nước vào thị trường ngoại tệ cuối năm 1992, tỷ giá dần ổn đ ịnh làm cho lượng ngoại tệ đầu cơ ở các

doanh nghiệp được tung ra hướng mạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời do có lượng kiều hối chuyển về khoảng 300 – 400 triệu đô la làm cung ngoại tệ lớn hơn

cầu ngoại tệ và kéo theo tỷ giá VND/USD giảm. Bên cạnh đó, cùng với việc quản lý

các đại lý thu đổi ngoại tệ còn lỏng lẻo, sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá hối đoái ở thị

trường chính thức và thị trường chợ đen dẫn đến các đại lý lợi dụng danh nghĩa nhà

nước để buôn bán trục lợi, các ngân h àng không thu mua đư ợc lượng ngoại tệ đáng kể

qua nguồn này. Tình trạng này làm hạn chế khả năng kiểm soát các luồng ngoại tệ l ưu hành trong nước, mặt khác làm gia tăng các giao d ịch trên thị trường chợ đen bất hợp pháp, tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tăng mạnh.

Việc ngân hàng nhà nước khống chế chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán là cứng nhắc làm cho tỷ giá vận hành ngoài quan hệ cung cầu và khơng khuyến khích các tổ

kiểm sốt, chính phủ đã thay đổi cơ chê điều hành tỷ giá như quy định biên độ giao động của tỷ giá với tỷ giá chính thức đ ược công bố bởi ngân h àng nhà nước; tăng cường sức mạnh các biện pháp hành chính (buộc các đơn vị kinh tế có ngoại tệ phải

bán cho ngân hàng nhà nư ớc theo tỷ giá quy định). Những biện pháp can thiệp trên phần nào cũng xóa được tâm lý găm giữ ngoại tệ, làm giảm đô la và tỷ giá được ổn

định cho những năm tiếp theo, tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường chợ đen biến động tương đối sát gần nhau.

Bảng 2.4: Tỷ giá và lạm phát của Việt Nam qua các năm 1993 – 1996

Tỷ giá VND/USD

Năm

Giá nhà nước Tăng (giảm)

Lạm phát(%) 1993 10.835 100 5,2 1994 11050 1,98 14,4 1995 11040 0 12,7 1996 11060 0,18 4,5 Nguồn: IMF và tính tốn

Trong giai đoạn này tỷ giá chính thức của nh à nước và tỷ giá tự do không chênh lệch nhiều nên chúng ta chọn tỷ giá chính thức của nh à nước làm cơ sở phân tích. Qua bảng chúng ta nhận thấy tốc độ tăng tỷ giá hối đoái chậm hơn tốc độ tăng của lạm phát vì phụ thuộc vào qua hệ cung cầu ngoại tệ (tình trạng nhập siêu gia tăng)

Giai đoạn 1997 – 1999: Ngân hàng nhà nư ớc liên tục điều chỉnh tỷ giá chính

thức cùng với biên độ trong giai đoạn này tuy không làm thay đổi về cơ bản chế độ tỷ giá nhưng đã đưa chế độ tỷ giá bán thả nổi tới gần cực thả nổi h ơn so với giai đoạn

1992 – 1997. Trong giai đoạn này, cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực Châu Á đã gây

ảnh hưởng đến tâm lý xã hội đẩy tỷ giá tăng mạnh, nhu cầu mua lớn hơn nhu cầu bán

ngoại tệ.

Chế độ tỷ giá linh hoạt từ 1999 đến nay: c ơ chế điều hành tỷ giá của ngân hàng

thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó và cộng trừ một biên độ hẹp cho các ngân hàng thương mại kinh doanh. Đây là chế độ tỷ giá mới linh hoạt hơn và mang tính thị trường hơn, phản ánh đúng hơn quan hệ cung cầu ngoại tệ của thị trường

Nhìn chung cơ chế tỷ giá ở nước ta đã có nhiều thay đổi phù hợp với quá trình hội nhập.Trong tình hình hiện nay, mọi sự thay đổi mạnh về tỷ giá VND/USD đều làm mất tính ổn định của khu vực tài chính.

Bảng 2.5: Tỷ giá giao dịch VND/USD bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng qua các năm

Năm Tỷ giá (VND/USD) Tăng (giảm) tỷ giá so với năm trước (%)

Tỷ lệ lạm phát (%) 1997 11.131 + 0,9 3,6 1998 12.247 +10,03 9,2 1999 13.789 +12,59 0,1 2000 14.173 + 2,78 -0,6 2001 14.807 + 4,48 0,8 2002 15.254 + 3,02 4 2003 15.486 + 1,52 3 2004 15.707 + 1,43 9,5 2005 15.821 + 0,73 8,4 2006 15.971 + 0,94 6,6 2007 16.125 + 0,97 12,6 2008 16.357 + 1,43 22 Nguồn: IMF và tính tốn tổng hợp

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy tỷ giá VND/USD tăng trong thời gian vừa qua là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do hậu quả của nhiều năm điều hành chính sách tỷ giá xa rời quy luật thị trường trong một thời kỳ nền kinh tế đóng cửa khá d ài. Do đó, Việt Nam đồng bị

đánh giá cao hơn giá tr ị thực của nó.

Thứ hai, sự mất cân đối giữa cung cầu ngoại tệ do giá đồng đô la tăng phổ biến trên thị trường thế giới gây sức ép mạnh lên tỷ giá trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng.

Thứ ba, tình hình thâm hụt cán cân thanh toán xuất nhập khẩu ch ưa được cải thiện, xuất khẩu gặp khó khăn về thị tr ường, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất cao.

Thứ tư, cơ chế quản lý ngoại hối còn nhiều bất cập, dự trữ ngoại tệ nhỏ ch ưa đủ

để điều tiết thị trường ngoại tệ trong nước.

Thứ năm, đơ la hóa ngày càng diến biến phức tạp do nhiều nguyên nhân đặc biệt

là tâm lý găm giữ đô la chờ lên giá của dân chúng và tâm lý sợ rủi ro tỷ giá (đây là thói quen có tính chất lịch sử do Việt Nam đồng mất giá liên tục nhiều năm liền).

Hiện tại Việt Nam đang cố định tỷ giá USD/VND, nh ưng đứng trước hai vấn

đề: (1) bản thân đồng đô la mất ổn định hơn trước nhiều và việc cố định tỷ giá VND vào đồng đôla trong hồn cảnh như vậy có thể có hại nhiều h ơn có lợi; (2) các yếu tố như thâm hụt cán cân thương mại, cán cân vãng lai, lạm phát cao làm cho VND có xu hướng giảm giá so với các ngoại tệ và như vậy việc cố định tỷ giá cứng nhắc quá có thể

dẫn đến khủng hoảng ở một thời điểm n ào đó như đã từng xảy ra ở nhiều n ơi. Việc cố

định tỷ giá với ngoại tệ mạnh là hình thức chính phủ đứng ra đảm bảo đồng tiền nội tệ, giúp cho nó ổn định và kinh tế dễ phát triển. Tuy nhiên nó cũng làm nảysinh các mầm mống dẫn đến khủng hoảng nh ư: các doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ quá nhiều, phát triển nóng và đầu cơ quá nhiều, một lượng tiền lớn từ nước ngoài đổ vào là tiền

đầu cơ ngắn hạn. Kèm theo với thâm hụt ngân sách chính phủ và nợ nước ngồi lên cao thì đến một lúc nào đó dự trữ ngoại tệ giảm đến mức báo động, hệ thống tài chính có dấu hiệu lung lay, các nh à đầu tư hay đầu cơ nước ngoài mất niềm tin đồng loạt rút vốn

(và hơn nữa còn bán khống đồng tiền bản địa), dẫn đến khủng hoảng tiền tệ khi mà

đồng tiền mất giá đến một nửa so với đồng đơla trong vịng một thời gian rất ngắn và dễ kéo theo sự sập đổ của hệ thống ngân hàng và nhiều doanh nghiệp khác. Hiện tại, giá đô la ở các ngân hàng Việt Nam khoảng 16900VND và giá tự do khoảng

17200VND, nhưng giá đô la trong các forward contracts (hợp đồng đổi ngoại tệ cho tương lai) đã lên đến 20.000 VND. Những khó khăn của nền kinh tế (ví dụ nh ư giảm đầu tư nước ngoài, thâm hụt cán cân vãng lai, giảmdự trữ ngoại tệ, nợ xấu trong ngân

hàng, khó khăn của các doanh nghiệp, giảm độ tin cậy) là những yếu tố đẩy tỷ giá

USD/VND đi lên.

Việc neo giữ tỷ giá VND/USD quá lâu, không đúng với diễn biến của thị tr ường hối đối quốc tế trong khi đơ la giảm giá mạnh trong hơn hai năm qua là nguyên nhân quan trọng gây nên lạm phát cao hiện nay. Bởi vì việc neo ghìm giữ tỷ giá VND/USD quá lâu cũng làm cho hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam tăng giá, góp phần gây nên lạm phát.

Nhìn chung, chính sách tỷ giá hối đối hiện na y cơ bản hợp lý. Đối với nền kinh

tế mới hội nhập như Việt Nam thì một chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà

nước là phù hợp vì chúng ta chưa đủ điều kiện để áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi ( hệ

thống ngân hàng đang trong quá trình đổi mới cịn yếu kém; thị trường hối đối đang trong giai đoạn sơ khai, dự trữ ngoai tệ nhà nước còn thấp; ngân hàng nhà nước chưa

phối hợp chặt chẽ các chính sách và các biện pháp điều hòa cung ứng tiền tệ trong nước, các cá nhân, tổ chức thanh tốn qua ngân hàng cịn ở mức độ thấp; việc điều

hành chính sách tỷ giá đúng đắn cịn phụ thuộc rất lớn vào chính sách huy động vốn đặc biệt là vốn nước ngoài…). Tuy nhiên, xét v ề lâu dài chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết của Nhà nước phải được giảm dần theo thời gian để tiến tới áp dụng một chế

độ thả nổi hoàn toàn hoạt động theo quy luật cung cầu thị tr ường.

ngoại hối là hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân h àng nhà nước ta. Thực trạng hoạt

động quản lý ngoại hối ở n ước ta như sau:

2.2.3 Thực trạng quản lý ngoại hối ở n ước ta

Trong những năm qua, chính sách qu ản lý ngoại hối đãđược đổi mới góp phần ổn định thị trường tiền tệ và phát triển kinh tế. Các hoạt động ngoại hối dần dần đ ược

mở rộng, chấn chỉnh và kiểm sốt chặt chẽ hơn. Trong đó cơ chế điều hành tỷ giá đã

được đánh giá khách quan h ơn hướng tới phản ánh đúng giá trị của đồng tiền; các

công cụ quản lý ngoại hối đã được sử dụng như thay đổi tỷ lệ kết hối của các doanh

nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, điều chỉnh tỷ lệ bắt buộc, sửa đổi mở L/C trả chậm, quản lý trạng thái ngoại hối của các ngân h àng thương mại…; thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từng bước hình thành và phát triển; hoạt động quản lý ngoại hối góp phần thu hút

nhiều nguồn vốn nước ngoài…Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt

động quản lý ngoại hối vẫn còn một số tồn tại. Cụ thể là tỷ giá chưa phản ánh đúng tình hình cung – cầu tiền tệ trong nước, cơ chế điều hành tỷ giá còn quy định biên độ mua

bán làm cho việc niêm yết giá của các ngân h àng thương mại bị cứng nhắc, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và thị trường chợ đen còn cao; sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối và các chính sách vĩ mơ khác đã có nhưng chưa hài hịa; thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, ch ưa phản ánh đúng thực trạng kinh doanh ngoại hối của nền kinh tế. Nguy ên nhân là do ngân hàng Nhà nư ớc chưa thực hiện tốt chức năng là người đặt lệnh mua, lệnh bán cuối c ùng để điều chỉnh thị trường

và chưa tập trung được nguồn ngoại tệ. Bên cạnh các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ ch ưa linh hoạt, nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ đang trong giai đoạn thí điểm, nghiệp vụ t ương lai chưa được phép thực hiện làm hạn chế tính linh hoạt của thị trường ngoại hối; thị trường chợ đen vẫn tồn tại ngoài tầm kiểm sốt của chính phủ; việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối ch ưa bình đẳng giữa các thành

phần kinh tế, các doanh nghiệp quốc doanh vẫn nhận được nhiều ưu ái trong việc tiếp cận nguồn vốn nước ngồi, bảo lãnh nhập hàng, thanh tốn quốc tế…

2.2.4Thực trạng đơ la hố ở Việt Nam

2.2.4.1Xu hướng đơ la hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Tại Việt Nam đồng đôla đang đ ược giao dịch phổ biến: tỷ lệ tiền gửi bằng đồng

đô la ở các ngân hàng tăng cao, tài kho ản tiền gửi bằng đồng đôla và hợp pháp hóa sử dụng đồng đơ la đang đẩy nhanh tiến trìnhđơ la hóa ở Việt Nam. Tình hình đơ la hóa ở

Việt Nam đang theo chiều h ướng nguy hại cho nền kinh tế vì sự ổn định của hệ thống tài chính cột chặt vào đồng đơ la. Đặc biệt trước xu thế hội nhập nền kinh tế sẽ tạo điều kiện cho đồng đô la thuận lợi phát triển.

Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi đồng đô la không đ ược dùng như một

phương tiện thanh tốn thì nó vẫn được dùng như một phương tiện quy đổi. Thực tế ở nước ta việc sử dụng đồng đô la nh ư đồng tiền quy đổi trong thực hiện nghĩa vụ tài chính giữa các doanh nghiệp, cá nhân l à phương án phổ biến và đơn giản nhất. Giá trị cuối cùng là tổng số tiền tính bằng đồng đô la mà một bên sẽ nhận được hoặc phải trả. Hệ quả là làm Việt Nam đồng liên tục mất giá so với đồng đô la. Trong tr ường hợp có nhiều biến động về giá trị của Việt Nam đồng, việc lựa chọn nắm giữ đô la hoặc quy

đổi theo đồng đô la luôn được doanh nghiệp, cá nhân xem là giải pháp an toàn. Ngay thời kỳ khan hiếm ngoại tệ đầu năm 2008, từ vị trí đồng tiền quy đổi, đồng đô la đ ã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện tượng đô la hóa ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)