Các chỉ tiêu khác của ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cao và sử dụng hiệu quả vốn tự có tại NHTMCP á châu (Trang 57)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NGÂN HÀNG

2.3. Hiệu quả sử dụng vốn tự có tại ACB

2.3.2.4. Các chỉ tiêu khác của ACB

Bảng 14 (2.3.2.4). Các chỉ tiêu khác có liên quan đến vốn của ACB

STT Chỉ tiêu Đvt 2005 2006 2007 2008

1 Vốn điều lệ Tỷ đồng 948 1.100 2.630 6.3561

2 Số cổ phiếu =(1)/10 Triệu CP 95 110 263 636

3 Giá thị trường của cổ phiếu Đồng/CP - 155.000 163.700 28.000

4 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 293 491 1.668 2.168

5 EPS =(4)/(1) Đồng/CP 3.091 4.464 6.340 3.411 6 P/E =(3)/(5) Lần - 35 26 8 7 Giá trị vốn hóa =(3)*(2) Tỷ đồng - 17.051 43.054 17.796 8 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 1.047 1.339 6.112 6.662 9 BV =(8)/(2) Đồng/CP 11.045 12.173 23.237 10.481 10 B/P =(3)/(9) Lần - 13 7 3

Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB

a/ Lợi nhuận sau thuế so với vốn cổ phần (EPS)

Đồ thị 10 (2.3.2.3). Lợi nhuận sau thuế so với vốn cổ phần (EPS) của ACB năm 2005-2008

EPS = Lợi nhuận sau thuế/ vốn điều lệ

Quan sát đồ thị 10, trong ba năm 2005-2007, EPS tăng liên tục gần như trên một đường thẳng với tốc độ tăng trên 40% mỗi năm. Tuy nhiên, sang năm 2008, EPS giảm mạnh cũng với tốc độ tương tự, do trong năm này lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 30% trong khi vốn điều lệ có mức tăng trưởng gấp 4 lần (+142%). Tính tốn trên cho thấy trong năm 2008, ACB sẽ mang lại thu nhập cho một cổ phiếu là 3.411 đồng.

b/ Hệ số P/E

Tỷ số giá trị thị trường trên thu nhập P/E năm 2006 đạt 35 lần, cao nhất trong bốn năm. Điều này có nghĩa là giá cổ phiếu của ACB được bán gấp 35 lần so với thu nhập hiện hành vào thời điểm đó. Đây cũng chính là thời kỳ thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào thời kỳ tăng trưởng “nóng” đến “chóng mặt” (cuối năm 2006, đầu năm 2007).

c/ Các chỉ số khác

Khi giá trị thị trường tăng sẽ dẫn đến giá trị vốn hóa của TCTD cũng tăng với tốc độ tăng tương ứng. Năm 2008, giá trị vốn hóa của ACB là 17.796 tỷ, gấp 2,8 lần mức vốn điều lệ. Và giá thị trường cổ phiếu ACB lúc này gấp ba lần giá trị sổ sách cổ phiếu. 2.3.3. So sánh với các NH TMCP khác. 2.3.3.1. Tỷ lệ an toàn vốn của các TCTD Bảng 15 (2.3.3.1). Tỷ lệ an toàn vốn của các TCTD Tỷ lệ an toàn vốn 2005 2006 2007 2008 Á Châu (ACB) 11,98% 10,88% 16,19% 12,44% Sacombank (SACOM) 15,40% 11,82% 11,07% 12,16% Eximbank (EXIM) 27,00% 46,00% Techcombank (TECHCOM) 15,72% 17,28% 14,30% 13,99%

Nguồn: Báo cáo thường niên của các TCTD

Tỷ lệ an toàn vốn của các TCTD 15,40% 11,82% 12,16% 15,72% 17,28% 13,99% 11,98% 10,88% 12,44% 11,07% 14,30% 16,19% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00% 18,00% 2005 2006 2007 2008

SACOM TECHCOM ACB

Quan sát đồ thị trên, trong bốn năm 2005-2008, “mặt bằng chung” tỷ lệ an toàn vốn của ba ngân hàng ACB, Sacombank và Techcombank khoảng từ 10% đến 18%. Đây là mức tương đối cao so với quy định của NHNN, thể hiện phần nào nguồn vốn của các TCTD ở giai đoạn này tương đối dồi dào. Tỷ lệ an tồn vốn của Sacombank và Techcombank đang có xu hướng giảm dần, cịn ACB có dao động khá mạnh (thể hiện đồ thị có dạng gấp khúc) đặc biệt là năm 2007.

Riêng Eximbank, tỷ lệ an toàn vốn trong hai năm 2007-2008 đạt mức quá cao 27% và 46% (hai năm 2005 và 2006 không thu thập được số liệu). Để có thể kiểm chứng và giải thích phần nào ngun nhân Eximbank có tỷ lệ an tồn vốn cao như vậy, ta có thể xét mối tương quan giữa ACB và Eximbank về các nhân tố tạo nên tỷ lệ này trong năm 2008 như sau:

Bảng 16 (2.3.3.1). Một số chỉ tiêu của ACB và Eximbank trong năm 2008

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của các TCTD

Theo công thức: Tỷ lệ an tồn vốn = Vốn tự có / Tổng TSCRR

- Xét yếu tố tài sản: với tổng tài sản của Eximbank bằng 41,79% tài sản ACB, ước tính tổng TSCRR của Eximbank cũng chỉ khoảng 40% ACB  tỷ lệ an toàn vốn bằng 2,5 lần ACB (100/40).

- Xét yếu tố vốn: với vốn chủ sở hữu của Eximbank bằng 191,09% vốn chủ sở hữu ACB, ước tính vốn tự có của Eximbank cũng gấp khoảng 1,9 lần ACB  tỷ lệ an toàn vốn bằng 1,9 lần ACB.

- Tổng hợp cả hai yếu tố tài sản và vốn: ước tính tỷ lệ an toàn vốn của Eximbank cũng gấp khoảng 4 lần ACB.

Mặc dù đây chỉ là ước tính bởi mỗi TCTD có cách sử dụng vốn khác nhau (TSCRR sẽ khác nhau) nhưng qua đó ta cũng có thể thấy rằng với quy mơ tài sản như của Eximbank thì khơng cần q nhiều vốn như vậy vẫn có thể đảm bảo quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn.

Chỉ tiêu ACB Exim Exim so ACB

Tổng tài sản 115.452 48.248 41,79%

Vốn điều lệ 6.356 7.220 113,60%

Vốn chủ sở hữu 6.662 12.729 191,09%

2.3.3.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tự có tại các TCTD

Do trong hai năm 2007 và 2008, ACB và Sacombank được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn 14%/năm, nên để việc so sánh giữa các TCTD và so sánh giữa các năm được đồng nhất, các chỉ tiêu so sánh liên quan đến “Lợi nhuận sau thuế” sẽ được tính dựa trên “Lợi nhuận trước thuế”.

a. Lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu (ROE)

Bảng 17 (2.3.3.2). Hiệu quả tài sản và vốn chủ sở hữu của các TCTD năm 2008

ĐVT: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu ACB SACOM EXIM TECHCOM

1 Tổng thu từ hoạt động 12.233 8.261 4.769 7.746

. Doanh thu từ lãi 10.420 6.955 4.197 6.214

. Thu nhập dịch vụ 552 438 109 483

. Thu nhập kinh doanh ngoại hối 684 483 634 22

. Thu nhập góp vốn, mua cổ phần 277 222 -31 79

. Thu nhập kinh doanh chứng khoán 11 47 0 931

. Thu nhập hoạt động khác 290 116 -140 17

2 Tổng tài sản 115.452 67.469 48.248 59.326

3 Lợi nhuận kinh doanh 3.150 1.164 1.289 2.372

4 Lợi nhuận trước thuế 2.459 1.091 969 1.600

5 Vốn chủ sở hữu 6.662 6.662 12.729 4.987

6 Tỷ lệ sinh lời hoạt động (=4/1) 20,10% 13,20% 20,32% 20,66% 1

7 Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản (=1/2) 10,60% 12,24% 9,88% 13,06%

8 Hệ số địn bẩy tài chính (=2/5) 17 10 4 12

9 ROE (=6*7*8) (=4/5) 36,92% 16,37% 7,61% 32,09%

10

Hiệu quả kinh doanh vốn chủ sở

hữu (=3/5) 47,29% 17,47% 10,13% 47,57%

11 ROA (=4/2) 2,13% 1,62% 2,01% 2,70%

Năm 2008, ACB hiện có chỉ số ROE cao nhất trong bốn ngân hàng là 36,92%, chính nhờ địn bẩy rất cao. Ngược lại, do vốn chủ sở hữu quá nhiều, đòn bẩy thấp nên ROE của Eximbank là thấp nhất 7,61%. Đứng sau ACB là Techcombank với ROE đạt 32,09%. ROE của Sacombank là 16,37%, chỉ bằng 44% ROE của ACB.

Đồ thị 12 (2.3.3.2). Hiệu quả sử dụng vốn của các TCTD năm 2008

b. Lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản (ROA)

Mặc dù tổng tài sản của ACB là cao nhất trong bốn TCTD nhưng do lợi nhuận trước thuế của ACB cũng tăng rất mạnh nên chỉ số ROA năm 2008 đạt 2,13%, chỉ đứng sau Techcombank với ROA là 2,70%.

Bảng 18 (2.3.3.2). Các chỉ tiêu khác có liên quan đến vốn của các TCTD

STT Chỉ tiêu Đvt ACB SACOM EXIM TECHCOM

1 Vốn điều lệ Tỷ đồng 6.356 5.116 7.2201 3.642

2 Số cổ phiếu =(1)/10 Triệu CP 636 512 722 364

3 Giá thị trường của cổ phiếu Đồng/CP 28.000 18.600 13.350 21.000

4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 2.459 1.091 969 1.600

5 EPS =(4)/(2) Đồng/CP 3.869 2.132 1.342 4.394 6 P/E =(3)/(5) Lần 7 9 10 5 7 Giá trị vốn hóa =(3)*(2) Tỷ đồng 17.796 9.515 9.639 7.648 8 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 6.662 6.662 12.729 4.987 9 BV =(8)/(2) Đồng/CP 10.481 13.022 17.631 13.694 10 B/P =(3)/(9) Lần 2,67 1,43 0,76 1,53

Nguồn: Báo cáo tài chính của các TCTD

Bảng 18 cho thấy:

- Với số vốn điều lệ chỉ hơn phân nửa ACB và mức lợi nhuận trước thuế bằng 65% ACB, Techcombank đã dẫn đầu, vượt qua ACB về chỉ số EPS đạt 4.394 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, Eximbank có vốn điều lệ cao nhất nhưng lợi nhuận lại thấp nên chỉ số EPS là 1.342 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong bốn ngân hàng.

Đồ thị 13 (2.3.3.2). Lợi nhuận trước thuế so với vốn cổ phần (EPS) của các TCTD năm 2008

Lợi nhuận trước thuế so với vốn cổ phần của các TCTD (EPS) 3.869 2.132 4.394 1.342 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000

ACB SACOM EXIM TECHCOM

Đồng/CP

- Vào thời điểm cuối năm 2008, giá cổ phiếu của Techcombank trên thị trường được xem là “rẻ nhất” trong bốn ngân hàng do có hệ số P/E thấp nhất. Hệ số P/E của Eximbank vẫn cao nhất.

- Với giá cổ phiếu trên thị trường tương đối cao, ACB có giá trị vốn hóa cao nhất 17.796 tỷ đồng.

- Với giá trị sổ sách tương đối thấp 10.481 đồng/cổ phiếu và giá cổ phiếu trên thị trường cao, ACB có hệ số B/P là cao nhất. Điều này thể hiện phần nào sự đánh giá cao của thị trường đối với cổ phiếu này.

2.4. Đánh giá khó khăn và thuận lợi của ACB

2.4.1. Đánh giá chung những khó khăn, thuận lợi của ACB

Để đánh giá được khó khăn và thuận lợi của ACB, ta thực hiện phân tích SWOT (Strenght, Weakness, Opportunities, Threats)

Phân tích SWOT để làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng trong khi so sánh với các ngân hàng khác trong nền kinh tế. Mặt khác, làm rõ những cơ hội cũng như thách thức có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phân tích SWOT là một hình thức trình bày tóm tắt những điểm nổi bật của ngân

hàng giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về ngân hàng. Trên cơ sở phân tích SWOT và nắm vững mục tiêu đề ra, ta có thể xây dựng và phát triển các giải pháp cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đó.

SWOT O (Opportunities) T (Threats)

S (Strenght) S/O S/T

W (Weakness) W/O W/T

Điểm mạnh (S)

- Thương hiệu: ACB đã trở thành một thương hiệu mạnh trong cũng như ngoài nước, nằm trong top 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam, 1 trong 2 ngân hàng nhận giải thưởng Tin & Dùng của người tiêu dùng do Thời báo Kinh tế Việt Nam bầu chọn… Trong năm 2009, ACB đã bốn lần nhận được giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney và Global Finance. Sự bình chọn này dựa trên các tiêu chí đánh giá về sức mạnh tài chính (bao gồm khả năng sinh lời, tốc độ tăng trưởng, quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ, …), năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo và uy tín của thương hiệu trên thị trường. Ngồi ra, ACB cịn nhận được hn chương lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

- Thị phần: ACB hiện là ngân hàng có tổng tài sản đứng thứ 5 trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, chiếm 10% thị phần huy động tiết kiệm của cả nước, trên 57% thị phần chủ thẻ tín dụng quốc tế, và chiếm phần lớn thị phần chuyển tiền nhanh Western Union tại Việt Nam cùng với mạng lưới giao dịch phủ khắp các địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước với gần 200 đơn vị. Thị phần lớn cũng là điều kiện để ACB có thể thu hút khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên

thị trường. Và để tiếp tục phát triển và mở rộng thị phần, nhu cầu về vốn vẫn là nhu cầu hàng đầu.

- Công nghệ: ACB là ngân hàng đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và trực tuyến trong quản lý ngân hàng. ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete Banking Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung. ACB là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thơng Tài chính Liên ngân hàng Tồn Thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày. ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor: cung cấp mọi thơng tin tài chính và Reuteurs Dealing System: cơng cụ mua bán ngoại tệ. Hiện nay, ACB đang bước vào giai đoạn 2 của q trình hiện đại hóa cơng nghệ. Liên tục đổi mới và hiện đại hóa cơng nghệ ln địi hỏi nhu cầu lớn về vốn.

Điểm yếu (W)

- Một điểm yếu của các ngân hàng nói chung vẫn là vấn đề nội lực yếu, dẫn đến sức cạnh tranh kém. Điều này khiến cho các ngân hàng Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi hội nhập theo lộ trình cam kết. ACB mặc dù là ngân hàng có vốn vào hàng cao nhất nhì trong hệ thống các NHTM nhưng với quy mô vốn này (vốn chủ sở hữu cuối năm 2008 gần 0,4 tỷ USD) thì vẫn cịn quá thấp so với các ngân hàng nhỏ trong khu vực.

- So với nước ngoài, các sản phẩm dịch vụ của ACB vẫn cịn ít, tính tiện ích chưa cao, nguồn thu chính vẫn là hoạt động từ lãi tín dụng, tiền gửi và đầu tư giấy tờ có giá.

- Nguồn nhân lực: Ngân hàng vẫn khan hiếm nguồn nhân lực có năng lực cao: Trong những tháng đầu năm 2008, hoạt động kinh doanh tăng quá nhanh, do nhu cầu phải mở rộng quy mô, tăng số chi nhánh, nguồn nhân lực quản lý bị ép non khá nhiều.

- Tham gia thị trường thế giới, WTO: ACB có cơ hội khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế của các hoạt động ngân hàng hiện đại đa chức năng, có thể sử dụng vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ ngân hàng các nước phát triển và từ các cổ đông chiến lược nước ngồi.

- Thị trường chứng khốn và bất động sản đã suy giảm mạnh trong năm 2008 và đến nửa đầu năm 2009 vẫn chưa hồi phục. Đây chính là cơ hội cho ACB nếu biết chuẩn bị sẵn sàng mọi yếu tố để đón đầu cho sự phục hồi của hai thị trường này.

Thách thức (T)

- Đối thủ cạnh tranh:

Thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và đàm phán gia nhập WTO đã và đang đặt ra cho hệ thống NHTM Việt Nam những thách thức vơ cùng to lớn. Trong đó, ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, đến năm 2010 lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn các dịch vụ cho khối ngân hàng nước ngoài.

Việc hai ngân hàng nước ngoài Standard Chartered Bank và ngân hàng Hong Kong Thượng Hải (HSBC) chính thức được cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn ngoại tại Việt Nam từ 08/9/2008 đã đánh dấu một bước ngoặc mới trong cuộc cạnh tranh giành thị phần giữa các ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam. Với năng lực tài chính mạnh, trình độ cơng nghệ và quản trị kinh doanh vượt trội, sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng, các ngân hàng nước ngoài là những đối thủ cạnh tranh thật sự trên thương trường.

Đối với việc gia nhập WTO, chúng ta phải chấp nhận mở cửa hơn nữa các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng nước ngồi dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc xâm nhập thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là động lực để ngành ngân hàng Việt Nam phải tự hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn.

- Chính sách nhà nước thay đổi liên tục:

Năm 2008 cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng với việc nhiều biến số kinh tế có những thay đổi trái chiều nhau trong cùng một năm.

Chẳng hạn như lạm phát đầu năm tăng rất cao, cuối năm xuất hiện hiện tượng thiểu phát, tính chung cả năm lạm phát gần 20%; thanh khoản tiền đồng đầu năm 2008 khủng hoảng nhưng cuối năm lại tương đối dồi dào… Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 cũng chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất cao của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cao và sử dụng hiệu quả vốn tự có tại NHTMCP á châu (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)