Năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty travel indochina trong thu hút khách vào việt nam giai đoạn 2011 2015 (Trang 27 - 31)

2.1.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp a. Khái niệm

Cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu thống

Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và

trình độ phát triển trong từng thời kỳ.

Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa

các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.

Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức

cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và các phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.

Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau:

“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.”

Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ

thực lực của doanh nghiệp. Đấy là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về cơng nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… một cách riêng biệt mà còn đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những

điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua

việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh

đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi

thế so sánh với đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e chưa đủ, bởi trong điều kiện tồn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngồi đơi khi là yếu tố quyết định. Thực tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, khơng có lợi thế nội tại,

thực lực bên trong yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Do đó, phân tích năng lực cạnh tranh địi hỏi phải có quan

điểm toàn diện, đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau và đặt doanh nghiệp

trong một môi trường kinh doanh cụ thể.

b. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tổng hợp các trường phái lý thuyết, thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được xác định trên 4 nhóm yếu tố sau:

- Chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chun mơn hóa các đầu vào

- Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp

- Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ

- Vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

Theo Michael Porter thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm bốn yếu tố:

a. Các yếu tố bản thân doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về con người

(chất lượng, kỹ năng); các yếu tố về trình độ (khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị

trường); các yếu tố về vốn… các yếu tố này chia làm 2 loại:

* Loại 1: các yếu tố cơ bản như: môi trường tự nhiên, địa lý, lao động; * Loại 2: các yếu tố nâng cao như: thơng tin, lao động trình độ cao…

Trong đó, yếu tố thứ 2 có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp. Chúng quyết định lợi thế cạnh tranh ở độ cao và những cơng nghệ có tính độc quyền. Trong dài hạn thì đây là yếu tố có tính quyết định phải được đầu tư một cách đầy đủ và đúng mức.

b. Nhu cầu của khách hàng: Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát

triển của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, khơng một doanh nghiệp nào có khả năng thõa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt nhất những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những địi hỏi của khách hàng. Thông qua nhu cầu của

các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình. Nhu cầu khách hàng cịn có thể gợi mở cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mời. Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh

nghiệp là người trước tiên có được lợi thế cạnh tranh.

c. Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ: Sự phát triển của doanh nghiệp

không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như: thị trường tài chính, sự phát triển của công nghệ thông tin… Ngày nay, nhờ cơng nghệ thơng tin, khách du lịch có thể đặt tour ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào.

d. Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh:

Sự phát triển của hoạt động doanh nghiệp sẽ thành công nếu được quản lý và tổ

chức trong một môi trường phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của

nó. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự cải tiến và thay đổi nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Trong bốn yếu tố trên, yếu tố 1 và 4 được coi là yếu tố nội tại của doanh

nghiệp, yếu tố 2 và 3 là những yếu tố có tính chất tác động và thúc đẩy sự phát triển của chúng. Ngồi ra, cịn hai yếu tố mà doanh nghiệp cần tính đến là những cơ hội và vai trị của Chính Phủ. Vai trị của Chính Phủ có tác động tương đối lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là trong việc định ra các chính sách về công nghệ, đào tạo và trợ cấp.

2.1.3.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả các yếu tố, điều kiện thuận lợi và khó khăn, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Người ta có thể phân loại mơi trường theo những tiêu thức khác nhau, ví dụ như mơi trường tự nhiên và môi trường xã hội, môi trường kinh tế và mơi trường chính trị… Nhưng cách phân loại môi trường kinh doanh phổ biến nhất là: môi trường bên trong (nội bộ doanh nghiệp), môi trường vi mô hay môi trường trực tiếp (môi trường cạnh tranh) và môi trường vĩ mô (mơi trường bên ngồi)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty travel indochina trong thu hút khách vào việt nam giai đoạn 2011 2015 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)