5. Kết cấu của luận văn 2
2.1. Giới thiệu chung về DRD 19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 20
Nhằm góp phần vào cơng cuộc hỗ trợ NKT chung của cả nước, Chương trình Khuyết tật và Phát triển (viết tắt theo tiếng Anh là DRD1) được hình thành vào ngày
Quốc tế người khuyết tật 3/12/2005, trực thuộc Trung tâm Thực hành Công tác xã hội, khoa Xã hội học – trường đại học Mở TP.HCM dưới sự tài trợ của Ford Foundation.
Đến ngày 07/05/2010 Chương trình Khuyết tật và Phát triển đã chính thức trở
thành trung tâm Khuyết tật và Phát triển trực thuộc bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số A-906, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, mã số thuế riêng, tài khoản riêng và nguồn vốn riêng.
Ban đầu DRD chỉ có 05 thành viên, và tồn bộ nhân viên đều là NKT sau đó
ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động ra các tỉnh miền Nam Việt Nam
và hiện nay DRD đã có 60 nhân viên và tình nguyện viên. Quá trình phát triển được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: (3/12/2005 – 31/12/2007)
DRD mới chỉ cung cấp một số dịch vụ như tổ chức các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức cho NKT và nâng cao nhận thức của cộng đồng về NKT, cung cấp dịch vụ giới thiệu việc làm cho NKT. Phạm vi hoạt động của DRD chỉ tập trung khu vực
TP.HCM và một số tỉnh lân cận Giai đoạn 2: (1/1/2008 – nay)
DRD mở phát triển thêm các dịch vụ như hỗ trợ học bổng, dịch vụ hỗ trợ người khiếm thính, dịch vụ tập huấn, dịch vụ café, ca nhạc, dịch vụ hỗ trợ cá nhân cho NKT, dịch vụ hỗ trợ vốn cho NKT sản xuất kinh doanh, buôn bán nhỏ. Phạm vi hoạt động
của DRD không chỉ ở TP.HCM và các tỉnh lân cận mà được phát triển, mở rộng ra 20 hội nhóm của NKT ở các tỉnh miền Nam Việt Nam như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Vũng Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng
Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau