Sơ lược về Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao vai trò của tín dụng ưu đãi đối với chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh đồng nai (Trang 54 - 55)

- Về các xã nghèo, vùng nghèo: Toàn tỉnh có 40 xã thuộc khu vực II ,8 xã

2.2. Sơ lược về Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai.

Nhằm thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) do Liên hiệp quốc phát

động và cam kết về một thế giới khơng có nghèo đói; nhằm mục đích cùng cộng đồng quốc tế chống đói nghèo. Xuất phát từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội của

Việt Nam, xuất phát từ đòi hỏi của xã hội, ngồi đối tượng hộ nghèo ra thì cịn nhiều đối tượng khác trong xã hội đòi hỏi được thụ hưởng các chính sách tín dụng

tâm đến các đối tượng này. Nhằm tập trung các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động vào một đầu mối để chăm lo cho người nghèo và các đối tượng chính

sách khác và nhằm phát huy hiệu quả các đồng vốn này. Vì vậy, phải thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhằm phục vụ cho các đối tượng này.

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo (NHPVNg) theo Quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày 01/9/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với mục đích triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ theo Nghị định số

78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. Theo tinh thần của quyết định

này thì NHCSXH được sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH là doanh nghiệp Nhà nước đặc thù, trực thuộc Chính phủ, hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận,

được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%

(không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh

toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa

phương, các tổ chức kinh tế, các tổ chức CT-XH, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình, dự

án phát triển KT-XH ở địa phương.

Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, các tổ chức CT-XH hoặc trực tiếp cho vay đến người vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao vai trò của tín dụng ưu đãi đối với chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh đồng nai (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)