Khái niệm tự họ c

Một phần của tài liệu Phương pháp tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi (Trang 77 - 89)

Khái niệm tự học (Self - learning) là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hành động của chính mình, hướng tới những mục đích nhất định. Hoạt động tự học của học sinh có thể diễn ra dưới các dạng:

Tự học diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên khi đó, học sinh là chủ thể nhận thức tích cực, phát huy mọi năng lực cá nhân, tiến hành các hành động học tập để lĩnh hội tri thức theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Hoạt động tự học của học sinh diễn ra dưới sự điều khiển

gián tiếp cửa giáo viên, học sinh tự mình sắp xếp kế hoạch sử dụng điều kiện vật chất, củng cố, đào sâu, mở rộng và hoàn chỉnh tri thức, hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Trong hoạt động này, kỹ năng tự tổ chức học tập có vai trò quan

trọng đối với người học, nó vừa là điều kiện làm cho mọi hoạt động học tập đạt kết quả cao, đồng thời là mực đích của dạy học, giáo dục hiện nay. Ngoài hoạt động tự học dưới sự điều khiển và tổ chức của gián viên, họe sinh còn tiến hành

tự học độc lập nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết riêng, bổ sưng tri thức, mở rộng tri thức ngoài chương trình.

Như vậy, phạm vi tự học của học sinh rất rộng, trong

phạm vi tài liệu nay, chỉ nghiên cứu hoạt động tự học của học sinh ngoài thời gian lên lớp dưới sự tổ chức của nhà trường, sự điều khiển (trục tiếp hay gián tiếp) của giáo viên, đó là tổ chức tự học. Lý luận dạy học hiện đại chỉ ra rằng: tự học là một bộ phận quan trọng của quá trình tự giáo dục của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng tiếp thu hệ thống tri thức kỹ năng kỹ xảo cũng như phát triển năng lực sáng tạo cho người học.

Theo tác giả Bernd Meier 1, phương pháp học gồm có: kĩ thuật tự học; kĩ thuật giao tiếp và hợp tác; kĩ thuật sáng tạo). Trong kĩ thuật dạy học, bao gồm:

1. Theo Bernd Meier-các phương pháp dạy học hiện đại...Tài liệu tập huấn, Bộ GD &ĐT, 6/2002

Đối với học sinh miền núi, tự học còn có ý nghĩa to lớn, luyện tập cho các em có thói quen lao động trí óc, rèn luyện phẩm chất tự giác, tự giáo dục trong môi trường học tập và trong hoạt động thực tiễn sau này. Trong các trường phổ thông dân tộc nội trú hiện nay, quỹ thời gian dành cho học tập, sinh hoạt ngoài giờ học chính khoá chiếm phần lớn thời gian đào tạo. Trong các dạng hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khoá như: hoạt động vui chơi, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch, hoạt động xã hội..., hoạt động tự học cho học sinh chủ yếu nhằm củng cố, bổ sung, nâng cao, mở rộng kiến thức đã học, phát triển hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh.

Đối với học sinh các trường phổ thông khác ở miền núi, đo nhiều điều kiện chủ quan và khách quan khác nhau, khái niệm tự học còn mơ hồ, nếu có cũng chỉ thông qua sợi dây ràng buộc từ phía giáo viên là các yêu cầu về bài tập về nhà.

Trong một số tài liệu đã đề cập đến khái niệm tự học (tự lực) trong quá trình phát triển nhân cách và được xem như yếu tố quyết định đến cuộc sống tương lai của cá nhân đó. ở một cá nhân cụ thể, có thểở một thời điểm nhất định, do yếu tố khách quan hoặc chủ quan, vai trò cá nhân đã khẳng định được sự trưởng thành của mình mà không cần định hướng của giáo dục nhà trường. Khái niệm tự học, tổ chức tự học

đang đề cập trong tài liệu này chủ yếu xem xét hoạt động tự học trong phạm vi nhà trường (trực tiếp hoặc gián tiếp) có yếu tố tổ chức, dẫn dắt của giáo viên. Việc tổ chức học tập cho học sinh theo hướng tích cực hoá phải căn cứ vào những cơ sở lí luận nhất định. Kết quả nghiên cứu của sinh lý họe thần kinh đã đặt một nền móng quan trọng cho khoa học giáo dục, đã làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa ý thức và

vật chất, vai trò của vật chất đối với sự phát triển ý thức cũng như sự tác động biện chứng của ý thức đối với vật chất. Không có những kết quả nghiên cứu của các khoa họe liên quan đến yếu tố sinh học của con người thì sẽ không có căn cứ xác đáng cho các luận điểm giáo dục. Các nhà nghiên cứu nổi tiếng của chuyên ngành tâm lí học và giáo dục học đều kế thừa các kết quả nghiên cứu của sinh lí học, đặc biệt là sinh lí học thần kinh, lấy đó làm nền tảng cho các nghiên cứu của mình, một mặt đó là quá trình biện chứng, đồng thời đảm bảo cho khoa học tâm lý giáo dục không sa vào chủ quan, duy tâm. Dưới đây, trong phạm vi tài liệu này, ta chỉ xem xét các ví dụ liên quan đến vấn đề tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Các thực nghiệm của Páp - lốp và Skinner được tóm lược dưới đây, sẽ là những gợi mởđể các nhà sư phạm suy nghĩ về vấn đề dạy học.

Trong các tài liệu ở phổ thông, ta đều hiểu được ví dụ về thuyết phản xạ có điều kiện. Trong thực nghiệm của Páp - lốp, thức ăn có vai trò là kích thích không điều kiện, đèn sáng khi cho chó ăn được lặp lại nhiều lần đã tạo thành phản xạ có điều kiện. Từ thí nghiệm của Páp - lốp, đã cho ta thấy: hoạt động dạy thực chất là thành lập những phản xạ có điều kiện, hình thành những kinh nghiệm hành động. Học là hình thành phản xạ trả lời mới chưa có trong vốn phản xạ không điều kiện được di truyền. Nội dung dạy là áp đặt, do người dạy quyết định. Mô hình trên đây có ưu điểm là: tiết kiệm, hiệu suất lý thuyết cao, và dạy dễ dàng; tuy nhiên có nhiều hạn chế. người học ít được quan tâm; kết quả là mục tiêu phát triển người học không đạt được Ngoài ra, còn nhiều hạn chế khác: áp đặt cho người học và phần lớn nhận được sự phản hồi (qua kiểm tra, đánh giá) một khối lượng kiến thức

ít hơn khối lượng kiến thức người thầy bỏ ra. Hoặc nếu dạy theo kiểu chủ yếu là đọc - chép - tái hiện, khi giáo viên ra đề thi chỉ cần hơi khác vấn đề một chút, lập tức sẽ nhận được kiến thức cũ, không liên quan đến yêu cầu của đề (nếu có thì chỉ thay đổi chút ít). Thậm chí có hiện tượng hỏi một vấn đề tương tự, người học phản hồi nguyên xi nội dung đã học (lạc đề vì không hiểu bản chất của câu hỏi). Nói một cách hình ảnh thì mặc dầu không có thức ăn, chỉ bật đèn, con chó (trong thí nghiệm dạy chó của Pác - lốp) cũng tiết nước bọt. Việc dạy học theo cơ chế này, rõ ràng là có nhiều hạn chế, người học thụ động, chờđợi ở người dạy chân lý và do đó, cách kiểm tra đánh giá cũng chỉđòi hỏi sự tài hiện ở người học, ít phát triển sáng tạo cho người học.

B.F. Skinner (nhà Tâm lí học của Mĩ) đã thực nghiệm dạy chim bồ câu như sau:

VDI. Chim nhốt trong lồng, rải vào đó các hạt màu giống nhau (khác về màu sắc), hạt vàng (ăn được) những hạt màu khác không ăn được. Bồ câu mổ nhiều lần và phát hiện: "hạt vàng ăn được", trong quá trình phát hiện điều này, đã thử,

thấy sai (không ăn được) thì làm lại, chỉ khi nào tìm ra cái

đúng (hạt ăn được). Nếu hiểu trong quá trình này, có quá trình nhận thức diễn ra thì quá trình nhận thức đã có sự linh hoạt và chủ thể tự do lựa chọn các nội dung theo mục đích của chủ thể.

VD2. Nhốt chuột vào hộp có lẫy mà khi chuột vô tình

chạm vào lẫy thức ăn sẽ bật ra, từ chỗ tình cờ, chuột "biết" được hành vi dẫm vào lẫy sẽ có thức ăn, do đó nó đạp liên tục vào lẫy đểđược ăn.

học): - Tự học, tự tìm kiếm tri thức bằng hành động học có lựa chọn theo mục đích. Thoạt đầu có thể là ngẫu nhiên, song về sau sẽ tạo lập được ý thức cho chủ thể, ý thức sẽ chi phối hoạt động tiếp theo của chủ thể.

Phát triển kinh nghiệm của người học để dạy học, giáo viên phải cung cấp cho học sinh cơ hội, hoặc tạo môi trường, tình huống để người học tự chủ, phát triển kinh nghiệm của mình.

- Trong quá trình tự học, người học tự tìm kiếm kiến thức, chấp nhận kết quả sai, song điều quan trọng là biết cách làm lại, tìm đến kết quảđúng.

- Nội dung học tập cần phù hợp với lợi ích của người học, kiến thức được tìm ra bằng chính hoạt động của bản thân người học sẽ chắc chắn hơn. Điều quan trọng là người học trong quá trình tìm kiếm tri thức họ có được nội dung kiến thức, có được cách thức tìm ra kiến thức cho mình.

Tuy nhiên, bao trùm lên các quá trình đó là sự định hướng, mà ta gọi là tổ chức tự học cho người học.

Những căn cứ khoa học về dạy học tích cực trên đây sẽ giúp chúng ta nhìn nhận việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay cần thay đổi căn bản về nguyên tắc chứ không chỉ dừng ở việc "cải tiến". theo kiểu gia tăng hoặc thêm bớt tuỳ tiện.

Theo triết học m(ác-xít, với sự xuất hiện mâu thuẫn cơ bản, bên trong của quá trình (tự nhiên và xã hội, tư duy) và việc giải quyết mâu thuẫn đó sẽ tạo động lực cho sự phát triển; yếu tố bên ngoài là điều kiện, môi trường cho sự phát triển. Theo lý luận giáo dục, sự hình thành và phát triển nhân cách gồm nhiều yếu tố chi phối, ảnh hưởng và vai trò của

các yếu tố đó cũng sẽ khác nhau. Yếu tố sinh học là nền tảng, yếu tố môi trường là quyết định, trong đó yếu tố giáo dục là chủđạo, thì vai trò của hoạt động cá nhân (nội lực) là quyết định trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Thực tiễn trong hoạt động xã hội đã giúp chúng ta sáng tỏđiều này và do vậy điều quan trọng của giáo dục là phải phát triển ở chủ thể (người học) một năng lực mới, một động cơ rõ ràng và tạo ra sự kích thích tích cực để họ phát húy tối đa hoạt động của bản thân.

Quá trình dạy học là một hệ thống luôn vận động phát triển không ngừng. Toàn bộ hệ thống này, trong đó có hệ thống con là quá trình học tập của học sinh cũng luôn ở trạng thái vận động và phát triển. Các quá trình nhận thức, đặc biệt là tư duy, các thuộc tính tâm lý, xúc cảm, tình cảm, ý chí, xu hướng, động cơ... có trở thành sâu sắc, hoàn thiện hay không phụ thuộc vào mức độ và chất lượng hoạt động của chủ thể. Chẳng hạn, nếu chỉ "học" mà không "tập" tức là xa rời thực tiễn, học không gắn với hành, sẽ trở nên giáo điều vô ích, không phát triển được toàn diện. Như vậy, “hành” tức là vận động,. là phát triển của "học"; ngược lại nếu không phối hợp giữa học và hành, sẽ chỉ là kinh nghiệm chủ nghĩa, rơi vào chủ nghĩa hành vi thuần tuý, thiếu sự soi sáng của lí luận. Các nhà lí luận dạy học đều thừa nhận, sự phát triển ở người học, trong người học, bằng hoạt động học tập và lao động ở thực tiễn là kết quả cao nhất của dạy học. Do đó, muốn tạo ra sự vận động liên tục không ngừng ở người học, nội dung ngày càng phải cao hơn, hoạt động càng phải đa dạng hơn về phương pháp và hình thức, đặc biệt là yêu cầu dạy học của giáo viên phải cao hơn, liên tục nâng cao yêu cầu và tạo điều kiện để người học vươn lên không

ngừng.

Điều quan trọng trong dạy học là việc chủđộng tạo ra các mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn bên trong và giải quyết nó là một việc có thể làm được ở các mức độ khác nhau. Điều này khác với các quá trình tự nhiên - sinh học, cũng có thể tạo ra các sản phẩm theo ý định của người tiêu dùng sản phẩm ấy, song ít nhiều nó phá vỡ quy luật của tự nhiên đó là quy luật chọn lọc tự nhiên. Đối với giáo dục con người, đặc biệt là dạy học, thì việc người dạy có thể tác động vào đối tượng ở một mức độ nhất định, kết quả cuối cùng là ở người học - người học được phát triển toàn diện, và dù bằng cách giáo dục đào tạo thế nào ta cũng phải xem xét dưới quan điểm của triết học mác - xít: "bản chất con người, trong tính hiện thực của nó là tổng hoà các mối quan hệ xã hội".

Việc tạo ra các mâu thuẫn cơ bản trong quá trình dạy học thực chất là xây dựng hệ thống vấn đềđể dạy học; vấn đề lớn được nêu ra và được chia nhỏ thành các nhiệm vụ phải giải quyết; do đó giữa yêu cầu nhiệm vụ và trình độ hiện có của học sinh luôn có mâu thuẫn biện chứng. nhiệm vụ của giáo viên ở khâu này được ví như là việc nâng mức "xà" cho học sinh nhảy cao (mức xà cho từng đối tượng học sinh theo yêu cầu, vừa sức song phải đảm bảo yêu cầu phát triển, tức là liên tục nâng cao hơn trình độ hiện có của học sinh). Việc giúp đỡ học sinh luyện tập để vượt được mức xà phải được chuẩn bị trước đó (quá trình huấn luyện); việc tạo động cơ thúc đẩy và tạo hưng phấn để học sinh có thể vượt qua xà là một nghệ thuật sư phạm. Khi vượt qua các yêu cầu nhiệm vụ tức là học sinh đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách tự giác, và do đó nhiệm vụ của giáo viên lại tiếp tục “nâng mức xà" cho phù hợp. Tuy nhiên, nhiệm vụ của giáo

viên không đơn giản là thao tác "nâng mức xà", để có được tri thức khoa học sư phạm một cách đầy đủ và khoa học phải cần đốn cả một quá trình dạy học lâu dài, với ý thức trách nhiệm cao.

Chúng ta đều biết rằng, hoạt động học xuất hiện trước hoạt động dạy. Nhu cầu học để tồn tại, để sống còn đã xuất hiện từ thời nguyên thuỷ. Nhu cầu ấy trước tiên xuất hiện lẻ tẻ sau thành nhóm, và sự đáp ứng (hướng dẫn, giải đáp) cũng chỉ mang tính chất cá nhân, chưa có ý định rõ rệt. Dần dần, xuất hiện hoạt động dạy, và hoạt động này đã thúc đẩy hoạt động học bởi tính định hướng mục tiêu rõ rệt, việc thiết lập nội dung và phương pháp dạy ngày càng trở nên cấp bách. Hình thức thoạt đầu là cá nhân, sau đến nhóm rồi đến thời kỳ công nghiệp đòi hỏi phải đào tạo hàng loạt nhân công dẫn đến hình thức lên lớp- bài như ngày nay.

Dù ở hình thức nào thì vai trò của người học vẫn được đề cao bởi mục tiêu học được xác định trước hết bởi động cơ tự thân, cho bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của các hình thức dạy học, dần dần qua thời gian và đặc biệt là sự hối thúc của tính hiệu quả nhanh của nền kinh tế - xã hội, đã đòi hỏi dạy học phải nhanh chóng trang bị cho người học kiến thức mới, kỹ năng mới, rồi tính định hướng của dạy học được ông thầy quán xuyến và "nhập" vào làm một. Từ đó xuất hiện các xu hướng: dạy học hướng vào nội dung; dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm.

Nói cách khác, vì nhiều lý do khác nhau mà xã hội đã làm biến đổi từ quan niệm đến cách tổ chức dạy học có xu hướng lệch đi so với ý nghĩa ban đầu của nó. Nhu cầu học cái gì, học thế nào, chỉ học cái mà người học cần (tất nhiên còn phải phụ thuộc sự đòi hỏi của xã hội) đã bị áp đặt, bị

thay thế bằng sự nhồi nhét, "cải tiến" thiếu căn cừ khoa học và do vậy, người học mất đi hứng thú, làm biến đổi động cơ

Một phần của tài liệu Phương pháp tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)