Các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn đầu tư để phát triển ngành rau quả của tỉnh lâm đồng đến năm 2020 (Trang 48 - 55)

2.3. Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trong ngành rau quả

2.3.4Các chỉ tiêu

2.3.4.1 Giá trị sản xuất:

Bảng 2.12: Giá trị sản xuất ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng năm 2005

Chỉ tiêu Số lượng Giá trị

Giá trị sản xuất rau quả theo giá thực tế

Trong đĩ: - Rau

- Cây ăn quả

1.152.839 triệu đồng

1.036.949 triệu đồng 115.890 triệu đồng

Thực hiện vốn đầu tư

trực tiếp của nước ngồi

3.173.238 USD

Xuất khẩu trực tiếp, như: 13.763,8 tấn 12.588.000 USD

- Súp lơ 120 tấn 112.800 USD

- Bắp cải 3.982 tấn 618.700 USD

- Rau diếp, xá lách cuộn 224 tấn 171.000USD

- Khoai tây 116 tấn 97.900 USD

- Củ cải 192,1 tấn 245.400 USD

- Các loại rau đậu 345,5 tấn 391.400 USD

- Khoai lang 2.642,4 tấn 2.111.300 USD

- Các loại rau khác 6.141,8 tấn 8.839.500 USD

(Nguồn: Niên giám Thống kê Năm 2007 của Tỉnh Lâm Đồng)

Năm 2005, tỉnh Lâm Đồng với diện tích trồng rau là 29.378ha đạt sản lượng 748.111 tấn, cung cấp chủ yếu cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, người trồng rau phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư lớn; sản xuất theo quy mơ hiện đại..., lại phải đáp ứng được các yêu cầu cao của hàng hĩa xuất khẩu nên theo như bảng số liệu ở trên, giá trị xuất khẩu rau quả của tình Lâm Đồng trong năm 2005 chưa cao. Một nguyên nhân nữa là do tổ chức sản xuất của chúng ta chưa phù hợp, khơng cĩ vùng chuyên canh lớn và chất lượng chưa đồng đều.

Khĩ khăn về vốn, người trồng rau cịn bị sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi. Năm 2003, một doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi đã xây dựng quy trình sản xuất rau trong nhà plastic rộng hơn 100ha. Sản xuất

theo quy trình khép kín, ứng dụng đồng bộ cơng nghệ cao nên rau của họ chất lượng, mẫu mã tốt. Xếp bên cạnh các sản phẩm của họ, rau của nơng dân "lép vế" hẳn.

Để cạnh tranh với doanh nghiệp này, một số hộ nơng dân ở Đà Lạt cũng đã mạnh dạn đầu tư vốn, cơng nghệ để xây dựng trang trại trồng rau, hoa cao cấp. Tuy nhiên, "do thiếu thơng tin về giá cả, nhu cầu thị trường nên nơng dân sản xuất khơng cĩ kế hoạch dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu trong cùng một thời điểm. Bên cạnh đĩ, các sản phẩm rau của nơng dân chưa đa dạng về chủng loại, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nên thị trường tiêu thụ hẹp, khơng ổn định.

Để cĩ thể cạnh tranh với những sản phẩm rau quả của những doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi, người nơng dân đã từng bước tháo gỡ giành lại ưu thế cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng cơng nghệ sản xuất mới, trồng hoa trong nhà plastic hạn chế được những tác động của thời tiết. Hơn nữa, sử dụng hệ thống tưới nước, tưới phân tự động, sử dụng phân bĩn cĩ nguồn gốc sinh học, hữu cơ, nuơi thả ong ký sinh trùng... đã tạo ra những sản phẩm cĩ chất lượng cao, rau mướt hơn, xanh hơn, củ quả to, đều, đẹp.

Nơng dân sản xuất được hàng chất lượng cao, dù khơng quảng cáo nhiều, các nhà buơn cũng tìm đến đặt mua. Những sản phẩm rau cao cấp này đã nhanh chĩng "len chân" vào các nhà hàng, siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh, một số cĩ mặt trong các lơ hàng xuất khẩu sang Nhật, Đài Loan, Singapore và một số nước châu Âu.

Bảng 2.13: Giá trị sản xuất ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng năm 2006 Chỉ tiêu Số lượng Giá trị

Giá trị sản xuất rau quả theo giá thực tế

Trong đĩ: - Rau

- Cây ăn quả

1.757.686 triệu đồng

1.608.651 triệu đồng 149.035 triệu đồng

Thực hiện vốn đầu tư

trực tiếp của nước ngồi

4.001.123 USD

Xuất khẩu trực tiếp, như: 15.240,2 tấn 10.374.700 USD

- Súp lơ 35 tấn 28.800 USD

- Bắp cải 5.633 tấn 798.900 USD

- Rau diếp, xá lách cuộn 373 tấn 180.000USD

- Khoai tây 231 tấn 194.000 USD

- Củ dền 41,6 tấn 16.400 USD

- Các loại rau đậu 552,5 tấn 549.500 USD

- Khoai lang 3.149 tấn 2.930.100 USD

- Các loại rau khác 5.225,1 tấn 5.677.000USD

(Nguồn: Niên giám Thống kê Năm 2007 của Tỉnh Lâm Đồng)

Nhìn vào bảng số liệu năm 2006, rõ ràng chúng ta thấy giá trị sản xuất rau cĩ gia tăng hơn so với năm 2005 nhưng vẫn khơng đáng kể (khoảng 34%), và kết quả thực hiện vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi cũng tăng khoảng 20%.

Tình hình thời tiết năm 2006 khơng mấy thuận lợi làm cho giá cả một số mặt hang rau quả tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, nhất là các loại rau xanh ăn lá; vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 là thời điểm cuối mùa khơ, các vùng rau gặp hạn gay gắt nên giá sẽ biến động mạnh nhất. Ví dụ: cải xanh loại ngon giá trụng bình năm 2004 là 2.000đ/kg, thì giá năm 2006 khoảng 3.000đ/kg; hay như rau xà lách giá trung bình năm 2005 là 3.500đ/kg nhưng năm 2006 cĩ những lúc cao điểm giá lên đến 8.000 – 9.000đ/kg. Cá biệt hơn cả đĩ là đậu Hà lan, giá trung bình năm 2005 là 10.000đ/kg, sang năm 2006 tăng lên 12.000đ/kg, những ngày cuối tháng 10/2006 giá vọt lên 36.000đ/kg, cao gấp 3 lần so với các tháng khác, một điều gần như ít thấy đối với mặt hang rau xanh.

Do tập quán sản xuất quy mơ nhỏ, thiếu nguồn nguyên liệu chế biến nên chất lượng hàng hố thấp và khơng đồng đều, đặc biệt việc quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất kém trong khi thế giới đang tiến tới sản xuất rau quả sạch, rau quả hữu cơ, yêu cầu khắt khe vệ sinh an tồn thực phẩm. Tham gia WTO, Việt Nam mở cửa thị trường, trong đĩ cĩ thị trường rau quả. Trước hết là cam kết giảm thuế nhập khẩu nơng sản, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nơng sản, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi tham gia dịch vụ phân phối hàng hố, trong đĩ cĩ mặt hàng nơng sản và rau quả.

Mặt khác, do thiếu những thơng tin, khơng cĩ sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và chủ trang trại nên việc tiêu thụ sản phẩm rau quả thường bị động bán giá thấp. Trong năm 2006, ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng đã chủ động đầu tư cơng nghệ, giống mới nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược phát triển của ngành. Đầu tư xây dựng mới nâng cấp một số nhà máy chế biến nước quả cơ đặc, đồ hộp, rau quả động lạnh, với tổng cơng suất 100.000 tấn/năm. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các chi phí đầu vào của sản phẩm tăng cao, trong khi đầu ra cĩ xu hướng giảm. Việc chế biến nơng sản nhằm mục đích giải quyết đầu ra cho nơng dân cịn lợi nhuận khơng nhiều, thậm chí thua lỗ. Đây là bài tốn đặt ra cho các doanh nghiệp ngành rau quả trong giai đoạn tới.

Nhằm khắc phục những khĩ khăn thách thức nêu trên, ngành rau quả của tỉnh đang tích cực cải tiến mẫu mã sản phẩm, giảm cơ cấu nguyên liệu một số mặt hàng; tìm cách nhập khẩu các giống mới cĩ năng suất và chất lượng cao. Ngồi ra, sẽ tăng cường quảng bá thương hiệu thơng qua các hội chợ thực phẩm- đồ uống trong nước và quốc tế để ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, để sản xuất kinh doanh hiệu quả, các địa phương cần sớm quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy.

Bảng 2.14: Giá trị sản xuất ngành rau quả tỉnh Lâm Đồng năm 2007

Chỉ tiêu Số lượng Giá trị

Giá trị sản xuất rau quả theo giá thực tế

Trong đĩ: - Rau

- Cây ăn quả

2.120.824 triệu đồng

1.954.188 triệu đồng 166.636 triệu đồng

Thực hiện vốn đầu tư

trực tiếp của nước ngồi

6.446.858 USD

Xuất khẩu trực tiếp, như: 15.400 tấn 12.732.000 USD

- Súp lơ 36,4 tấn 29.950 USD

- Bắp cải 5.852 tấn 829.960 USD

- Rau diếp, xá lách cuộn 388 tấn 187.240 USD

- Khoai tây 240 tấn 201.560 USD

- Củ dền 43,2 tấn 17.030 USD

- Các loại rau đậu 574 tấn 570.880 USD

- Khoai lang 3.271,7 tấn 3.044.270 USD

- Các loại rau khác 4.994,7 tấn 7.851.110 USD

(Nguồn: Niên giám Thống kê Năm 2007 của Tỉnh Lâm Đồng)

Theo số liệu về tình hình xuất khẩu rau quả của Cục Thống kê Lâm Đồng, Singapore là một thị trường đầy tiềm năng đối với những nhà xuất khẩu rau quả ở đây, với danh mục thực phẩm tiêu thụ rất đa dạng như súp lơ, khoai lang, các loại rau đậu…, vừa đáp ứng cho nhu cầu của cư dân bản địa, vừa đáp ứng cho nhu cầu của khách du lịch. Singapore được đánh giá là thị trường cĩ chính sách nhập khẩu rất thơng thống vì đây là nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu để cung cấp cho người tiêu dùng. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu rau ở Lâm Đồng cần biết những yêu cầu về chất lượng và kiểm dịch rau quả của Singapore. Cơ quan Nơng sản thực phẩm và Thú y Singapore (The Agri-Food and Veterinary Authority – AVA) cĩ trách nhiệm điều chỉnh và đảm bảo sự ổn định, cung cấp đầy đủ an tồn, khơng độc hại và chất lượng sản phẩm tươi. Singapore nhập khẩu rau tươi nhằm cung cấp cho người tiêu dùng và tái xuất khẩu đến các quốc gia khác ở châu Á Thái Bình Dương.

Cĩ thể thấy mức độ ảnh hưởng của các cam kết mở cửa thị trường trong WTO đối với ngành rau quả trong quá trình hội nhập là khá gay gắt. Nhận thức được tầm quan trọng này, Sở Nơng nghiệp Phát triển Nơng thơn Lâm Đồng đã ký thoả thuận với Tập đồn METRO (Đức) , từ nay đến năm 2010, METRO sẽ triển khai dự án phát triển vùng nguyên liệu rau an toàn tại Lâm Đồng với sản lượng thu hoạch từ 25 đến 30 tấn mỗi ngày.

Để đáp ứng tiêu chuẩn rau an tồn đẳng cấp EUREPGAP (một bộ tiêu chuẩn quốc tế gồm 14 tiêu chuẩn và 210 tiêu chí đánh giá nghiêm ngặt về chất lượng rau), phía METRO chịu trách nhiệm huấn luyện nơng dân những kỹ thuật sản xuất rau an tồn như cách quản lý sản xuất, quy trình canh tác rau, quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cơng nghệ bảo quản sau thu hoạch...

Lâm Đồng cũng sẽ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để kiểm tra kịp thời các cơ sở sản xuất rau theo yêu cầu chất lượng của METRO.Như vậy, METRO sẽ mua trực tiếp từ các cơ sở sản xuất rau tại thành phố Đà Lạt và các huyện Đức Trọng, Đơn Dương khoảng 150 đến 250 tấn/tuần để phân phối cho các trung tâm METRO tại các tỉnh, thành ở Việt Nam. Từ sau 2010, mức thu mua sẽ được tăng lên để mở rộng tiêu thụ ở các trung tâm METRO khu vực châu Á và thế giới.

Ngành rau quả của Lâm Đồng cĩ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cả về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, mơi trường...song vẫn cịn nhiều yếu kém rất cơ bản. Trước hết, đĩ là vấn đề về chất lượng. Chất lượng sản phẩm rau quả hiện nay chưa cao; nhiều giống rau quả của Lâm Đồng hiện nay chỉ phù hợp với thị trường trong nước chứ chưa thích hợp cho xuất khẩu. Ngành rau quả của tỉnh chưa phát triển được các bộ giống phong phú với các loại rau quả để phục vụ cho thị hiếu đa dạng của thị trường nội địa và xuất khẩu, tiêu dùng tươi hay phục vụ ngành cơng nghiệp chế biến. Ngồi ra, các vấn đề về bảo quản, đĩng gĩi, chế biến sau thu hoạch vẫn là những hạn chế cố hữu trong ngành này, khiến cho chất lượng và giá cả của rau quả khơng cĩ sức cạnh tranh cao.

Hiện nay cũng như những năm tới, cây rau vẫn giữ vai trị trọng yếu trong sản xuất nơng nghiệp ở Lâm Đồng, giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động. Trong thời gian khơng xa, nơng sản ở Lâm Đồng khơng những đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường mà cịn hướng đi xuất khẩu.

2.3.4.2 Các chỉ tiêu cơ bản của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến rau quả:

Bảng 2.15: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến rau quả

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng doanh thu thuần 111.471.000.000 110.378.333.000 132.236.300.000 Lợi nhuận sau thuế 1.251.000.000 8.284.000.000 833.000.000 Thuế và các khoản đã nộp 7.430.000.000 11.925.067.000 11.315.300.000 Tổng vốn đầu tư 49.745.000.000 74.138.000.000 32.071.600.000

(Nguồn: Niên giám Thống kê Năm 2007 của Tỉnh Lâm Đồng)

Chỉ tiêu sức sản xuất

Với số liệu ở bảng 2.15, ta tính ra được kết quả như sau: Tổng thu nhập Sức sản xuất =

Tổng số vốn sản xuất

Chỉ tiêu sức sản xuất phản ánh một đồng vốn sản xuất đem lại bao nhiêu đồng vốn thu nhập. Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào càng cao. Với kết quả trên cho thấy năm 2005 cứ 1 đồng vốn đầu tư thì được 2,241 đồng thu nhập, trong khi kết quả này trong năm 2006 giảm xuống cịn 1,489 đồng. Như vậy, sức sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến rau quả ở tỉnh Lâm Đồng năm 2006 giảm sút hơn hẳn so với năm 2005 mặc dù các doanh nghiệp tăng mức đầu tư cao hơn 24.393.000.000 đồng nhưng tổng doanh thu thuần giảm đến 1.092.667.000, do sức cạnh tranh của các sản phẩm kém, cụ thể vì giá cả các yếu tố đầu vào tăng mạnh trong năm 2006, số lượng tiêu thụ giảm do các địa phương khác cũng đang đẩy mạnh phát triển các vùng rau sạch để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ của địa phương. Chính vì lý do đĩ mà năm 2007, các doanh nghiệp hạn chế đầu tư vào lĩnh vực rau quả, tổng số vốn đầu tư giảm hẳn xuống cịn 32.071.600.000đ. Một điều đáng ngạc

111.471.000.000 Sức sản xuất năm 2005 = 49.745.000.000 = 2,241 110.378.333.000 Sức sản xuất năm 2006 = 74.138.000.000 = 1,489 132.236.300.000 Sức sản xuất năm 2007 = 32.071.600.000 = 4,123

nhiên là trong năm này, tổng doanh thu thuần lại đạt được ở mức cao 132.236.300.000đ, nghĩa là hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp rất tốt.

Chỉ tiêu suất sinh lời:

Cũng từ số liệu ở bảng 2.15, ta tính được kết quả sau: Lợi nhuận sau thuế Suất sinh lời của tổng tài sản

(ROA - Return on total assets) = Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu suất sinh lời phản ánh một đơn vị yếu tố đầu vào hay một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất cĩ thể đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn thì chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao. Như vậy, trong năm 2005 cứ 1 đồng đầu tư mang lại chỉ cĩ 0,025 đồng lợi nhuận, và kết quả này là 0,112 đồng trong năm 2006, năm 2007 là 0,026. ROA của ngành quá bé chứng tỏ việc đầu tư cho sự phát triển của ngành rau quả của tỉnh chưa thỏa đáng mặc dù qua sự phân tích ở trên cho thấy đây là một trong những ngành cĩ nhiều thế mạnh của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn đầu tư để phát triển ngành rau quả của tỉnh lâm đồng đến năm 2020 (Trang 48 - 55)