Đẩy mạnh việc tập huấn để nâng cao năng lực thực hiện tín dụng ưu đãi cho các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, các Ban quản lý Tổ TK&VV:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao vai trò của tín dụng ưu đãi đối với chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh đồng nai (Trang 85 - 86)

- Về các xã nghèo, vùng nghèo: Toàn tỉnh có 40 xã thuộc khu vực II ,8 xã

CHƯƠNG TRÌNH XĨA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH ĐỒNG NA

3.1.2.2. Đẩy mạnh việc tập huấn để nâng cao năng lực thực hiện tín dụng ưu đãi cho các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, các Ban quản lý Tổ TK&VV:

đãi cho các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, các Ban quản lý Tổ TK&VV:

Phương thức thức cho vay hiện nay của NHCSXH là ủy thác từng phần cho các tổ chức CT-XH. Trong việc phát triển tín dụng ưu đãi để thực hiện chương

trình XĐGN tại tỉnh Đồng Nai hiện nay thì các tổ chức CT-XH, các Tổ TK&VV có vai trị rất quan trọng, quyết định sự thành cơng của tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên,

đây không phải là lĩnh vực chuyên mơn chính của họ và do họ mới tiếp cận với tín

dụng ưu đãi cho nên việc thực hiện các cơng đoạn ủy thác với NHCSXH kết quả cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, phải thường xuyên tập huấn cho các tổ chức CT-XH, Ban quản lý Tổ.

Việc phát triển tín dụng ưu đãi để thực hiện chương trình XĐGN ở tỉnh Đồng Nai đã được thực hiện từ rất lâu. Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình thực hiện,

phương thức cho vay chủ yếu vẫn là ngân hàng trực tiếp cho vay. Việc ủy thác

từng phần cho các tổ chức CT-XH mới được bắt đầu từ năm 2003 (khi NHCSXH

được thành lập) và đối với các tổ chức CT-XH thì đây là nhiệm vụ kiêm nhiệm và

mới mẻ của họ. Vì vậy, họ cũng vừa làm vừa đúc kết kinh nghiệm.

Còn ở các Tổ TK&VV, các thành viên Ban quản lý Tổ thường là các cán bộ

cấp ấp như: Trưởng ấp, phó ấp, Chi hội trưởng, chi hội phó hoặc hộ vay được

người dân tín nhiệm … Công việc thường xuyên của họ là công việc hành chính, cơng việc đồn thể, họ khơng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Vì vậy, các công việc mà Tổ nhận ủy thác liên quan đến hoạt động tín dụng

ưu đãi như: điều hành hoạt động, quản lý tài chính, thu lãi của tổ viên, mở sổ sách

theo dõi hoạt động của các tổ viên … còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đạt hiệu

quả cao, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của việc phát triển tín dụng ưu đãi.

+ Mục tiêu: Bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện tín dụng ưu đãi cho

chương trình XĐGN của các tổ chức CT-XH, các Ban quản lý Tổ.

+ Điều kiện thực hiện: Việc tập huấn đã được thỏa thuận và thống nhất

trong Văn bản liên tịch được ký kết hàng năm giữa NHCSXH và các tổ chức CT- XH nhận ủy thác.

Hàng năm, tại Chi nhánh tỉnh và các Phòng giao dịch huyện tiến hành tổ chức tập huấn cho các tổ chức CT-XH, các Tổ TK&VV để nâng cao năng lực thực hiện tín dụng ưu đãi cho họ. Căn cứ vào Văn bản liên tịch này, NHCSXH tổ chức tập huấn cho các tổ chức CT-XH, các Ban quản lý Tổ về các lĩnh vực trong phát triển tín dụng ưu đãi như: lựa chọn đối tượng cho vay, các biện pháp tận thu lãi,

thu nợ quá hạn, xử lý nợ đến hạn, giám sát việc sử dụng vốn vay, nội dung sinh

hoạt Tổs, mở sổ sách theo dõi kết quả cho vay - thu nợ - thu lãi …

+ Tổ chức thực hiện:

Mặc dù qua 3 năm đầu (2006-2008) của chương trình XĐGN giai đoạn

2006-2010, NHCSXH đã tổ chức tập huấn được cho nhiều lượt cán bộ của các Hội

đoàn thể nhận ủy thác và các thành viên Ban quản lý Tổ. Tuy nhiên, kết quả mang

lại từ việc tập huấn vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi cao của việc phát triển tín dụng

ưu đãi để thực hiện chương trình XĐGN của tỉnh. Các cán bộ Hội đoàn thể và

thành viên Ban quản lý Tổ chưa thực sự là cầu nối để người nghèo tiếp cận với các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, chưa thực sự là chỗ dựa tin cậy cho

người nghèo vươn lên thốt nghèo. Vì vậy, vào đầu năm, Chi nhánh NHCSXH tỉnh nên chỉ đạo các Phòng giao dịch cấp huyện tổ chức tập huấn đồng bộ trên địa bàn tỉnh.

Việc tập huấn phải được tổ chức tập trung, đến tận cơ sở theo địa bàn xã

hoặc cụm xã.

Việc tập huấn phải được tổ chức ít nhất 1 lần/năm với phương châm “Cầm tay chỉ việc”. Việc tập huấn phải được kiểm tra, đánh giá sau khi kết thúc và kết

quả tập huấn phải được thông báo trở lại cho các tổ chức CT-XH và các Tổ

TK&VV để họ biết được kết quả học tập của mình, kết quả tập huấn phải được coi là một tiêu chí để đánh giá chất lượng nhận ủy thác của các tổ chức CT-XH và các Tổ TK&VV đối với việc phát triển tín dụng ưu đãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao vai trò của tín dụng ưu đãi đối với chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh đồng nai (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)