Đặc điểm giao tiếp của học sinh dân tộc

Một phần của tài liệu Phương pháp tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi (Trang 37 - 45)

Tâm lý học mác-xít đã xem xét "Bản chất con người, trong tính hiện thực của nó là tổng hoà các mối quan hệ xã hội". Từ luận điểm này, A.N. Leonchev xây dựng luận điểm cơ bản của tâm lý học về nhân. cách và sự hình thành nhân cách: "nhân cách con người là phẩm chất đặc biệt mà cá thể tự nhiên thu nhận được trong hệ thống những quan hệ xã hội trên cơ sở hoạt động và giao lưu". Tâm lý học giao lưu (giao tiếp) được hiểu và định nghĩa rất khác nhau, song có những điểm chung: giao lưu là quá trình tác động qua lại, trao đổi thông tin, ảnh hưởng, nhận thức lẫn nhau giữa các chủ thể giao lưu. Giao lưu là điều kiện tất yếu tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, sựăn ý, sự thông cảm, sự phối hợp hành động, sự thống nhất mục đích, sự phân công trách nhiệm, nhờđó mới tổ chức được những dạng hoạt động chung, hoạt động tập thể.

Theo tác giả Đặng Xuân Hoài1, trong nhiều trường hợp, ở lứa tuổi thiếu niên, giao lưu bạn bè (cá nhân, nhóm) có ảnh hưởng đến thái độ hứng thú, động cơ học tập nhiều hơn bản thân hoạt động học tập. Thiếu niên không chỉ vươn lên chiếm lĩnh tri thức mà còn chiếm lĩnh quan hệ (uy tín, sự

1. Những quan hệ giao lưu nhóm và sự hình thành nhân cách thiếu niên. Báo cáo khoa học, H, 1990 TL kỷ yếu

cảm tình, lòng tin yêu) thoả mãn nhu cầu tự khẳng định vị trí bản thân trong nhóm bạn, trong tập thể? chiếm lĩnh tri thức cũng như chiếm lĩnh quan hệ.

Trước khi đến trường, học sinh dân tộc đã được tiếp xúc với cộng đồng dân tộc, tiếp thu truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc mình. Môi trường giao tiếp hẹp, đối tượng giao tiếp chủ yếu trong gia đình, làng bản nhưng có sức hấp dẫn lớn đối với học sinh. Thông qua con đường giao tiếp tự nhiên, học sinh dân tộc trao đổi thông tin, trao đổi tình cảm trong cuộc sống bằng phương tiện chủ yếu là tiếng mẹ đẻ. Các phương tiện giao tiếp khác hầu như hạn chế. Do đó, lối nói, cách nghĩ, hành vi của học sinh dân tộc có những nét riêng. Trong giao tiếp, các em thiếu mềm mỏng, bộc lộ cảm xúc rõ rệt song thiếu kỹ năng định vị. Khi giao tiếp với người thân, với bạn là thẳng thắn, bình đẳng, lời nói ít quan tâm đến chủ ngữ, hay nói trong không, với giáo viên ít thưa gửi. Gặp' người lạ các em khó tiếp xúc, ngại trao đổi, chủ yếu là tò mò quan sát Kỹ năng định hướng trong giao tiếp chưa được hình thành chắc chắn. Mặc dù cư trú xen kẽ với nhiều dân tộc khác, tiếp xúc với nhiều nguồn ảnh hưởng, song không làm biến đổi lớn về phong cách giao tiếp của học sinh dân tộc. Đặc điểm này thể hiện rõ ngay cả khi các em đã học ở trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

Quá trình học tập ở trường, học sinh được mở rộng tầm nhìn do môi trường mới đa dạng, phong phú về các hình thức tổ chức học tập: học trên lớp, ngoài lớp, hoạt động xã hội, trong và ngoài nhà trường, môi trường giao lưu ngày càng mở rộng. Đối tượng giao tiếp của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú có đa dạng hơn so với các trường phổ

thông khác, như: quan hệ giáo viên - học sinh, quan hệ bạn - nhóm bạn (cùng nhóm, khác nhóm); với các nhân viên nhà trường; các đối tượng ngoài nhà trường. ..được trực tiếp hơn và quan trọng là được định hướng sư phạm. Trong học tập và giao tiếp, cường độ tiếp xúc của học sinh dân tộc cũng nhiều hơn so với học sinh các trường khác. Do tính chất nội

trú cùng những đặc điểm quản lý tập trung cho nên giờ tự học, sinh hoạt của học sinh dân tộc có sự giao tiếp thường xuyên với các lực lượng giáo dục. Toàn bộ hoạt động diễn ra trong 24h/ngày, trong không gian nội trú là một môi trường giao tiếp sư phạm có ý nghĩa lớn đối với học sinh dân tộc Đây là nét đặc thù của trường phổ thông dân tộc nội trú, khác với các hệ trường phổ thông khác không có được nét đặc thù này. Tuy nhiên, tính chất "nội trú" của trường phổ thông dân tộc nội trú cũng có nhiều điểm khác với các trường đại học và trung học chuyên nghiệp (nội trú có tính chất học nghề, ý thức tự quản của sinh viên đã cao hơn).

Phương tiện giao tiếp chủ yếu của học sinh dân tộc trong trường phổ thông hiện nay (kể cả học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú) là dùng tiếng Việt. Đây là bước chuyển đổi căn bản về phương thức giao tiếp trong nhà trường. Do vốn từ hạn chế, khả năng diễn đạt trôi chảy chưa phải là phổ biến đối với hầu hết học sinh dân tộc, nên nhiều em ngại tiếp xúc, thiếu mạnh dạn trong trao đổi thông tin. Trên lớp, các em ngại phát biểu, thảo luận, bảo vệ ý kiến vì sợ sai, xấu hổ. Trong khi đó, theo tác giả Mông Ký SLay: "tỷ lệ học sinh dân tộc dùng tiếng mẹđẻđể giao tiếp còn khá cao: 58,2% ở bậc trung học phổ thông ; 77,13% ở bậc tiểu học".

Tính tích cực giao tiếp của học sinh dân tộc chưa cao. Trong việc thiết lập quan hệ mới, học sinh dân tộc gặp khó

khăn, thiếu chủ động. Do đặc điểm nhận thức hạn chế, khả năng ngôn ngữ chi phối, đã hình thành cho học sinh dân tộc thái độ giao tiếp thờơ (mặc dù bên trong khá tích cực), các em không biết sử dụng phối hợp giữa ngôn ngữ và cử chỉ, biểu cảm thái độđứng lúc đúng chỗ. Trong học tập, học sinh dân tộc còn bịđộng trong cách học, ngại trao đổi với bạn bè, với thầy cô, một phần do tính tính cực giao tiếp chi phối. Giữa nhu cầu nhận thức của học sinh dân tộc với nhu cầu giao tiếp nhiều khi thiếu thống nhất. Học sinh dân tộc mong muốn được đánh giá tốt, được khen nhưng ngại bộc lộ mình, ngại nói, ngại viết, thích mở rộng tầm nhìn, ham hiểu biết nhưng ngại suy nghĩ về các vấn đề trừu tượng.

Thông qua các dạng hoạt động như: hoạt động tự học, vui chơi, thể thao, văn hoá, lao động... học sinh dân tộc được tiếp xúc với các phương tiện của xã hội văn minh, các em rất ham thích. Tuy nhiên, khả năng định hướng trong giao tiếp thiếu trọng tâm, biểu hiện ở hiện tượng nhiều em mải vui quên học, chỉ thích hoạt động bề nổi, ít chú trọng việc ứng dụng tri thức đã học vào các tình huống hoạt động. Như vậy, giữa khả năng giao tiếp của học sinh dân tộc có quan hệ hữu cơ với trình độ nhận thức, với khả năng ngôn ngữ. Nhu cầu giao tiếp tích cực, chủđộng mở rộng phạm vi giao tiếp phụ thuộc vào năng lực trí tuệ và động cơ.

Tóm lại, phạm vi giao tiếp của học sinh dân tộc khi đi học đã được mở rộng; phương tiện giao tiếp chủ yếu của các em là tiếng phổ thông mặc dù tính tích cực giao tiếp chưa cao; khả năng giao tiếp và nhận thức, nhu cầu còn có mâu thuẫn. Giao tiếp của học sinh dân tộc đã được định hướng bởi mục đích, nội dung các hoạt động, phương thức giáo dục nhà trường. Từ những đặc điểm này, đòi hỏi cách thức tổ

chức học tập cho học sinh dân tộc phải đổi mới cho phù hợp với nhu cầu đúng đắn của các em, tạo ra môi trường rèn luyện giao tiếp cho học sinh. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc từ bình diện nhận thức, nhu cầu, giao tiếp, theo quan điểm của tâm lý học dạy học đã cho thấy: giữa nhận thúc - nhu cầu - giao tiếp có quan hệ mật thiết, hình thành những nét, phẩm chất tâm lý đặc trưng của học sinh dân tộc. Những đặc điểm trên có thể đại diện cho một số thành phần dân tộc, biểu thị những nét khái quát về tâm lý dân tộc. Theo cách tiếp cận xã hội học, mỗi dân tộc lại có những đặc điểm tâm lý tiêu biểu, theo tác giả Nguyễn Ngọc

Thanh, có thể nhận xét như sau: Người H'mông là dân tộc có tính cộng đồng mạnh, dũng cảm sôi nổi, có niềm tin vững chắc theo "một cái lý" nhất định. Họ thích dân chủ trong các mối quan hệ, tư duy gắn liền với thực tế, sống vô tư và phóng khoáng, yêu văn hoá văn nghệ, trọng tình thương và lẽ phải. ..Người Dao rất mến khách, cần cù, chịu khó tự tin, lạc quan, giàu tình cảm với thiên nhiên, tư duy suy lý - logic phát triển, có niềm tin lớn vào thần linh, ma quỷ... Người Thái yêu lao

động, quy vọng thành quả lao động cua mình, có chí hướng giàu sang, coi trọng tình thương lẽ phải, tính cộng đồng chặt chẽ trong dòng họ gia tộc, tình cảm - đời sống tinh thần có tính chất phong tình...1

Tóm lại, từ việc nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm

1. Theo Nguyễn Ngọc Thanh - Những đặc điểm tâm lý xã hội của một sô' dân tộc ít người phía Bắc và công tác vận động quần chúng. Tạp chí Tâm lý học, 1/1996. Tr.18 - 24.

tâm lý học sinh dân tộc về nhận thức, nhu cầu, giao tiếp

(những đặc điểm có liên quan đến hoạt động học tập và giới hạn nghiên cứu ở học sinh miền núi phía Bắc) có thể nhận xét như sau: Tâm lý, ý thức con người không phải do tác động trực tiếp một chiều của. thế giới khách quan vào óc người mà là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con ngư

và thế giới khách quan. Những đặc điểm tâm lý dân tộc đã in

sâu vào tâm tư, tình cảm và trở thành phong tục, tập quán, thói quen của họ. Nó có tính ổn định tương đối, tuy nhiên dưới sự tác động thay đổi của điều kiện lịch sử - xã hội đã dẫn tới sự thay đổi nhất đinh tới đời. sông tâm lý, tính cách

của dân tộc đó. Học sinh dân tộc trước khi đì học phần lớn sống trong môi trường kinh tế - xã hội có quan hệ sản xuất chưa phát triển, môi trường học tập bị hạn chế nhiều mặt, khi học ở trường phổ thông dân tộc nội trú để học tập có nhiều thuận lợi về điều kiện cơ sở vật chất, môi trường tác động tích cực trong hoạt động học tập. Do vậy, xây dựng, tổ chức thực hiện các biện pháp học tập đa dạng phong phú nhằm phát triển các đặc điểm tâm lý tích cực của học sinh và khắc phục, hạn chế những tiêu cực là nhiệm vụ cần thiết, quan trọng của giáo dục nhà trường. Điều này chứng tỏ chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc mở hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú là hết sức quan trọng, có ý nghĩa khoa học trong việc tạo nguồn cán bộ cho miền núi cũng như có giá trị khoa học lớn về mặt lí luận dạy học.

Để phát triển năng lực nhận thức, mở rộng phạm vi nhu

cầu tăng cường giao tiếp cho học sinh dân tộc, cảm tổ chức các hình thức học tập, sinh hoạt ngoại khoá, văn hoá văn nghệ... phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, tâm lý học sinh dân

tộc và điều kiện môi trường.

Công cụ cơ bản của tư duy, phương tiện cơ bản để phát triển nhu cầu học tập, giao tiếp của học sinh dân tộc là trình

độ tiếng phổ thông. Trình độ phát triển tâm lý của học sinh dân tộc phụ thuộc vào khả năng sử dụng tiếng Việt. Khả năng này nó chi phối các quá trình và thuộc tính tâm lý, hướng vào mục tiêu hoàn thiện và phát triển nhân cách ở mức độ cao hơn.

CÂU HI ÔN TP

1. Hãy nêu quy luật "động" và, và "tĩnh" trong quá trình học sinh miền núi học tập ở các trường phổ thông. Quy luật

trên tác động đến nhận thức học sinh. như thế nào?

2. Quá trình tính hội khái niệm trong học tập của học sinh dân tộc miền núi chịu sự tác động nào là mạnh nhất? 3. Đặc điểm về nhu cầu, về giao tiếp của học sinh dân tộc có điểm gì khác biệt so với những học sinh khác ?

BÀI TẬP

1. Hãy thiết kế các phiếu đánh giá về.

Khả năng lĩnh hội khái niệm môn Toán, môn Văn của học sinh Trung học phổ thông.

- Năng lực giao tiếp, động cơ nhu cầu của học sinh Trung học phổ thông miền núi

2. Hãy viết một bài tiểu luận 10 trang về vấn đề. các tác giả trong nước đã nghiên cứuvề tâm lý học sinh dân tộc như thế nào ?

3. Hãy viết một bài tham luận cho hội nghị khoa học về vấn đề. làm thế nào để hiểu được tâm lí học sinh dân tộc miền núi?

Chương2

T CHC DY HC CHO HC SINH DÂN TC, MIN NÚI

Mục tiêu của chương

1. Trang bị cho người học hệ thông tri thức lý luận về học tập tổ chức học tập; các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông Người học nắm chắc các khái niệm học tập, tổ chức dạy học, hình thức tổ chức dạy học.

2. Cung cấp những thông tin cho người học về vai trò của người giáo viên với việc tổ chức dạy học, để trên cơ sở đó, có kỹ năng tổ chức dạy học cho học sinh phổ thông.

3. Người học xác đinh rõ hơn nhiệm vụ tổ chức dạy học cho học sinh với những hình thức khác nhau; trên cơ sở đó có thể tham gia vào thực tiễn dạy học có hiệu quả hơn.

Hình thức tổ chức dạy học là một phạm trù quan trọng của lý luận dạy học, hình thức tổ chức dạy học đa dạng và phong phú, nó được phân biệt bởi các dấu hiệu sau: số lượng học sinh tham gia, thời điểm, không gian học tập, đặc điểm và tính chất hoạt động của giáo viên và học sinh, mục tiêu cần đạt được của bài học...1. Trong phạm vi tài liệu này 'chủ yếu đề cập đến hình thức tổ chức học tập cho đối tượng học sinh dân tộc miền núi - một vấn đềđang được quan tâm cả về lý luận và thực tiễn dạy học ở miền núi hiện nay.

1. Theo Phạm Viết Vượng - Giáo dục học đại cương, Nxb

Một phần của tài liệu Phương pháp tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi (Trang 37 - 45)