Khái niệm học tập

Một phần của tài liệu Phương pháp tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi (Trang 45 - 49)

Khái niệm học tập (tiếng Latin là Studere - có nghĩa là cố gàng) được rất nhiều nhà Tâm lý học, Giáo dục học trên thế giới đề cập tới Mỗi định nghĩa đưa ra đều nhấn mạnh một khía cạnh nào đó theo quan điểm của chính tác giả.

Theo cách phân loại cấp học: hoạt động học tập là nhằm tìm kiếm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, học theo mục đích, theo một chương trình nào đó. Theo ý kiến của A.V.Petrovski, A.N.Leonchev, C.U.Ackhangenxki, Phạm Minh Hạc...hoạt

động học tập liên quan đến nhận thức, đến tư duy và liên quan đến nghề nghiệp. Theo lý thuyết hoạt động, bản chất của học tập là hoạt động có biểu hiện bề ngoài là hành vi, hai phạm trù hoạt động và hành vi hỗ trợ cho nhau, hoạt động gồm cả hành vi và tâm lý ý thức, công việc của não và chân tay.

Khái niệm học tập được mở rộng ở thời kỳ thiếu niên việc thu nhận kiến thức nhiều khi vượt qua giới hạn nhà trường, ngoài chương trình học và thực hiện không những một cách độc lập mà còn có tính mục đích.

Có 3 phạm trù chính của việc học: học tập mang tính quy định; học tập mang tính hoạt động và học tập mang tính ảnh hưởng. Như vậy, theo lý thuyết hoạt động và lý thuyết hệ thống, lý thuyết mô hình học tập sáng tạo có những điểm chung: học là xử lý thông tin có định hướng; học là quá trình có nhiều bước có tính quy trình; quá trình học có tính đồng loại và tính cá thể; bản chất của hoạt động học tập là quá trình động não tích cực, yếu tố động cơ giữ vai trò quan trọng.

sau: mô hình in ấn học tập là quá trình trong đó kiến thức giáo viên truyền đạt in vào đầu óc học sinh, sự dạy là hướng vào các nội dung cần truyền đạt, do vậy không cần quan tâm đến đặc điểm người học. Mô hình hành vi: học tập là một quá hình lĩnh hội kiến thức mới hoặc kỹ năng mới (Skinner); sự học được xác định bởi những hành động "khử" và "sai"

(Skinner và Watson). Mô hình xây dưng, theo quan niệm của J.Piaget, G.Bachelard, học tập là quá trình hình thành và phát triển của các dạng thức hoạt động, là sự thích ứng của chủ thể với hoàn cảnh thông qua sựđồng hoá và sựđiều tiết. Ngoài ra, các mô hình khác: lý thuyết về sự chuyển giao học

tập, giả thiết về quá trình học tập sáng tạo; mô hình cấu trúc

hành động theo giai đoạn; mô hình xã hội - tâm lý của L.X Vưgôtxki và P.IA Galperin.

Các nhà lý luận dạy học hiện đại xuất phát từ tư tưởng:

Lý luận dạy học phải gắn với lý luận về khoa học, xu hướng chiến lược của lý luận dạy học là chuyển hoá phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học thông qua xử lý sư

phạm. Quá trình dạy học về bản chất là làm cho quá trình lĩnh hội của học sinh gần giống quá trình phát minh phát hiện của các nhà khoa học. Theo Ernesto Sabto, !'đối với con người, học có nghĩa là tham gia phát hiện, phát minh".

Lý thuyết tình huống chỉ ra 3 yếu tố của hệ thống dạy học: thầy giáo, học trò, môi trường và tri thức. Dạy học chính là tổ chức cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức một cách độc lập có sự giúp đỡ của thầy. Vai trò của người thầy là uỷ thác và thể thức 'hoá. Dạy chính là uỷ thác cho học sinh tình huống tiền sư phạm và học chính là sự thích nghi với tình huống đó (GS Nguyễn Bá Kim - Lí thuyết tình

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, "học tập là quá trình tựđiều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, trong và bằng cách đó mà hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện".

Lê Khánh Bằng và các cộng sự đưa ra yêu cầu về xây dựng phương pháp học tập chủđộng cho học sinh "có ý thức và năng lực chủđộng học tập, thấy việc học suốt đời là con đường mưu sinh cơ bản trong thời đại ngày nay". Tác giả cũng đưa ra yêu cầu rèn luyện 4 kỹ năng học tập cơ bản sau đây đối với học sinh, sinh viên:

- Kỹ năng định hướng trong học tập; Kỹ năng thiết kế, - Kỹ năng thực hiện kế hoạch đã vạch ra; Kỹ năng kiểm tra và tự kiểm tra1

Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo trong khi phân tích mối liên hệ giữa tính tích cực và tính độc lập nhận thức đã chỉ rõ."Tính tích cực nhận thức không những là điều kiện cần thiết mà còn là kết quả và là sự biểu hiện của sự nảy sinh và phát triển tính độc lập nhận thức". Tác giả cũng chỉ ra rằng: "Bản chất của tính độc lập nhận thức là sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho sự tự học. Sự chuẩn bị này là tiền đề quan trọng cho hoạt động học tập có mục đích, cho sự điều chỉnh và đảm bảo hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Nghĩa hẹp hơn, tính độc lập nhận thức là năng lực, nhu cầu học tập và tính tổ chức học tập cho phép học sinh tự học". Theo tác giả, cấu trúc tính độc lập nhận thức gồm có: động cơ nhận thức, năng lực

1. Lê Khánh Bằng - Nguyễn Văn Tư - Một số ý kiên về xây dựng phương pháp chủđộng học tập cho học sinh sinh viên. Hội thảo khoa học Tâm lí - Giáo dục học, H, 1995, Tr.152 - 157

học tập, tổ chức học tập và hành động ý chí. Trong đó, thành phần tổ chức học tập biểu hiện ở phương pháp suy nghĩ, phương pháp lan động (gồm kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức lao động và tự kiểm tra) 1.

Tác giả Phạm Viết Vượng, xuất phát từ quan điểm giáo dục "Lấy học sinh làm trung tâm" đã nhấn mạnh: học sinh là tiêu điểm, mà mọi hoạt động của nhà trường đều xoay quanh và vì nó mà thầy giáo phấn đấu không mệt mỏi. Nhân vật trung tâm này phải là một chủ thể có ý thức, có nhu cầu, có hứng thú, ham thích học và tích cực trong hoạt động học tập, biết cách học để chiếm lĩnh khoa học. Con đường quan trọng nhất là phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh để phát triển mọi tiềm năng trí tuệ của họ. Quan điểm dạy học "lấy học sinh làm trung tâm" đòi hỏi phải xây dựng các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp dạy học phù hợp. Các hình thức tổ chức dạy học được sử dụng nhiều nhất là tự học, học theo nhóm... tác giả cũng khẳng định tư tưởng chủ đạo của quan điểm trên là tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực sáng tạo, lấy tự học làm chính, lấy tập thể làm bổ trợ cho cá nhân...

Lý luận dạy học hiện đại đã chỉ ra 2 cách học chủđộng: một là, học sinh tìm tòi nghiên cứu khám phá lời giải đáp do chính học sinh nêu ra. Cách học này đang phổ biến ở Châu ả - Thái Bình Dương, cùng với phương pháp đề án nhằm khêu gợi óc tò mò, lòng khao khát được chủđộng trong học tập.

1. Nguyễn Ngọc Bảo - Một số suy nghĩ về tính tích cực, tính độc lập nhận thức và mối liên hệ giữa chúng. Tạp chí TTKHGD số 111993. Tr.46-49.

Chương trình hoạt động trong học tập được diễn ra theo con đường xoắn ốc. Chẳng hạn, từ: "học cá nhân, học bạn, học thầy đến học cá nhân, hoặc tự học, hợp tác (bạn, thầy), tự học ở trình độ cao hơn, tự học suốt đời"1: Cách học chủ động thứ hai là theo quy trình, dựa trên cơ sở lý thuyết hệ thống thứ bậc kiến thức, hệ quả logic và theo đó mỗi cấp độ phải đạt tới, từng bước có hệ thống như dạy học chương trình hoá, dạy học mô - đun. Cả hai cách học trên đều hướng tới mục tiêu hình thành năng lực tự học, tự quản, ý thức độc lập chủ động cho người học. Mục tiêu này quy định các phương pháp, biện pháp tổ chức học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Nhìn chung, các tác giả nước ngoài và trong nước đều thống nhất quan niệm về hoạt động học tập:

Học tập là hoạt động nhận thức tích cực, chủ động của chủ thể, hình thức chủ yếu của nó là tự học. Sự khác biệt cơ bản của nhiệm vụ học tập và các hình thúc khác là ở chỗ mục đích và kết quả của nó làm thay đổi chính bản thân chủ thể của hoạt động, bao gồm cả việc nắm vững những cách thức nhất định của chủ thể hoạt động.

Một phần của tài liệu Phương pháp tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi (Trang 45 - 49)