Quan điểm của Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện tượng đô la hóa ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 86)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, việc nâng cao tính chuyển đổi

của Việt Nam đồng và hạn chế thấp nhất hiện tượng đơ la hóa có ý ngh ĩa quan trọng

đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Khắc phục hiện tuợng đơ la hóa có

quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế. Trong đó, phát triển kinh tế vừa là nền tảng, vừa là mục đích chính cịn khắc phục hiện tượng đơ la hóa sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Nghị quyết đại hội VIII đề ra “tăng trưởng kinh tế nhanh,

hiệu quả, bền vững đồng thời tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, thu hẹp việc sử dụng ngoại tệ trong nước; nghị quyết trung ương IV khóa VIII yêu c ầu

“đẩy nhanh tiến độ thực hiện nguyên tắc trên đất nước Việt Nam phải thanh toán bằng đồng Việt Nam”. Mục tiêu đến 2010 là khống chế tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương

tiện thanh toán (FCD/M2) từ trên 20% như hiện nay xuống dưới 15% và xố bỏ đơ la

hố trong niêm yết, định giá, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ trái phép.Quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ và ngân hàng Nhà nư ớc trong vấn đề đơ la hóa là rất rõ

ràng: xóa bỏ đơ la hóa trong nền kinh tế nước ta phải được thực hiện từng bước, từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát triển của đất nước; phải bằng nhiều

giải pháp vừa kinh tế, vừa hành chính kết hợp với giáo dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội trong việc thực thi nhiều cơ chế kinh tế nghiệp vụ Ngân hàng cụ thể nối tiếp nhau để nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền tệ.

phủ định tất cả mà dựa trên cơ sở khai thác mặt lợi, thu hút vốn đô la trong dân chúng và các thành phần kinh tế khác phục vụ phát triển kinh tế. Như vậy, chúng ta chấp nhận

sự tồn tại của đơ la hóa ở những mặt tích cực khách quan. Điều quan trọng nhất là Nhà

nước phải giữ vai trò chủ động để điều chỉnh hiện tượng đơ la hóa và phải có các giải

pháp hành chính - kinh tế - giáo dục đồng bộ để triệt tiêu các mặt tiêu cực của đô la hóa.

3.2 Giải phápkiểm sốt hiện tượng đơ la hóa

Từ những nhận định trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp góp phần kiểm

sốt đơ la hóa ở nước ta như sau:

3.2.1. Sử dụng cơng cụ bộ ba bất khả thi

Nội dung: Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity) là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc ba mục tiêu chính sách vĩ mơ:

Ổn địnhtỷ giá Tự do hóa dịng vốn Chính sách tiền tệ độc lập

“Bạn khơng thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong

3. Nó có thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nh ưng phải hi sinh tự do hóa dịng vốn tức là tiếp tục kiếm soát vốn (giống nh ư Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một

Tự do hóa dịng vốn

Ổn định tỷ giá

Chính sách tiền tệ

chính sách tự do hóa dịng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm soát v ốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống nh ư Achentina hoặc hầu hết Châu Âu)"-- trích lời đề tặng Robert Mundell - Paul Krugman, 1999.

Như vậy, áp dụng bộ ba bất thi vào tình hình thực tế của nước ta nhằm mục tiêu kiểm sốt đơ la hóa. Chúng ta nhận thấy:

Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hoạt động th ương mại, dịch vụ và giao dịch hàng hóa phát triển, nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng (như đã phân tích ở chương 2) và việc kiểm sốt dịng vốn này rất khó khăn, phức

tạp và rất khó để có được một hệ thống kiểm sốt vốn có hiệu quả. Khi dịng vốn nước ngồi vào nhiều, để ổn định tỷ giá Ngân h àng Nhà nước mua ngoại tệ, qua đó gây áp lực lạm phát. Việc kiểm sốt dòng vốn theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối thì Việt

Nam đã tự do hố giao dịch vãng lai, cũng có giao dịch vốn ch ưa được tự do hoàn toàn

nhưng đã nới lỏng một cách tương đối. Do đó, ứng dụng bộ ba bất khả thi trong điều

kiện hiện nay ở nước ta là sự lựa chọn giữa việc giảm thiểu sự thay đổi tỷ giá hoặc điều hành một chính sách tiền tệ độc lập ổn định (nhằm kiểm soát lạm phát) tức là chọn yếu tố tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập. Tuy nhiên, đối với các thị trường mới nổi như

Việt Nam nơi mà thị trường tài chính và tiền tệ cịn kém phát triển thì việc áp dụng bộ ba bất khả thi để giải quyết hợp lý các yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ gặp nhiều khó khăn khơng thể đạt được cùng một lúc hai mục tiêuổn định lạm phát vàổn định tỉ giá (tỉ giá

mục tiêu) nên vấn đề đặt ra hiện nay đối với Việt Nam là phải lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá nào là thích hợp trong q trình hội nhập kinh tế vừa ổn định kinh tế vĩ mơ nói chung, vừa kiểm sốt đơ la hóa nói riêng.

Nhìn từ thực trạng của Việt Nam trong năm 2007- 2008, ngân hàng nhà nư ớc đã có sự can thiệp trái chiều: tung tiền đồng ra để mua vào đô la nhưng mặt khác lại tăng

dự trữ ngoại hối để phịng ngừa khi có bất trắc xảy ra và giảm giá Việt Nam đồng để kích thích xuất khẩu nên đã muađơ la vào. Ngân hàng đãđưa một lượng tiền đồng khá

lớn vào nền kinh tế đã gây áp lực gia tănglạm phát. Để giảm bớt áp lực này, ngân hàng

Nhà nước đã thực hiện rút tiền về bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi bằng

đồng Việt Nam từ 5% lên 10% thì theo ước tính sẽ có khoảng 40.000-50.000 tỉ đồng,

tương đương với số tiền bỏ ra để mua 3 tỷ đôla nêu trên, quay trở lại kho của Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, thoạt nhìn hai biện pháp can thiệp được đưa ra, ít nhất ba

mục tiêu đã đạt được gồm: đảm bảo mục tiêu ổn định tỷ giá, tăng đ ược lượng dự trữ

ngoại hối quốc gia nhưng lại không gây áp lực lạm phát . Tuy nhiên, đây là một nghịch lý:

Trong giai đoạn này, Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế cần một l ượng vốn

lớn để đầu tư phát triển, nhiều dự án, cơng trình đang chờ vốn, nhiều doanh nghiệp đang cần vốn để gia tăng hoạt động kinh doanh. Khi tăng dự trữ bắt buộc lúc này không những làm cho chi phí đầu ra của ngân hàng và doanh nghiệp gia tăng mà sự khan hiếm vốn cũng xảy ra và sẽ đẩy các ngân hàng vào một cuộc đua lãi suất mới gây bất lợi cho nền kinh tếmà cụ thể đã xảy ra tháng 3/2008.

Nếu muốn giữ tỷ giá hối đối thì ngân hàng trung ương buộc phải tung đồng nội

tệ mua ngoại tệ trong tr ường hợp dòng tiền được đưa vào nền kinh tế quá nhiều. Ngược lại, phải bán bớt một l ượng ngoại tệ để thu Việt Nam đồng v ào. Trong trường hợp này

tính độc lập của chính sách tiền tệ hay việc điều hành chính sách tiền tệ để kiểm sốt

lạm phát sẽ không được đảm bảo vì cung tiền khơng phải dựa vào diễn biến giá cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng tiền ra vào quyết định. Ngược lại, nếu ngân

hàng trung ương muốn có một chính sách tiền tệ độc lập vì mục tiêu lạm phát thì buộc phải từ bỏ mục tiêu cố định tỷ giá khi tài khoản vốn đãđược tự do.

Từ tình hình và đặc điểm kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và lạm phát

đang gia tăng như hi ện nay, việc lựa chọn c ơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu

khăn. Điều đó cũng cho thấy khơng thể lựa chọn c ơ chế tỷ giá thả nổi ngay lập tức mà cần phải có lộ trình cụ thể để đảm bảoổn định thị trường tài chính dài hạn.

Mặc dù lạm phát là mục tiêu quan trọng hàng đầu, song do tính tác động chủ yếu của tỷ giá đến lạm p hát và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, nên lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hướng tới bình ổn thị trường tài chính hơn là hướng tới kiềm chế lạm phát

cũng như tăng trưởng kinh tế.

Với thực trạng về mức độ phát triển thị tr ường ngoại hối, thị trường tiền tệ như hiện nay thì cơ chế điều hành tỷ giá khống chế biên độ như hiện nay là hợp lý. Chính vì vậy, trong lựa chọn chính sách vĩ mơ để kiểm sốt đơ la hóa trước mắt trong một vài

năm tới, chính phủ cần nới rộng bi ên độ tỷ giá ở một mức độ phù hợp có kiểm sốt sẽ có hiệu ứng tốt cho nền kinh tế, một bi ên độ tỷ giá linh hoạt này làm cho người bán và

người mua dễ dàng gặp nhau và người dân sẽ yên tâm không lo sợ đồng nội tệ mất giá. Tuy nhiên, chính sách này khi Nhà nư ớc đưa ra phải rõ ràng, tránh tình trạng “tâm lý

đẩy” dẫn đến đầu cơ. Đồng thời, thực hiện đồng loạt các biện pháp khác để kiềm chế

lạm phát, như thắt chặt tiền tệ thông qua kiềm chế tăng tr ưởng tín dụng, hạn chế chi tiêu công, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư... mà hiện Chính phủ đang chỉ đạo trong 8

nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát trongnăm 2008.

3.2.2. Nâng cao tính chuyển đổi của Việt Nam đồng

Việc nâng cao tính chuyển đổi của Việt Nam đồng trong bối cảnh to àn cầu hoá kinh tế hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế v à quá trình hội nhập quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao cũng sẽ góp phần làm giảm hiện

tượng đơ la hố, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ

giá. Do vậy, cần phải có những chính sách cụ thể nâng cao sức mạnh của Việt Nam

đồng, một số đề xuất nh ư sau:

+ Về phía ngân hàng nhà nước:

Xây dựng hệ thống lãi suất chủ đạo của ngân hàng nhà nước để định hướng lãi suất thị trường. Chú trọng đến việc phối hợp giữa chính sách lãi suất và chính sách tỷ

giá để đảm bảo cân bằng lợi tức giữa việc nắm giữ Việt Nam đồng và ngoại tệ.

Hoàn chỉnh các bước để tăng thêm tính linh hoạt của tỷ giá: Tự do hoá việc chuyển đổi giữa các ngoại tệ mạnh, tự do hoá các điểm kỳ hạn; cho phép áp dụng nghiệp vụ quyền chọn giữa Việt Nam đồng với ngoại tệ; nới rộng dần bi ên độ tỷ giá giao ngay, tự do hố mức phí trong nghiệp vụ quyền chọn giữa Việt Nam và ngoại tệ.

Phát triển mạnh các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối phù hợp với thông lệ quốc tế. Tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân đ ược tham gia thị trường ngoại tệ một cách công khai, dễ dàng nhằm thực hiện mục tiêu là dịch vụ hố cao độ các nghiệp vụ hối đối, bình thường hố vai trị và ảnh hưởng của ngoại tệ.

Cần ban hành quy định việc sử dụng ngoại tệ khi thanh tốn hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam, chỉ nên thực hiện ở một số ít các cửa hàng miễn thuế, các dịch vụ bắt buộc phải thanh tốn bằng ngoại tệ nh ư hàng khơng, hàng hải và các thanh toán

này phải được ngân hàng Nhà nước cho phép. Tăng cường các dịch vụ, tiện ích ngân hàng sử dụng Việt Nam đồng đặc biệt là hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Nghiên cứu việc đổi mới mệnh giá Việt Nam đồng theo h ướng thuận tiện trong sử dụng.

Hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc thanh tốn bằng đô la các giao dịch trong n ước khi mua bán hàng hóa sản phẩm, dịch vụ như mua ơ tơ, máy vi tính, b ất động sản…làm

giảm nhu cầu dùng ngoại tệ trong thanh toán.

Cần thực hiện chính sách trả kiều hối bằng Việt Nam đồng đi kèm với việc huy

động tiết kiệm bằng ngoại tệ để giảm nguồn cung ngoại tệ cho các cá nhân, tổ chức v à hạn chế cho vay bằng đô la, chỉ cho vay đô la để giải quyết những tr ường hợp phù hợp yêu cầu.

Quy định các đại lý thu đổi không được mua bán trái phép ngoại tệ khi khơng có

sự cho phép của ngân hàng. Nếu phát hiện sẽ phạt hành chính nặng các trường hợp vi phạm này.

Về lâu dài, hạn chế cho vay và bán ngoại tệ trong nước, đi kèm là chính sách hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc tiết kiệm bằng ngoại tệ. Cần thực hiện các biện pháp khuyến khích dân chúng bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng thông qua việc xác định lại tỷ

giá thể hiện giá trị của đồng Việt Nam.

+ Về công tác quản lý ngoại hối:

Chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại t ệ, hạn chế hoạt động của thị tr ường chợ

đen. Để thực hiện được điều này, các cơ quan chức năng cần đáp ứng đ ược nhu cầu

dùng ngoại tệ trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, du lịch, khám chữa bệnh… theo cung cầu của thị trường chứ không phải theo thủ tục hành chính nhưchờ phê duyệt.

Cơng tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động mua bán ngoại tệ cần

được đặcbiệtchú trọng nhất là các trường hợp cố tình mua, bán đơ la với tỷ giá ngồi biên độ cho phép hay găm giữ ngoại tệ, đ ưa tin đồn thất thiệt để mua bán kiếm lời, gây biến động phức tạp tỷ giá.

Ngân hàng Nhà nước cần quản lý, tập trung số ngoại tệ d ư thừa của nền kinh tế để điều hành chính sách tiền tệ. Trong khi chức năng này ở nước ta chưa cụ thể đối với

ngân hàng cịn chồng chéo với Bộ tài chính. Ngân hàng quản lý dự trữ ngoại hối Nhà

nước mua số ngoại tệ d ư thừa trong nền kinh tế trên thị trường liên ngân hàng bằng nguồn tiền phát hành phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Trong khi đó, Bộ Tài chính lại giữ lại số ngoại tệ trên một số tài khoản dưới dạng Qũy ngoại tệ tập trung và Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài ( nguồn thu từ xuất khẩu, vốn ODA,..). Đây là một nghịch lý vì số ngoại tệ này chưa có nhu cầu thanh tốn thay vì bán cho ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế, tránh tình trạng căng thẳng ngoại tệ.

Trên thực tế nguồn ngoại tệ tồn tại trong dân c ư rất lớn và ngay cả các doanh nghiệp khi có ngoại tệ cũng có tâm lý găm giữ trên tài khoản để phịng ngừa rủi ro và

nếu có nhu cầu bán sẽ bán cho thị tr ường chợ đen. Điều này làm cho tỷ giá trên thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện tượng đô la hóa ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)