Một số biện pháp cụ thể trong việc tổ chức dạy học cho học sinh dân

Một phần của tài liệu Phương pháp tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi (Trang 69 - 71)

cho học sinh dân tộc, miền núi

Theo kinh nghiệm giáo dục của các trường phổ thông miền núi, có thể xây dựng và thực hiện hệ thống các biện pháp tổ chức dạy học chung sau đây, trên cơ sởđó tổ chức các hình thức học tập hợp lí cho học sinh:

Phân loại trình độ học sinh để bồi dưỡng

Việc phân loại trình độ học sinh phải cụ thể, theo trình độ: giỏi khá, trung bình, yếu kém. Tuy nhiên, việc phân loại này chủ yếu thực hiện trên từng môn học để có phương án giải quyết kịp thời trong dạy học. Tiêu chí phân loại có thể theo vùng, theo nhóm các dân tộc, theo nhóm cùng' sở thích, tuy nhiên, phân nhóm theo học lực, trình độ kĩ năng là cơ bản. Ví dụ khi phân loại trình độ tiếng Việt của học sinh có thể căn cứ vào các tiêu chí sau để bồi dưỡng: nhóm học sinh có kĩ năng phát âm còn yếu kém; nhóm học sinh có kĩ năng dùng từ đặt câu sai; nhóm học sinh có kĩ năng sử dụng sai ngữ pháp. Đương nhiên, khi luyện tập để uốn nắn các kĩ năng trên, phải tác động đồng thời.

Một ví dụ cụ thể cho ta rõ hơn về vấn đề cần thiết phải phân loại học sinh trong dạy học. Chẳng hạn, một khối lượng nước cùng đổ vào 2 bình, nếu không căn cứ vào cách

rót và không rõ được miệng bình to hay nhỏ thì với cách rót như nhau, chúng ta có được khối lượng nước khác nhau; miệng bình to thì hứng được nhiều nước; miệng bình nhỏ thì được ít nước; ngược lại nếu ta có cách rót phù hợp với

miệng bình (to hay nhỏ) thì ta có kết quả như ý muốn (hai bình đầy nước, không kể bình to hay nhỏ). Tuy nhiên nếu

hiểu dạy học như là cách rót nước như ví dụ trên là chưa đủ, bởi vấn đề cần lưu ý là phải có cách tác động phù hợp với

đối tượng, phải nghiên cứu trước đối tượng thì sẽ đạt được kết quả tốt nhất.

* Thông qua hình thức tụ học, rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh

Để thực hiện tốt biện pháp này, cần tổ chức tốt giờ học chính khoá, coi đây là điều kiện quan trọng hàng đầu để tổ chức tốt tự học; tổ chức tốt các hình thức học tập ngoài giờ lên lớp phong phú và đa dạng. Trong các hình thức đó, coi trọng hoạt động hướng vào nhiệm vụ học tập, rèn luyện kĩ năng học

tập cho học sinh. Thu nhận kịp thời thông tin ngược trong quá trình tự học của học sinh bằng hình thức phiếu học tập. Không thể có được kĩ năng tự học tốt nếu học sinh không tham gia tích cực vào quá trình này. Đồng thời, giờ học chính khoá được chuẩn bị tốt là tiền đề quan trọng để tổ chức tự học có hiệu quả.

* Khắc phục ảnh hưởng không tích cực của sự giao thoa

ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ khoa học cho học sinh Mọi giáo viên phải thực hiện biện pháp này đồng thời ở mọi nơi, mọi lúc. Trong quá trình học tập của học sinh dân tộc, ngôn ngữ tiếng Việt là công cụ cơ bản để học tập; tuy nhiên sự ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹđẻ có tác động hạn chếđối với việc tiếp thu ngôn ngữ phổ thông. Do đó, trong việc thực hiện biện pháp này, phải tập trung chú ý đến việc phát triển

ngôn ngữ khoa học cho học sinh trong quá trình học tập nhằm rèn luyện tư duy logic, tư duy khái quát, rèn luyện cách nói, giao tiếp chuẩn mực cho học sinh. Khả năng tư duy

độc lập (yếu tố quan trọng cần thiết cho tự học) đòi hỏi phải có các điều kiện nhất định, đặc biệt là ngôn ngữ.

* Xây dựng môi trường học tập hợp lí cho học sinh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học tập tiếng Việt

Môi trường học tập đối với học sinh dân tộc có 2 loại:

môi trường nội trú thuận lợi, học sinh được ăn ở tập trung, được tổ chức tự học có sự điều khiển của giáo viên; môi

trường học tập tại gia đình của học sinh dân tộc hiện nay nhìn chung không thuận lợi, do các điều kiện địa lí, kinh tế, giao tiếp, trình độ giáo dục trong gia đình. . . . Mặc dầu hiện nay, nhiều gia đình (đặc biệt là các gia đình cán bộ, công chức) đã có ý thức tăng cường chất lượng tự học trong gia đình cho con em mình, song phần lớn học sinh dân tộc không được học trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, do đó có nhiều khó khăn về điều kiện học tập, đặc biệt là tự học. Việc học tiếng Việt còn thiếu môi trường giao

tiếp thiếu các quan hệ gian lưu và môi trường khoa học kĩ thuật, tài liệu sách báo không phong phú và thông tin chậm.

Hệ thống các biện pháp chung trên đây phải được thực hiện trước và đồng bộ, trên cơ sởđó các biện pháp tổ chức học tập cụ thể trên các môn học mới thực hiện được.

Chúng ta đều thống nhất rằng: không có hình thức dạy học nào là tối ưu cho tất cả các đối tượng, chủ yếu nó phụ thuộc vào mô hình tổ. chức và quản lí từng loại hình trường; Do đó, các biện pháp tổ chức học tập cho học sinh dân tộc miền núi cũng phải thích hợp với mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú và trường phổ thông đại trà.

Một phần của tài liệu Phương pháp tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi (Trang 69 - 71)