Các biện pháp tổ chức dạy học cho học sinh

Một phần của tài liệu Phương pháp tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi (Trang 60 - 69)

3.1. Khái niệm biện pháp

Trong khoa học giáo dục, chúng ta thường sử dụng thuật ngữ phương pháp và biện pháp. Theo các nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học như William S.Garay và Purench1 có thể william S. Garay- L'enseignement de la lecture et de

l'écriture. NESCO, 1956.

Xác định thứ bậc các thuật ngữ: Phương pháp luận >

phương pháp > biện pháp. Cùng một nguyên tắc sư phạm nhưng cách tiếp cận khác nhau có thể dẫn tới các biện pháp khác nhau. Chẳng hạn, trong dạy ngoại ngừ có nguyên tắc sư phạm: "cần gây hứng thú tối đa ở học sinh và gây sự chủ

động tham gia bài học của học sinh" trong dạy học. Vì vậy,

hội thoại trở thành biện pháp cơ bản trong giảng dạy ngoại ngữ.

Thuật ngữ biện pháp được sử dụng theo hai mức độ: Biện pháp vĩ mô và biện pháp vi mô. Biện pháp vĩ mô có tính chất định hướng, chỉđạo, có tính khái quát cho một lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Chẳng hạn, các biện pháp cải tiến nội dung chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo, các biện pháp vĩ mô chứa đựng những yêu cầu sư phạm, quy định cách thức tác động liên quan đến mọi hoạt động giáo dục, dạy học, thường có tác dụng: cải tiến, sắp xếp lại các biện

pháp hiện có, kết hợp thành một hệ thông; xây dựng những yêu cầu tổ chức sư phạm mới, tô chức các điều kiện đảm bảo.

Trong thực tế, quá trình tổ chức dạy học bao gồm việc sắp xếp các cách thức, biện pháp sư phạm thích hợp được tiến hành đồng thời với biện pháp giáo dục trong mối quan hệ biện chứng. Điều đó cũng có ý nghĩa là chức năng của giáo viên phải đồng thời làm tốt hai nhiệm vụ dạy học và giáo dục (dạy chữ, dạy người).

Biện pháp vi mô trong tổ chức dạy họe gồm những con đường, cách thức tác động của các lực lượng giáo dục được xây dựng có cơ sở khoa học, đảm bảo tính khả thi, nhằm giúp học sinh giải quyết những nhiệm vụ học tập cụ thể trong điều kiện, phạm vi nhất định về thời gian, phù hợp với trình độ của học sinh. Các biện pháp vi mô được thực hiện trên môn học, trong phạm vi biện pháp vĩ mô nhằm nâng cao chất lượng học tập của họe sinh, tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức, rèn luyện kỹ năng cụ thể trong hoạt động học của học sinh.

Từ góc độ phương pháp luận, khái niệm biện pháp giáo dục được hiểu như những định hướng chung, quan điểm chung cho một lĩnh vực giáo dục xác định. Từ góc độ lí luận dạy học, khái niệm biện pháp được hiểu như một hệ thống kết nối giữa định hướng chung của lí luận dạy học với hoạt động dạy học cụ thể của giáo viên. Khái niệm biện pháp có khi được hiểu là các tháo tác, thủ thuật, cách thức dạy học của giáo viên trong hoạt động dạy học.

Chúng tôi xác định khái niệm biện pháp tổ chức dạy học

là những cách thức sư phạm được sắp xếp một cách khoa học, tổ chức thực hiện nhằm mục đích giúp cho học sinh có điều kiện học tập tốt nhất, hoàn thành nhiệm vụ tự học, căn cứ vào đặc điểm nhận thức, trình độ tư duy, khả năng ngôn ngữ của học sinh, sử dụng môi trường học tập thuận lợ để phôi hợp hoạt động tự học của học sinh với các hình thức học tập ngoài giờ lên lớp khác.

Thực hiện các biện pháp tổ chức dạy học còn phải căn cứ vào đặc điểm, điều kiện môi trường, không gian và thời gian của việc tổ chức học tập cho học sinh để phân biệt với biện pháp tổ chức dạy học trên lớp và biện pháp tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp, trong đó hình thức quan trọng nhất là tổ chức tự học. Căn cứ vào những yếu tố trên, hoạt động tự học có thể có những đặc điểm khác biệt cơ bản ở chỗ: mức độ tham gia của giáo viên và vai trò của họ vào khâu tự học của học sinh trong điều kiện học tập của học sinh phổ thông đại trà hay học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.

Theo cách tiếp cận lý luận dạy học, các tác giHà Thế Ngữ Đặng Vũ Hoạt, Thái Duy Tuyên, Phạm Viết Vượng...

cho rằng, căn cứ vào số lượng học sinh, thời điểm, không gian, đặc điểm, tính chất hoạt động của giáo viên và học

sinh, mục tiêu của bài học, để phân biệt các hình thức tổ chức dạy học. Các tác giả cũng thống nhất quan niệm chung về hình thức tổ chức dạy học

là cách tổ chức quá trình học tập cho học sinh phù hợp với mục đích, nội dung bài học, nhằm làm cho bài học đạt kết quả tốt nhất. Trong hệ thống trường trung học phổ thông hiện nay, sử dụng 5 hình thức tổ chức dạy học: hình thức lên

lớp; thảo luận; tụ học; phụ đạo; tham quan.

Theo cách tiếp cận lý luận giáo dục, nội dung tổ chức

công tác giáo dục trong nhà trường gồm có 5 mặt hoạt động : Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức.

Giáo dục văn hoá - khoa học.

Giáo dục lao động - kỹ thuật - hướng nghiệp. Giáo dục thể chất.

Giáo dục thẩm mỹ.

(Trong đó các hoạt động: học tập ngoài giờ lên lớp, tự học. ..là những hình thức nằm trong mặt hoạt động giáo dục

văn hoá khoa học).

3.2. Các yếu tố để tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc, miền núi

Trong trường phổ thông vùng dân tộc miền núi hiện nay, biện pháp cơ bản, có tính bao trùm lên các lĩnh vực hoạt động của nhà trường là nâng cao trình độ học vấn, hình

thành kĩ năng học tập cho học sinh, trong đó coi trọng biện pháp nâng cao trình độ tiếng Việt cho học sinh được coi là trọng tâm của quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Từ cách đặt vấn đề như trên, căn cứ vào đặc điểm của hoạt động dạy học cho học sinh dân tộc miền nín,

có thể hiểu khái niệm tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc từ 3 phương diện sau: Phương diện quản lý - tổ chức: tổ chức dạy học được hiểu là sự sắp xếp xây dựng, triển khai bằng các biện pháp sư phạm vĩ mô theo cơ chế điều hành - thực hiện. Từ phương diện này, tổ chức dạy học là sự chỉ đạo, điều khiển tiến trình tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường, chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy và học.

Phương diện nội dung, hình thức tổ chức: tổ chức dạy học chính là quá trình thực hiện nội dung chương trình môn học, thực hiện kế hoạch học tập với hai hình thức cơ bản: học tập chính khoá và tự học

Phương diện phạm vi thời gian, không gian: tổ chức dạy học được tiến hành trong quỹ thời gian chung với hai hình thức học tập: học tập trên lớp và học tập ngoài giờ lên lớp, theo cách tiếp cận này, căn cứ vào đặc điểm môi trường học tập của học sinh, người ta phân chia các hình thức tổ chức dạy học và học tập: chính khoá, ngoại khoá, tự học, tham quan, thực hành - thí nghiệm.

Theo lý luận của khoa học giáo dục, khái niệm "Tổ chức

dạy học" gồm tổ chức dạy và tổ chức học. Trong hình thức học tập ngoài giờ lên lớp, có hình thức tự học là cơ bản, chủ đạo và phải xét nó trong mối quan hệ với các hình thức tổ chức học tập khác. Tổ chức học tập trên lớp và tổ chức học tập ngoài giờ lên lớp là hai bộ phận hữu cơ hợp thành thể thống nhất trong quá trình giáo dục học sinh nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông. Những đặc điểm cơ bản của hai dạng hoạt động này có ý nghĩa làm cơ sởđể tổ chức thực hiện các biện pháp sư phạm thích hợp. Do vậy, các biện pháp tổ chức học tập phải được đặt trong mối quan

hệ biện chứng thống nhất giữa hai dạng hoạt động: học tập chính khoá và học tập ngoài giờ. Mô hình tổ chức học tập trên lớp và ngoài lớp ở trường phổ thông đại trà có những đặc điểm khác biệt với mô hình tổ chức học tập trên lớp và học tập ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông dân tộc nôi trú.

Mô hình A cho thấy: do tính chất phổ thông, đại trà, điều kiện không gian và thời gian có sự tách biệt, nên hai dạng hoạt động tách rời, giáo viên không kiểm soát được thực tế hoạt động tự học của học sinh. Thời gian và không gian tự học (buổi chiều, tối) của học sinh phổ thông chủ yếu ở gia đình. Học sinh tự giác, độc lập, không theo kế hoạch kiểm soát của nhà trường (nhưng có thể có sự kiểm soát của gia đình). Cách thức kiểm tra có khi là duy nhất và có thể kiểm soát được là kiểm tra bài ở bài học của học sinh vào ngày hôm sau. Cách này cũng chỉ gián tiếp đánh giá thực chất chất lượng tự học của học sinh. Đồng thời, hình thức học tập của học sinh chủ yếu là tự học, các hình thức học tập khác

không có tính chất thường xuyên, trực tiếp phục vụ cho tự học. . .

Mô hình B cho thấy: về không gian và thời gian, hai dạng hoạt động trên gắn bó hữu cơ trong môi trường rất thuận lợi. Hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp đều có sự tham gia trực

tiếp của giáo viên, các biện pháp tổ chức học tập trên lớp và ngoài lớp gắn bó chặt chẽ theo môn học.

Đối với hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú hiện nay, áp dụng mô hình B là hoàn toàn hợp lí và đem lại hiệu quả cao. Mô hình trường phổ thông ở miền núi, đác biệt là ở các cấp nhỏ hiện đang coi trọng mô hình học tập cả ngày, hoặc bán trú để tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi cho học sinh.

Theo các tác giả nghiên cứu về hoạt động giáo dục trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, thì hệ thống trường này có nhiều đặc điểm khác biệt như sau:

"Ngoài thời gian lên lớp, thời gian còn lại (cả ngày nghỉ chủ nhật) đều thuộc phạm vi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. ở trường phổ thông đại trà hiện nay, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ yếu diễn ra ở gia đình, làng bản, còn ở trường phổ thông dân tộc nội trú, những hoạt động đó diễn ra chủ yếu trong nhà trường. Mối quan hệ giữa nhà giáo dục và học sinh ở trường phổ thông' dân tộc nội trú là trực tiếp và toàn diện, ở trường phổ thông là gián tiếp và thông qua gia đình, tập thể học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giở bổ sung kiên thức cho học sinh với những hình thức tác động đa dạng và phức tạp: Tác động trực tiếp đến học sinh (tự học); thông qua các hình thức tổ chức khác; sự tác động diễn ra hàng ngày, tuần, tháng, năm, liên tục, sự

tác động mang đặc trưng yêu cầu su phạm cao..."1.

Từ những đặc điểm cơ bản của hoạt động ngoài giờ lên lớp, bao gồm hoạt động học tập; hoạt động giáo dục. ..ở

trường phổ thông dân tộc nội trú, chúng tôi cho rằng cần làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản sau:

Hoạt động giáo dục ngoài trường là toàn bộ cuộc sống của học sinh được tổ chức để giáo dục, là trách nhiệm của xã hội của gia đình, do nhiều lực lượng tham gia, trường học có vai trò chủ đạo tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục và vai trò của vấn sư phạm.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do giáo viên tổ chức, hướng dẫn, được thực hiện ngoài thời gian học tập chính khoá, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia, kế tục giáo dục chính khoá, mở rộng, đào sâu hoàn thiện kết quả giáo dục trong giờ lên lớp với nhiều hình thức đa dạng: hoạt động vui chơi; hoạt động văn hoá văn nghệ; hoạt động tham quan; hoạt động theo hứng thú khoa học, hoạt động tự học; hoạt động xây dựng tập thể... Theo tác giả Phạm Hoàng

Gia, hoạt động ngoài giờ học của học sinh phổ thông gồm 57 dạng hoạt động có thể phân thành các nhóm:

- Hoạt động phục vụ học tập; - Hoạt động vui chơi, giải trí; - Hoạt động có tính chất dịch vụ; - Hoạt động xã hội;

- Hoạt động phát triển năng khiếu cá nhân...

1. Dẫn theo Trần Sĩ Nguyên (chủ biên) - Công tác giáo dục ở

Hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp của học sinh dân tộc

trường phổ thông dân tộc nội trú có những đặc điểm cơ bản như sau: Gắn bó hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp,

củng cố, bổ sung, hoàn thiện tri thức đã học trên lớp; các hình thức tổ chức học tập đa dạng trong đó chủ yếu là hình thức tự học, học tập kiến thức văn hoá thông qua các hình thức hoạt động khác.

Có sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên, chứa đựng khâu củng cố kiểm tra thường xuyên.

Các hình thức tô chức học tập diễn ra trong môi trường nội trú thuận lợi về điều kiện không gian, thời gian, cơ sở vật chất.. . Một trong những đặc điểm chi phối hoạt động học tập của học sinh dân tộc miền núi là vốn ngôn ngữ là phương tiện đê học tập và môi trường học tập còn hạn chế. Chúng tôi cho rằng, đây là hai vấn đề quan trọng nếu xét ở phương diện dạy học để có thể tổ chức tốt các hình thức dạy học thích hợp cho học sinh vùng dân tộc và miền núi.

Trình độ tiếng Việt của học sinh dân tộc còn thấp, làm trở ngại đến quá trình tiếp thu tri thức, cũng như hoạt động tự học, kỹ năng học tập chung và kỹ năng hoạt động của học sinh. Do vậy, tổ chức tốt các hình thức tổ chức học tập nhằm vào việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh để tạo tiền đề thực hiện các biện pháp khác là một yêu cầu cơ bản.

Môi trường nội trú là yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp tổ chức học tập ngoài giờ lên lớp gắn chặt với các biện pháp tổ chức học tập trên lớp. Nhà trường phổ thông dân tộc nội trú hiện nay có đủ điều kiện để thực hiện các biện pháp tô chức học tập, từ quá trình thực hiện của giáo viên, học sinh đến việc kiểm tra, đánh giá hoạt động

học tập trên lớp và hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp.

Một phần của tài liệu Phương pháp tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi (Trang 60 - 69)