Hình thành và phát triển vững chắc kỹ năng tự học cho học sinh dân

Một phần của tài liệu Phương pháp tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi (Trang 114 - 125)

cho học sinh dân tộc miền núi

Như chúng ta đã biết, học sinh dân tộc thiểu số có những đặc điểm riêng về nhận thức, có khó khăn hơn về điều kiện học tập so với học sinh ở những vùng phát triển. Từ mục đích, động cơ học tập đến quá trình nhận thức, các phẩm chất ý chí, tinh thần, thái độ học tập... của các em có những đặc trưng, đòi hỏi các lực lượng giáo dục phải chú ý trong quá trình tổ chức tự học. Trong quá trình học tập ở các trường phổ thông, nhiều học sinh chưa có kĩ năng tự học hoặc có nhưng ở mức độ thấp. Do vậy, hình thành kỹ năng tự học cho học sinh và trên cơ sở đó, rèn luyện, phát triển vững chắc kỹ năng tự học cho học sinh dân tộc thiểu số là phương hướng có tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Theo quan niệm của tâm lý học lao động, kỹ năng là khả năng, năng lực sử dụng tri thức thực hiện thuộc tính của sự

vật hiện tượng, giải quyết thành công các nhiệm vụ lý luận hay thực tiễn nhất định. Theo các nhà giáo dục học, kỹ năng về học tập là một loại kỹ năng chuyên biệt của hệ thống kỹ năng sư phạm dùng để lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ, gồm có: kỹ năng kế hoạch hoá, kỹ năng tổ chức và điều chỉnh, kỹ năng kiểm tra và tự kiểm tra. Đây là 3 khâu quan trọng của hoạt động tự 'học. Sự thống nhất giữa 3 khâu là điều kiện cơ bản để học sinh có thể tự học tất.

Kỹ năng kế hoạch hoá hoạt động tự học

Các yêu cầu cơ bản đối với tổ chức tự học cho học sinh miền núi là: bảo đảm giữa khối lượng yêu cầu tự học với thời gian tự học của học sinh hợp lý phù hợp với năng lực học sinh; bảo đảm sự xen kẽ giữa hoạt động tự học với các hoạt động vui chơi, văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao...

Các bước xây dựng kế hoạch tự học gồm: thống kê các việc cụ thể trong thời gian tự học; phân phối thời gian, xác định mức độ hoàn thành, kiểm tra sự hợp lý của kế hoạch. Để có thể đảm bảo tính khả thi của các kế hoạch trên, giáo viên có thể xây dựng các mẫu kế hoạch cho học sinh và kiểm tra thông qua hình thức phiếu tứ học. Vấn đề kiểm tra đánh giá thường xuyên là một nhân tố thúc đẩy chất lượng tự học của học sinh. Học sinh thực hiện kế hoạch tự học theo yêu cầu sau: làm việc độc lập, tập trung chú ý tự học, tiết kiệm thời gian, sắp xếp các điều kiện phục vụ cho tự học, tự kiểm tra, đánh giá.

Kỹ năng làm việc với sách và tài liệu

Đây là kỹ năng liên quan đến các khâu của quá trình tự học. Mặc dầu đọc sách không phải là mục đích duy nhất của tự học, song nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Theo N.A

Rubakin "phải suy nghĩ, nghiền ngẫm sao cho tất cả những giờ học đều có thể tiếp thu được".

Các yêu cầu cơ bản của đọc sách là: đọc có mục đích, đọc sách phụ thuộc vào nhiệm vụ tự học; chọn cho đúng tài liệu, lựa chọn nhiều cách đọc khác nhau, đọc sách có suy nghĩ về vấn đềđang quan tâm, đọc ghi chép một cách khoa học.

Đọc sách có thể theo các bước: xây dựng mục đích đọc sách, tìm mục lục, xác định ý chính, xem lời mở đầu hoặc mục lục, đọc sâu vào nội dung quan tâm. Các bước trên giáo viên cần đưa ra mẫu, hướng dẫn chu đáo và khuyến khích học sinh đọc sách. Đồng thời, yêu cầu học sinh trong quá trình đọc sách phải có hồ sơ theo dõi để lưu trữ, hệ thống hoá theo môn học hay theo chủđềđể xử lí thông tin phục vụ kịp thời cho học tập.

Kỹ năng ghi chép tài liệu trong tự học của học sinh Phần lớn học sinh dân tộc thiếu kỹ năng ghi chép cẩn thận trong học trên lớp và tự học. Theo thống kê, cách ghi chép bài học trên lớp của học sinh cũng còn nhiều lỗi: ghi chép thiếu trọng tâm, không chú ý đến các vấn đề cơ bản từ bài giảng, chưa biết cách ghi tóm tắt bài giảng. Trong tự học, ở khâu đọc sách, học sinh chưa có kỹ năng ghi chép tài liệu, do vậy khả năng ghi nhớ ý chính của tài liệu hạn chế.

Các hình thức ghi chép sau đây cần hình thành cho học sinh: Trích dẫn tài liệu. Hình thức này tuy đơn giản, song cần chú ý các thao tác: ghi có địa chỉ (số trang, tài liệu, mục...) thao tác này rất quan trọng ngay cả khi ở đại học cũng như khi nghiên cứu các công trình khoa học. Đồng thời, ghi chép cần phải có nhận xét, phê phán, lưu ý của cá

nhân về nội dung đã ghi chép. Có thể ghi vào từng tờ giấy rời, gồm 2 phần: nội dung tài liệu và nhận xét của người đọc. Trên cơ sởđó, lập hồ sơ học tập theo nội dung hoặc theo tên môn học. ở khâu này rất quan trọng và có giá trị, đặc biệt là khi các em học ở các trường chuyên nghiệp.

- Hình thức lập dàn ý. Hình thức này cực kỳ quan trọng đối với học sinh dân tộc, giúp các em có kỹ năng khái quát, tổng hợp tài liệu một cách cô đọng nhất. Nội dung tài liệu được sắp xếp theo ý định của người đọc theo hệ thống đề mục. Lập dàn ý có tác dụng giúp học sinh có được định hướng khái quát trong tư duy, nhờ đó các hoạt động tiếp theo được hoàn chỉnh. Trong các bài viết của học sinh, thường là thiếu cấu trúc, bài viết rời rạc, dùng từđặt câu sai, một trong các nguyên nhân là không lập dàn ý. Do vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh luyện tập qua mẫu về kĩ năng lập dàn ý. Trong giờ trả bài, giáo viên cần phân tích làm rõ những khiếm khuyết của những bài làm do không lập dàn ý. Ngay cả khi hướng dẫn học sinh đọc sách, cần làm cho các em hiểu ý nghĩa của việc đọc và suy nghĩ về mục lục cuốn tài liệu đó. Hoặc trong khi phân tích một bài nói và một bài viết có hấp dẫn người nghe hay không, giáo viên phải chỉ ra cho học sinh biết được bài viết, bài nói đó có lập dàn ý hay không.

- Hình thức viết đề cương: hình thức này giúp cho học sinh có kỹ năng ghi chép lại những ý cơ bản được sắp xếp theo một trật tự, có trích dẫn các nội dung chính của tài liệu. Đề cương học tập có thể viết theo các dạng: từ tài liệu có sẵn, viết gọn lại dưới dạng đề cương; từ một chủđề, soạn đề cương để viết toàn bộ hay để trình bày bằng lời.

học sinh trên cơ sở hiểu rõ nội dung tài liệu, có phân tích, khái quát hoá tài liệu, có kỹ năng tổng hợp các ý chính, chốt lại vấn đề bao trùm của tài liệu. Hình thức này áp dụng phổ biến khi học sinh đọc sách có ghi chép hoặc tổng hợp tài liệu. Hình thức này cần dùng phổ biến trong quá trình các em đọc sách tại thư viện, hoặc tự nghiên cứu tài liệu trên lớp.

Hình thành các kỹ năng giải bài tập nhận thức trong tự học của học sinh

Bài tập nhận thức đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụđề ra. Đối với học sinh, loại bài tập nhận thức có tác dụng rèn luyện những thao tác tư duy cơ bản cho các em: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá...

Các bước giải bài tập nhận thức như sau: Tìm hiểu yêu cầu của từng đề tài;

- Xác định tri thức đã biết, xác định cái phải tìm; - Phân tích mối liên hệ giữa hai yếu tố trên; - Xác định trật tự lời giải và thực hiện; - Tìm ra kết quả và kiểm tra lại kết quả.

Trong thực tế, học sinh chưa tuân thủ các bước giải bài tập theo quy trình trên.

Nhiều giáo viên đánh giá, nhận xét rằng: các em chưa nắm chắc tri thức (chưa xác định cái đã biết) đã vội vàng tìm đáp số, khi bế tắc dễ chóng nản. Ngay cả kỹ năng (được coi là bước cơ bản) khi giải bài tập là xác định rõ yêu cầu của bài cũng còn yếu kém. Vì thế, ngay cả khi thực hiện những bài tập, bài viết, bài thi, các em thường làm lạc đề. Đối với

môn xã hội, sự phân tích kỹ năng xác định yêu cầu còn yếu, với môn tự nhiên, bước xác định mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm các em còn bỡ ngỡ. Nhiều khi, kết quả giải bài tập nhận thức của học sinh là do thói quen, hoặc kết quả ngẫu nhiên, chứ chưa phải là do được rèn luyện kỹ theo 5 bước cơ bản ở trên.

Hình thành kỹ năng hành động khái quát hoá và hệ thông hoá trong hoạt động từ học

Khái quát hoá gồm các thao tác: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá. Những phẩm chất trí tuệ này là cốt lõi để hình thành hệ thống năng lực học tập. Sự phát triển nhân cách của học sinh dân tộc thiểu số cũng nhưở các đối tượng học sinh khác phụ thuộc vào những yếu tế trên. Con đường cơ bản để khái quát hoá là quy nạp và diễn dịch. Đối với học sinh dân tộc ở những lớp dưới, nên sử dụng các quy nạp. ở đối tượng lớn hơn, con đường diễn dịch được dùng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa quy nạp và diễn dịch là yếu tố cơ bản tạo nên hiệu quả của khái quát hoá, đồng thời nó phụ thuộc chặt chẽ vào từng loại bài tập, từng thời điểm, hoặc từng giai đoạn trong quá trình nhận thức.

Sau đây là những hình thức khái quát hoá cụ thể:

• Từ dấu hiệu chung, bản chất để rút ra khái niệm về sự vật đó;

• Từ quan niệm nội tại của sự vật, rút ra khái niệm về các quan hệ, các quy luật của nó;

• Từ việc xây dựng đề cương, bản thu hoạch, làm dàn ý đề cương để "hình dung” khái quát về tài liệu đó. Theo chúng tôi, hình thức thứ 3 cần sử dụng rộng rãi đối

với học sinh dân tộc. Vì đây là hình thức cơ bản, có ý nghĩa là tiền đề, điều kiện để thực hiện các hình thức còn lại. Có thể thực hiện hình thức trên qua việc đọc sách, tham khảo tài liệu tự học của học sinh.

Học sinh dân tộc ít người có khả năng khái quát hoá chậm hơn so với học sinh phổ thông cùng lứa. Đặc điểm này không phải do năng lực, mà chủ yếu là các em chưa được rèn luyện các kỹ năng khái quát hoá. Do các cấp học trước đó, giáo viên chủ yếu dạy học theo con đường cung cấp khái niệm, hoạt động tự học của học sinh chưa được chú ý toàn diện.

Kỹ năng hệ thống hoá là một kỹ năng rất quan trọng đối với học sinh trong hoạt động nhận thức. Bản chất của sự vật hiện tượng (đối tượng của hoạt động nhận thức) là một chỉnh thể, do vậy nhận thức nó đòi hỏi phải có cách tiếp cận theo quan điểm hệ thống. Đồng thời, có nhận thức theo quan điểm này ta sẽ thấy rõ chức năng, giá trị của từng nhân tố trong hệ thống đó. Chẳng hạn, khi dạy một nội dung, theo một đề mục trong một giờ học, phải giúp học sinh nhận ra vị trí ý nghĩa của đề mục đó nằm trong hệ thống tri thức của môn học. Hoặc khi làm bài tập, giải đề thi, kiểm tra, đòi hỏi học sinh phải cớ sự liên hệ, nghiên cứu vấn đềđó trong một chỉnh thể.. .

Các hình thức hệ thông hoá:

Cô thể sơ đồ hoá tri thức lý thuyết thành mô hình trực quan., gộp các tài liệu theo các dấu hiệu chung, các tài liệu được sắp xếp căn cứ vào quan hệ giữa các yếu tố với nhau. Các hình thức này được sử dụng hết sức linh hoạt, căn cứ vào đặc điểm,tính chất của môn học để thực hiện có hiệu

quả. Sơđồ hoá các bước hệ thống hóa trong học tập như sau:

Hình thức sơ đồ hoá bài giảng là hình thức có hiệu quả trong dạy học, giúp cho học sinh có khả năng nhận thức, ghi nhớ một cách chắc chắn, hệ thống hoá tri thức. Đối với học sinh, rèn luyện kĩ năng sơ đồ hoá hệ thống tri thức là kỹ năng quan trọng để các em có thể nắm toàn bộ hệ thống tri thức một cách khái quát.

Rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra, tụ đánh giá trong hoạt động tự học của học sinh

Hoạt động tự học, ngoài mục đích đạt được các nhiệm vụ, yêu cầu tự học, học sinh còn phải biết và thường xuyên tự kiểm tra, tựđánh giá hoạt động tự học của mình. Do tính chất và đặc điểm tự học của học sinh nói chung là huy động ở mức độ cao các phẩm chất cá nhân như: sự nỗ lực, ý chí, quyết tâm, tinh thần tự lực, tự giác trong học tập... do vậy, nếu sự đánh giá, kiểm tra của giáo viên chính xác và kịp thời, có tác dụng tích cực đối với hoạt động tự học của học sinh. Trên thực tế, mọi hoạt động học tập nói chung và tự học nói riêng của học sinh, giáo viên chỉ thu được thông tin ngược ngoài, sự kiểm soát đánh giá bên trong của học sinh khó toàn diện và chính xác. Điều đó còn phụ thuộc vào những điều kiện khác, chẳng hạn, học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú có thời gian và không gian tự học

thuận lợi, mọi hoạt động tự học của học sinh đều có sự tham gia của các lực lượng giáo dục từ khâu chỉđạo, quản lý, tổ chức hướng dẫn. Giáo viên thường xuyên trực tiếp kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, giúp học sinh khắc phục khó khăn trong tự học. Đối với học sinh ở các trường phổ thông khác, không có sự thuận lợi như trên. Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá học sinh ở loại hình trường nào cũng phải hướng đến mục đích tự kiểm tra, tựđánh giá.

Các bước tự kiểm tra, tự đánh giá có thể như sau: nhận thức rõ mục đích và nội dung cần kiểm tra, đánh giá; nêu rõ các chuẩn ứng với các nội dung cho phù hợp; đối chiếu khách quan giữa nội dung kiểm tra đánh giá so với chuẩn; tự nhận xét lý do đạt hoặc không đạt chủ yếu so với chuẩn.

Các hình thức tự kiểm tra, tựđánh giá đối với học sinh có thể sử dụng như sau: tự mình kiểm tra, đánh giá từ đầu đến cuối; học sinh kiểm tra, đánh giá lẫn nhau; giáo viên kiểm tra, đánh giá và so sánh với kết quả kiểm tra, đánh giá của học sinh.

Cách tốt nhất là phối hợp giữa tự kiểm tra, đánh giá của học sinh với kiểm tra đánh giá của người khác (bạn cùng học, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm...). Học sinh thường có cách tự kiểm tra theo kiểu truy bài, hoặc đánh giá ở hai trạng thái: tự ti và quá đề cao. Cả hai trạng thái này bộc lộ hạn chế của học sinh là: các em chưa rõ mục đích yêu cầu, hoặc không xác định được chuẩn, tiêu chí cụ thể... Do vậy, khi tựđánh giá, chỉ nêu nhận xét: "còn yếu kém", hoặc: "em chưa biết nhiều", hoặc quá tự tin: "em làm được hết", "em đúng tất cả"...

chứng minh rằng: chỉ có thể hình thành kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá cho học sinh trong tổ chức tự học có hiệu quả khi giảng viên tích cực đưa học sinh vào các tình huống để tự kiểm tra, đánh giá, hoặc khuyến khích các em thườn xuyên tự kiểm tra đánh giá mình và tôn trọng kết quả đó. Mọi kết quả học tập của học sinh cần có sự kiểm tra, đánh giá khách quan của các lực lượng giáo dục và có sự tham gia

Một phần của tài liệu Phương pháp tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi (Trang 114 - 125)